Phát hiện mới về kháng thể của F0 khỏi bệnh
Nhóm chuyên gia tại Nhật Bản nhận thấy sau một năm, F0 khỏi Covid-19 vẫn có kháng thể chống lại nCoV. Đặc biệt, kháng thể này mạnh hơn nhiều lần sau khi họ được tiêm vaccine.
Nghiên cứu do nhóm chuyên gia tại Nhật Bản thực hiện, đăng tải nội dung trên medRxiv và đang chờ phản biện. Các tác giả khẳng định sau một năm khỏi Covid-19, cơ thể vẫn có kháng thể bảo vệ khỏi nCoV. Kháng thể của họ hoàn toàn từ miễn dịch tự nhiên nhưng có khả năng bảo vệ mạnh mẽ.
Kháng thể vẫn có tác dụng sau 12 tháng
Theo Medical News, nhóm chuyên gia đã thu thập mẫu máu từ 358 bệnh nhân có kết quả dương tính với nCoV. Tất cả bệnh nhân đều sinh sống ở Nhật Bản, mắc Covid-19 từ tháng 1 đến tháng 5/2020. Họ được đo chỉ số kháng thể vào tháng thứ 6 và 12 sau khi khởi phát bệnh.
Các tác giả đã phân tích nồng độ kháng thể phản ứng miễn dịch bám vào vùng liên kết thụ thể (RBD) của protein đột biến, protein nucleocapsid (NP) và nAbs chống lại nhiều chủng VOC và VOI. Họ cũng xác định các yếu tố của vật chủ góp phần thế nào vào sự tồn tại của phản ứng kháng thể.
Nghiên cứu của nhóm chuyên gia Nhật Bản cho thấy sau một năm, F0 khỏi Covid-19 vẫn có kháng thể bảo vệ. Ảnh: Shutter Stock.
Kết quả, các nhà nghiên cứu quan sát và nhận thấy sau 12 tháng, khả năng bảo vệ của kháng thể trung hòa vẫn duy trì ở mức độ cao trong cơ thể của 61% F0, bất chấp số lượng kháng thể giảm dần theo thời gian. Đặc biệt, các kháng thể có tác dụng cả với biến chủng Delta và Alpha.
Bên cạnh đó, nghiên cứu từ nhóm chuyên gia Nhật Bản đặt giả thuyết những F0 từng trở nặng với tải lượng virus cao có thể tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh mẽ hơn so với nhóm bệnh nhẹ hoặc không triệu chứng.
Video đang HOT
Ngoài ra, không giống những F0 từng mắc bệnh nặng, người bị bệnh nhẹ hoặc không triệu chứng có khả năng chống lại các biến chủng đáng quan ngại (như Beta, Alpha, Delta) thấp hơn, mức nAbs giảm cũng nhanh hơn.
F0 khỏi bệnh được tiêm vaccine có hiệu giá kháng thể mạnh bất ngờ
Covid-19 được cho là nghiêm trọng hơn ở nam giới. Do đó, nhóm tác giả đã kiểm tra hiệu giá kháng thể trung hòa PRNT50 giữa hai giới. Họ phát hiện nam giới có tần suất mắc bệnh nặng cao hơn, song, không có sự khác biệt đáng kể về độ mạnh của kháng thể giữa hai giới.
PRT50 được coi là “tiêu chuẩn vàng” để phát hiện và đo lường các kháng thể có khả năng vô hiệu hóa virus hay không. Trong phòng thí nghiệm, máu của người tiêm vaccine sẽ được pha loãng, trộn chung với virus sống để đánh giá hiệu quả bảo vệ của vaccine.
Nghiên cứu phân tích một số yếu tố như béo phì, hút thuốc – vốn được xem là có thể khiến bệnh nhân Covid-19 dễ trở nặng, nguy kịch. So sánh giữa những người này, một lần nữa, nhóm chuyên gia ở Nhật Bản khẳng định độ mạnh của kháng thể không phụ thuộc các yếu tố này.
