Phát hiện mới: Lợi ích tuyệt vời của việc tắm nước nóng
Một nghiên cứu mới, vừa được công bố trên tạp chí Heart, cho thấy tắm nước nóng hằng ngày làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim 28% và giảm 26% nguy cơ đột quỵ, theo CNN.
Tắm nước nóng hằng ngày làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim 28% và giảm 26% nguy cơ đột quỵ – Ảnh minh họa: Shutterstock
Tắm bồn thường xuyên làm giảm đáng kể nguy cơ tăng huyết áp, từ đó góp phần làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch.
Tắm liên quan đến sức khỏe tim mạch
Các nhà nghiên cứu từ Trung tâm y tế công cộng Nhật Bản đã theo dõi thói quen tắm bồn và nguy cơ mắc bệnh tim mạch của hơn 61.000 người, ở độ tuổi từ 40 đến 59, không có tiền sử bệnh tim, trong 20 năm.
Khi bắt đầu nghiên cứu, những người tham gia được chia thành 3 nhóm theo mức độ tắm: ít hơn 1 lần một tuần, 1 – 2 lần mỗi tuần và tắm mỗi ngày.
Đến cuối giai đoạn theo dõi, trong số hơn 30.000 người tham gia cuối cùng, các nhà nghiên cứu đã ghi nhận 2.097 trường hợp mắc bệnh tim mạch, bao gồm 275 cơn đau tim, 53 trường hợp tử vong đột ngột do tim và 1.769 đột quỵ.
Kết quả cho thấy những người tắm càng nhiều, nguy cơ mắc bệnh tim mạch càng thấp.
Nhiệt độ của nước tắm cũng rất quan trọng. Tắm nước ấm làm giảm 26% nguy cơ mắc bệnh tim, còn tắm nước nóng làm giảm đến 35% nguy cơ bệnh tim mạch, theo CNN.
Tại sao tắm bồn nước nóng có lợi cho tim?
Tắm bồn có tác dụng phòng ngừa bệnh tim bằng cách cải thiện chức năng bơm máu hiệu quả và đưa máu đến tất cả các cơ quan, nhờ đưa được huyết áp về mức trung bình, bác sĩ Eric Brandt, bác sĩ tim mạch tại Bệnh viện Yale New Haven (Mỹ), nói.
Có vẻ như tắm bồn có tác dụng tương tự như tập thể dục, làm tăng hoạt động của tim, nhưng bằng cách làm giãn các mạch máu và bơm máu đến các bộ phận của cơ thể. Vì vậy, nó tăng thêm hoạt động tạm thời cho tim, nhưng không gây hại.
Một nghiên cứu trước đây cho thấy việc tắm còn dẫn đến hạ đường huyết lúc đói ở bệnh nhân tiểu đường, và tắm hơi làm giảm nguy cơ bệnh tim và tử vong đột ngột do bệnh tim mạch.
Có lẽ không có thuốc tiên nào tốt hơn là ngâm mình trong nước ấm sau một ngày dài. Ngoài tác dụng thư giãn tuyệt vời, tắm bồn nước nóng cũng có thể giúp cải thiện sức khỏe.
Nước ấm thúc đẩy cơ thể giải phóng endorphin, có tác dụng làm dịu. Ngâm mình trong nước nóng có thể vừa trị liệu vừa phục hồi sức khỏe vì lưu lượng máu tăng lên.
Tắm nước ấm cũng có thể cải thiện nguồn thở. Nhiệt độ của nước và áp lực lên ngực làm tăng dung tích phổi và lượng ô xy.
Nghiên cứu còn cho thấy ngâm mình trong bồn nước nóng trong 1 giờ đã đốt cháy lượng calo bằng với đi bộ 30 phút. Nguyên nhân là do nước ấm làm cho tim đập nhanh hơn, từ đó hoạt động nhiều hơn, theo CNN.
