Phát hiện mới về mực ma cà rồng hóa đá với con mồi trên tay
Các nhà cổ sinh vật học tiết lộ một loài mực ma cà rồng chưa từng được biết đến trước đây sống cách ngày nay khoảng 183 triệu năm.
Một con mực ma cà rồng thời hiện đại ở Monterey Canyon, California, ở độ sâu 77 cm. Ảnh: MBARI.
Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Cổ sinh vật học Thụy Sĩ, loài mực mới được xác định, có tên là Simoniteuthis michaelyi, được mô tả là một mẫu vật đáng chú ý bị hóa thạch “với con mồi trên tay”.
Ben Thuy, nhà cổ sinh vật học tại Bảo tàng Quốc gia Lịch sử tự nhiên Luxembourg (LNMNH) và là tác giả của nghiên cứu mới nhất, nói với Newsweek: “Một khía cạnh thực sự thú vị của khám phá này là con mực bị hóa thạch với con mồi trên tay, đây là một trường hợp siêu hiếm gặp về sự tương tác giữa động vật ăn thịt và con mồi bị hóa thạch theo thời gian”.
Mực ma cà rồng (được biết đến với tên khoa học là vampyromorphs) là một bộ động vật chân đầu, vốn bao gồm bạch tuộc, mực nang và các sinh vật liên quan. Vampyromorph bề ngoài giống mực, nhưng chúng có quan hệ gần gũi hơn với bạch tuộc, có 8 cánh tay thay vì 10.
Nhiều loài vampyromorphs tuyệt chủng đã được phát hiện, cho thấy những sinh vật này là thành phần chính của các cộng đồng đại dương thời tiền sử. Nhưng thành viên duy nhất còn sống của bộ này là loài sinh vật biển sâu Vampyroteuthis infernalis – cái tên có nghĩa là “mực ma cà rồng từ địa ngục”.
Loài mực ma cà rồng thời tiền sử được tìm thấy trong một cuộc khai quật do LNMNH thực hiện vào tháng 5/2022 tại Bascharage, phía đông nam Luxembourg. Mẫu vật ước tính có niên đại vào đầu kỷ Jura, kéo dài khoảng 201-174 triệu năm trước.
Video đang HOT
Chuyên gia Ben Thuy cho biết: “Loài này được khám phá dựa trên một phát hiện đặc biệt về một loài động vật chân đầu giống mực hoàn chỉnh bảo quản các bộ phận mềm một cách chi tiết đến kinh ngạc”.
“Khía cạnh khác thường nhất của hóa thạch mới là sự bảo quản tinh tế, bao gồm phần còn lại của các cấu trúc thường không thể hóa thạch như mô cơ, mực hoặc nhãn cầu”.
Simoniteuthis có thể trông giống một con mực ngày nay nhưng có 8 cánh tay. Sinh vật này dài khoảng 38 cm.
“Loài vật này là họ hàng xa và nhiều khả năng trông rất giống loài mực ma cà rồng hiện đại. Vì chúng tôi không còn dấu vết sắc tố hóa thạch nào được bảo tồn nên chúng tôi chỉ có thể suy đoán về màu sắc của con vật khi còn sống”, chuyên gia Ben Thuy nói.
Các nhà khoa học nhận biết từ bằng chứng hóa thạch trực tiếp rằng Simoniteuthis là một loài săn mồi mạnh mẽ. Trên thực tế, mẫu vật được bảo quản với hai con cá nhỏ trong vùng miệng, cho thấy con vật đã chết khi đang ăn bữa ăn cuối cùng.
Tuy nhiên, sống trong một đại dương đầy cá lớn và các loài bò sát biển, Simoniteuthis cũng là con mồi của những kẻ săn mồi khác, theo chuyên gia Ben Thuy.
Simoniteuthis sống ở vùng biển nông dọc theo bờ biển của một hòn đảo nằm ở trung tâm lục địa châu Âu ngày nay. Tình trạng hóa thạch bảo quản tốt một cách đáng chú ý của sinh vật này có thể được giải thích bằng các điều kiện môi trường hiện có trong vùng nước.