Bên cạnh đó, họ cũng so sánh độ mạnh kháng thể của những F0 khỏi bệnh và người được tiêm vaccine. Trung bình, sau mũi 1 vaccine Pfizer, người được tiêm có hiệu giá kháng thể trung hòa là 76. Con số này thấp hơn nhiều so với kháng thể của F0 khỏi Covid-19. Sau mũi tiêm thứ 2, hiệu giá của kháng thể trung hòa tăng lên 841, cao hơn nhóm có miễn dịch tự nhiên nhờ khỏi bệnh.
Những F0 khỏi Covid-19 có hiệu giá kháng thể trung hòa là 216. Chỉ sau một liều vaccine mRNA, con số này đã tăng vọt lên 4.678. Tuy nhiên, sau mũi vaccine thứ 2, hiệu giá kháng thể trung hòa không tăng ở những người này.
Những F0 từng bị bệnh nặng có kháng thể mạnh hơn nhóm bị nhẹ hoặc không triệu chứng. Ảnh: Reuters.
Từ kết quả này, nhóm tác giả kết luận các F0 khỏi Covid-19 chỉ cần tiêm một mũi vaccine cũng đã tăng đáng kể khả năng bảo vệ trước nCoV, giảm nguy cơ tái mắc bệnh. Đặc biệt, thời gian và cường độ của miễn dịch sau khi nhiễm SARS-CoV-2 đã được chứng minh là thay đổi tùy theo mức độ nghiêm trọng của biểu hiện lâm sàng.
Nghiên cứu một lần nữa nhấn mạnh ngay cả khi khỏi Covid-19, F0 vẫn cần được tiêm vaccine (thời gian trì hoãn 6 tháng) để đạt được kháng thể bảo vệ tốt nhất.
Vaccine được xem là phương pháp hiệu quả duy nhất hiện nay để ngăn đại dịch tiếp tục phức tạp. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và giới chức y tế các nước đã cấp phép sử dụng khẩn cấp nhiều loại vaccine. Tuy nhiên, các chiến dịch tiêm chủng cần nhiều thời gian. Sự xuất hiện của các biến chủng khiến nhiều người lo ngại chúng sẽ kháng lại vaccine.
HIện nay, các vaccine Covid-19 đều dựa trên protein đột biến của chủng SARS-CoV-2 ban đầu. Trong khi đó, các kháng thể trung hòa (nAbs) được tạo ra sau khi mắc Covid-19 hoặc tiêm chủng sẽ bảo vệ chúng ta khỏi virus. Song, kháng thể có hiệu lực bao lâu là điều mà giới chuyên gia luôn quan tâm.
Một số nghiên cứu ước tính sự tồn tại của hiệu giá nAb sau mắc Covid-19, dù vậy, rất ít trong số đó theo dõi trong thời gian đủ dài để trả lời, nhất là với các biến chủng đáng quan tâm (VOC), cần theo dõi (VOI).
Các dữ liệu trước đây cho thấy kháng thể trung hòa ở F0 khỏi bệnh thường biến mất sau 3 tháng. Tuy nhiên, một loạt báo cáo gần đây chỉ ra chúng vẫn được duy trì trong thời gian dài. Nghiên cứu từ nhóm chuyên gia Nhật Bản được xem là giúp bổ sung dữ liệu quý giá về hiệu lực của kháng thể ở người khỏi Covid-19, tiêm vaccine, nhất là với thời gian theo dõi lâu (một năm).
Tuy nhiên, trái ngược với báo cáo của nhóm chuyên gia Nhật Bản, một nghiên cứu trước đó cho thấy hơn 65% F0 tham gia không có kháng thể hoặc mức nAbs giảm nhanh sau 6 tháng mắc Covid-19. Nghiên cứu thực hiện trên 164 F0.