Tắm nước nóng cũng thúc đẩy các phản ứng chống viêm và đường huyết tích cực có thể bảo vệ chống lại bệnh tật và nhiễm trùng.
Tuy nhiên, ngoài những lợi ích sức khỏe, việc tắm bồn vẫn ẩn chứa một số rủi ro. Có thể dẫn đến cái chết đột ngột, đặc biệt ở người cao tuổi.
Nguyên nhân có thể do ngạt hoặc đau tim do sự thay đổi nhanh của nhiệt độ cơ thể, hoặc do sốc nhiệt khiến nhiệt độ cơ thể tăng lên không thể kiểm soát ” bằng cách đổ mồ hôi, báo cáo cho biết.
Chết đột ngột trong khi tắm nước nóng khá phổ biến ở Nhật, nơi nghiên cứu được thực hiện, nhưng tần suất tắm không làm tăng nguy cơ tử vong đột ngột trong nghiên cứu này, theo CNN.
10 sự thật về Covid-19
Trong lúc dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, không ít thông tin sai lệch về cách phòng ngừa bệnh được lan truyền trên mạng xã hội.
Đeo khẩu trang và rửa sạch tay giúp ngừa bệnh - Ảnh minh họa: Shutterstock
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Bộ Y tế đã nêu ra 10 sự thật cần được hiểu đúng, hiểu rõ về Covid-19.
1. Tắm nước thật nóng để diệt sạch virus
Tắm nước nóng không ngăn ngừa được bệnh Covid-19. Nhiệt độ cơ thể của người bình thường ở mức 36,5 - 37 độ C, dù bạn có tắm nước nóng hay không. Trên thực tế, tắm nước quá nóng có thể khiến bạn bị bỏng hoặc kích ứng da.
Cách tốt nhất để bảo vệ bản thân là thường xuyên rửa sạch tay. Bằng cách này, bạn loại trừ được virus có thể đang bám trên bàn tay, do đó có thể tránh bị nhiễm nếu tay chạm vào mắt, mũi và miệng.
2. Nhiễm virus khi cầm tiền, thẻ tín dụng
Với việc rửa tay đúng cách, nguy cơ bị nhiễm virus Corona chủng mới SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 thông qua chạm tay vào các đồ vật như tiền, thẻ tín dụng là rất thấp.
Khi người bị Covid-19 ho hoặc hắt hơi, hoặc chạm tay vào đồ vật thì đồ vật đó có thể bị nhiễm virus. Những thông tin hiện có cho thấy virus Corona chủng mới có thể tồn tại trên các bề mặt trong một vài giờ hoặc lâu hơn. Cách bảo vệ tốt nhất là thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước hoặc dung dịch rửa tay có cồn.
Công bố các bệnh nhân từ 174 đến 179 mắc bệnh Covid-19
3. Lây truyền qua hàng hóa từ vùng dịch
Virus Corona chủng mới không thể truyền qua hàng hóa được sản xuất tại bất cứ nơi nào được báo cáo có người mắc Covid-19. Mặc dù SARS-CoV-2 có thể tồn tại trên các bề mặt trong vài giờ hoặc tối đa vài ngày (tùy thuộc vào loại bề mặt) nhưng virus này rất ít có khả năng tồn tại trên một bề mặt trong suốt quá trình di chuyển qua nhiều điều kiện và nhiệt độ khác nhau.
Nếu nghi ngờ một bề mặt có thể bị nhiễm virus, hãy dùng chất khử trùng để làm sạch nó. Sau đó, rửa sạch tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc bằng dung dịch rửa tay có cồn, sát khuẩn.
4. Muỗi đốt lây bệnh
Virus gây bệnh Covid-19 không lây truyền qua muỗi đốt. WHO khẳng định: Cho đến thời điểm này, chưa có bằng chứng nào cho thấy virus Corona chủng mới có thể lây truyền qua muỗi đốt.
