Phát hiện mới về khu rừng cổ nhất thế giới
Các nhà khoa học tại một trường đại học ở Mỹ cho biết họ đã phát hiện ra khu rừng lâu đời nhất thế giới, BBC đưa tin hôm 11/1.
Các nhà khoa học từng cho rằng một khu rừng hóa thạch ở Gilboa, New York là lâu đời nhất nhưng khu rừng hóa thạch ở Cairo xa hơn 2 tới 3 triệu năm tuổi và khác biệt đáng kể. Ảnh: PA.
Nhóm nghiên cứu đã biết sự tồn tại của khu rừng cổ xưa này nhưng đây là lần đầu tiên họ được điều tra kỹ lưỡng để tìm ra tuổi của các loài thực vật và cây cối mọc ở đó.
Khu rừng có bằng chứng về sự tồn tại của một số loài thực vật rất sớm – một số loài thực vật này thậm chí có mặt trước cả những con khủng long đầu tiên trên Trái Đất.
Các nhóm nghiên cứu từ Đại học Binghamton ở Mỹ và Đại học Cardiff ở xứ Wales cho rằng khu rừng từng trải rộng khoảng 400 km.
Christopher Berry, nhà cổ thực vật học ở Đại học Cardiff, Anh, và cộng sự phát hiện khu rừng dưới đáy mỏ đá ở một địa điểm tên là Cairo, thuộc bang New York.
Việc lập bản đồ khu vực này bắt đầu từ 5 năm trước, vào năm 2019.
Video đang HOT
Bằng cách nghiên cứu hóa thạch của nhiều loài thực vật và cây cối khác nhau được tìm thấy trong khu vực, họ phát hiện đây là khu rừng lâu đời nhất được tìm thấy trên Trái Đất cho đến nay.
Những khối đá 386 triệu năm chứa rễ hóa thạch của hàng chục cây gỗ cổ đại. Khi cây phát triển bộ rễ này, chúng góp phần hút carbon dioxide (CO2) từ không khí và lưu trữ, thay đổi đáng kể khí hậu Trái Đất, dẫn tới khí quyển như chúng ta biết ngày nay, theo IFL Science.
Trước đây, các nhà khoa học cho rằng một khu rừng hóa thạch ở Gilboa, New York là lâu đời nhất nhưng khu rừng hóa thạch ở Cairo xa hơn 2 tới 3 triệu năm tuổi và khác biệt đáng kể.
Những khu rừng cổ xưa khác bao gồm rừng nhiệt đới Amazon và rừng Yakushima ở Nhật Bản.
Phát hiện này liên quan tới nghiên cứu palaeobotany.
Paleo có nghĩa là cũ, hay cổ xưa, và botany là nghiên cứu về thực vật – vì vậy nó có nghĩa là nghiên cứu về thực vật cổ xưa.
Không giống như hầu hết cây cối mà chúng ta thấy ngày nay, những cây cổ thụ trong khu rừng này sẽ không sinh sản bằng cách phát tán hạt mọc thành cây.
Nhiều cây hóa thạch được tìm thấy trong khu rừng này đã được sinh sản bằng spore (bào tử).
Bạn có thể nhận ra từ đó khi học về nấm – chúng phát tán và nhân lên bằng cách đưa bào tử vào không khí.
Quái thú dài 20 m 'hiện hình' sau 90 triệu năm tuyệt tích
Một loài quái thú hoàn toàn mới vừa được khai quật ở Argentina, thuộc về một dòng dõi cổ xưa về mặt tiến hóa.
Quái thú mới vừa được đặt tên là Sidersaura marae, thuộc họ Rebbachisauridae của nhóm khủng long chân thằn lằn (sauropod) khổng lồ.
Theo phân tích sơ bộ từ nhóm nghiên cứu, dẫn đầu bởi TS Lucas Nicolás Lerzo từ Đại học Maimónides và Hội đồng Nghiên cứu khoa học - kỹ thuật quốc gia (CONICET), Sidersaura marae dài tới 20 m, nặng khoảng 15 tấn khi còn sống.
Một khúc xương khổng lồ của quái thú quái thú Sidersaura marae được khai quật - Ảnh: SPECIES NEW TO SCIENCE
Theo Sci-News, loài khủng long mới được phát hiện này sống ở khu vực ngày nay là Argentina, vào tầng Cenomanian, thế Phấn trắng muộn, kỷ Phấn Trắng - tức từ 96 đến 93 triệu năm trước.
Các họ hàng khác loài nhưng cùng họ Rebbachisauridae của quái thú này cũng được tìm thấy từ Nam Mỹ, Châu Phi, Bắc Mỹ, Châu Âu và Châu Á.
Vẻ ngoài của Sidersaura marae khi còn sống - Ảnh đồ họa: Gabriel Diaz Yantén
"Rebbachisauridae là loài khủng long rất quan trọng trong hệ sinh thái kỷ Phấn Trắng và đã biến mất vào giữa thời kỳ này trong một sự kiện tuyệt chủng diễn ra cách đây 90 triệu năm" - TS Lerzo nói.
Ngoài ra, các tác giả cho biết Sidersaura marae là một trong những loài Rebbachisauridae cuối cùng, nhưng đồng thời nó cũng thuộc về một dòng dõi cổ xưa xét về mặt tiến hóa.
Điều này cho thấy vào cuối thời đại của chúng, một số loài cổ xưa nhất của họ này vẫn sống sót, bao gồm loài quái thú vừa "hiện hình" ở Argentina.
Các phần xương hóa thạch của quái thú Sidersaura marae được tìm thấy từ đá thuộc hệ tầng Huincul ở tỉnh Neuquén, vùng Patagonia - Argentina.
Trong số những hóa thạch được tìm thấy có các đốt sống ở vùng xương cùng và phần đuôi được khớp nối một phần, xương từ các chi sau, các bộ phận của hộp sọ và đốt sống từ đuôi.
Bên cạnh đó, các mẫu vật còn cho thấy loài quái thú này có những đặc điểm riêng biệt, bao gồm hình dạng ngôi sao của các vòm xương đuôi, hộp sọ có lỗ ở trước trán.
Ngoài ra, đây cũng là một trong những loài có bộ xương rắn chắc nhất trong nhóm khủng long chân thằn lằn khổng lồ, vốn là nhóm khủng long lớn nhất từng hiện diện trên hành tinh.
Dòng dõi khổng lồ nhất của khủng long chân thằn lằn là thằn lằn hộ pháp (titanosaurs), với con lớn nhất có thể nặng tới 69 tấn. Nhiều con thằn lằn hộ pháp cũng từng được khai quật tại Patagonia - Argentina
Đặc tính kỳ lạ của giống chó già 'nhăn'quý hiếm trên thế giới Chó Sa Bì là giống chó lâu đời, xuất hiện khoảng năm 200 trước Công Nguyên tại Trung Quốc. Những người nông dân đã sử dụng chúng để săn bắt, chăn gia súc, làm chó cảnh vệ, bảo vệ... Shar Pei hay còn được gọi là Sa Bì theo tiếng phiên âm của Việt Nam. Đây là một trong những giống chó đã...