Tại sao chế độ ăn uống của người Nhật lại tốt cho sức khỏe?
Nhật Bản là một trong những quốc gia sở hữu người có tuổi thọ cao nhất thế giới bởi chế độ ăn uống và sinh hoạt vô cùng khoa học.
Nhật Bản là một trong những nước tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới có xu hướng tăng lên qua các năm. Theo báo cáo Triển vọng Dân số Thế giới của Liên Hợp Quốc, tuổi thọ hiện tại của người Nhật là 84,67, trong đó có hơn 71.000 người trăm tuổi, người Nhật cũng có tỷ lệ béo phì ở nam và nữ thấp nhất. Có nhiều yếu tố góp phần giúp người Nhật có sức khỏe tốt, tuổi thọ cao. Trong đó, chế độ ăn uống khoa học đóng vai trò quan trọng.
Một nghiên cứu của tạp chí Y khoa Anh cho thấy những người tuân thủ các nguyên tắc ăn uống Nhật Bản - chế độ ăn nhiều ngũ cốc, rau, với lượng vừa phải các sản phẩm động vật và đậu nành nhưng ít bơ sữa, trái cây - có thể giảm nguy cơ tử vong sớm do bệnh tim hoặc đột quỵ. Bên cạnh đó, chế độ ăn tiêu thụ nhiều đậu nành và cá cũng có thể đóng vai trò đáng kể trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Với lượng cá lớn trong khẩu phần ăn, họ sẽ giảm bớt ít thịt đỏ đi. Quả thực, thịt đỏ chứa chất béo bão hòa có thể làm tắc nghẽn động mạch nếu ăn quá nhiều, tăng nguy cơ dẫn đến béo phì và bệnh tim mạch. Vì vậy, bạn nên ăn ít thịt đỏ và tiêu thụ nhiều loại cá như: cá hồi, cá thu, cá trích...
Bên cạnh đó, chế độ ăn của người Nhật cũng bao gồm các chế phẩm từ đậu nành. Giống như cá, các sản phẩm từ đậu nành như đậu phụ không có chất béo bão hòa và là nguồn protein thay thế tuyệt vời. Loại thực phẩm này giúp giảm bệnh tim và hạ đường huyết, giảm cholesterol và là một thực phẩm bổ sung hữu ích cho chế độ ăn uống lành mạnh.
Người Nhật Bản rất coi trọng bữa sáng, đây được coi là bữa ăn quan trọng nhất và lớn nhất trong ngày. Bữa sáng của người Nhật phải có đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng và được coi như bữa ăn chuẩn mực trong ngày, giúp họ có tràn đầy năng lượng cả ngày dài.
Thực đơn bữa sáng của người Nhật được thiết kế phong phú với lượng thực phẩm cũng chiếm nhiều hơn hẳn các bữa còn lại.
Và để duy trì một sức khỏe tốt, người Nhật có lối sống rất lành mạnh. Họ không ăn quá nhiều, chỉ ăn no đến 80% và khi ăn không sử dụng bất cứ thiết bị điện tử nào. Hoạt động thể chất đều đặn cũng là một trong những cách giúp họ duy trì sức khỏe và tăng tuổi thọ.
Họ chăm sóc khu vườn của mình vào tuổi già và đi bộ khắp nơi để thư giãn. Nhiều chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến nghị mọi người nên tập thể dục vừa phải 30 phút hoặc 1 giờ- 2 giờ mỗi tuần.
Tại sao người Nhật ngồi trên sàn để ăn? Ngồi ăn trên sàn nhà là một văn hóa có từ lâu đời tại Nhật Bản, ít ai biết rằng thói quen này cũng mang lại rất nhiều lợi ích. Hầu hết các gia đình ở Nhật thường dùng bữa khi ngồi trên sàn để hạn chế việc ngồi ghế, không tốt cho sức khỏe. Nếu đến Nhật, bạn rất có thể sẽ...