SARS-CoV-2 là virus gây bệnh đường hô hấp lây truyền chủ yếu trực tiếp qua giọt bắn khi người bị nhiễm ho hoặc hắt hơi, hoặc qua tiếp xúc với giọt bắn nước bọt hoặc dịch mũi.
Để bảo vệ chính mình, hãy thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc bằng dung dịch rửa tay có cồn. Bạn cũng cần tránh tiếp xúc gần với những người bị ho hoặc hắt hơi.
5. Tránh bắt tay trong thời gian dịch
Đây là việc nên làm. Bạn nên tránh bắt tay để ngăn ngừa mắc Covid-19. Các virus gây bệnh đường hô hấp có thể được truyền qua cái bắt tay, rồi sau đó bạn chạm tay vào mắt, mũi và miệng của mình.
Thay cho bắt tay, bạn có thể chào hỏi người khác bằng cách vẫy tay, gật đầu hoặc cúi người chào.
6. Đeo găng tay không lo mắc bệnh
Việc đeo găng tay cao su khi đến nơi công cộng không có hiệu quả trong việc ngăn ngừa mắc Covid-19. Thường xuyên rửa tay đúng cách mới có tác dụng bảo vệ bạn khỏi căn bệnh này tốt hơn so với việc đeo găng tay cao su.
Do virus gây bệnh Covid-19 vẫn có thể bám trên găng tay cao su và nếu sau đó bạn chạm tay lên mặt, virus có thể chuyển từ găng tay sang mặt và làm bạn bị nhiễm bệnh.
7. Đảm bảo quần áo sạch sẽ
Không mang, ôm chăn mền hoặc quần áo bẩn sát vào cơ thể. Giặt quần áo, chăn mền với nước nóng (khoảng 60 - 90 độ C) và xà phòng, bột/nước giặt.
Nếu có thể, dùng kèm thuốc tẩy quần áo theo hướng dẫn trên bao bì. Sấy khô quần áo, chăn mền ở nhiệt độ cao, hoặc phơi khô trực tiếp dưới nắng mặt trời.
8. Máy sấy tay diệt virus
Máy sấy tay không có hiệu quả trong việc diệt virus Covid-19. Để bảo vệ bản thân khỏi SARS-CoV-2, bạn cần rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước sạch, hoặc dung dịch rửa tay có cồn. Sau khi rửa tay, bạn nên lau khô tay bằng khăn giấy hoặc bằng máy sấy tay.
9. Uống rượu bia diệt SARS-CoV-2
Đây là quan điểm hoàn toàn sai. Đồ uống có cồn không bảo vệ bạn khỏi nguy cơ bị nhiễm Covid-19. Bạn nên hạn chế tối đa việc uống rượu bia để bảo vệ sức khỏe.
Những người không uống được rượu bia không nên tập uống vì biện pháp này hoàn toàn không có tác dụng "sát trùng, diệt khuẩn" như lời đồn trên mạng.
10. Động vật nuôi có lây truyền virus?
Hiện nay, không có bằng chứng động vật nuôi, thú cưng (chó, mèo) có thể nhiễm virus Corona chủng mới. Tuy nhiên, bạn vẫn nên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch sau khi tiếp xúc với động vật nuôi. Điều này giúp bảo vệ bạn khỏi nhiều vi khuẩn gây bệnh có thể lây truyền từ động vật sang người như E.Coli và Salmonella.
Tắm nước nóng hằng ngày giảm nguy cơ tử vong vì bệnh tim mạch Phát hiện trên vừa được các nhà khoa học Nhật Bản và Ai Cập công bố trên Tạp chí Heart, sau khi họ phân tích dữ liệu sức khỏe của hơn 30.000 người từ 45-59 tuổi tại Nhật trong 20 năm. Lúc bắt đầu nghiên cứu, người tham gia cung cấp thông tin về thói quen tắm, tập thể dục, chế độ ăn,...