“Vùng nước đáy biển thiếu oxy do khí hậu và điều kiện hoàn lưu đại dương vào thời điểm đó giúp xác Simoniteuthis được bảo quản nguyên vẹn thay vì bị những động vật ăn xác cắn xé”, chuyên gia Ben Thuy nói.
“Phát hiện của chúng tôi góp phần nâng cao kiến thức về sinh vật biển kỷ Jura, đặc biệt là về mặt cung cấp bằng chứng hóa thạch trực tiếp về sự tương tác giữa động vật ăn thịt và con mồi thời cổ đại”.
Phát hiện hóa thạch hộp sọ khổng lồ của loài quái vật biển hung dữ nhất kỷ Jura
Hóa thạch dài 2 m, là một trong những mẫu vật hoàn chỉnh nhất từng được tìm thấy của 'quái vật biển' Lliosaur, một trong những loài săn mồi hung dữ nhất kỷ Jura, từng thống trị các đại dương cổ đại cách đây 150 triệu năm.
Hộp sọ của một con quái vật biển khổng lồ được xác định thuộc về loài Pliosaur, đã được khai quật trong một khám phá gần đây trên lưng chừng vách đá dựng đứng cao 15 m ở Dorset, gần Vịnh Kimmeridge, tây nam nước Anh, nơi nổi tiếng với những bờ biển kỷ Jura là di sản thế giới được UNESCO công nhận.
Hóa thạch được phát hiện bởi Philip Jacobs, người đam mê săn lùng các hóa thạch bò sát biển trên bờ biển kỷ Jura trong nhiều thập kỷ. Ông đã liên lạc với nhà cổ sinh vật học địa phương Steve Etches để tiến hành khai quật.
Nhà cổ sinh vật học Steve Etches với hộp sọ Pliosaurus. Nguồn: Jonathan Amos.
Lliosaur là một trong những loài săn mồi hung dữ nhất kỷ Jura, từng thống trị các đại dương cổ đại cách đây 150 triệu năm.
Nhà cổ sinh vật học Etches mô tả, đây là một trong những hóa thạch tốt nhất mà ông từng nghiên cứu, được bảo quản hoàn chỉnh với chất lượng hoàn hảo.
Các nhà sinh vật học đu trên dây để khai quật hóa thạch trên vách đá dựng đứng ở bờ biển Dorset, Anh. Nguồn: Theguardian.
Hộp sọ khổng lồ dài 2m, khoe 130 chiếc răng sắc nhọn, có khả năng gây ra những vết cắn chí tử. Với chiều dài cơ thể 10-12 m, Pliosaur là loài săn mồi từng thống trị đại dương, được ví như loài khủng long bạo chúa dưới nước.
Từ hóa thạch hoàn hảo và hiếm hoi này, các nhà khoa học dự đoán sẽ có được những hiểu biết mới về tập tính, những đặc điểm sinh học về khả năng săn mồi của loài Pliosaur.
Hình họa về loài Pliosaur. Nguồn: Jonathan Amos.
Nhà cổ sinh vật học Etches có kế hoạch trưng bày hộp sọ tại bảo tàng của ông ở Kimmeridge, Anh; đồng thời nhấn mạnh tính cấp thiết của việc hoàn tất việc khai quật để tìm kiếm phần còn lại của bộ xương, do vách đá bị xói mòn nhanh chóng và có khả năng sụp xuống biển.
Nhóm nghiên cứu tin rằng, toàn bộ con Pliosaur có thể vẫn còn ở bên trong vách đá, chứ không chỉ có hộp sọ, bộ phận cho phép tiết lộ nhiều thông tin hơn bất kỳ bộ phận nào khác trong bộ xương của sinh vật.
Loài cá 'ngoài hành tinh' 365 triệu năm tuổi có vết cắn khủng khiếp nhất từng được ghi nhận Loài cá nhiều răng này có thể đã sử dụng bộ hàm không khớp của mình để bẫy con mồi. Loài cá cổ đại lớn Alienacanthus có vết cắn khổng lồ. Các nhà khoa học gần đây đã phát hiện ra một loài cá hóa thạch cổ đại có thể là một trong những ứng cử viên hàng đầu cho vị trí có...