Phát hiện mối liên hệ giữa đồ uống có cồn và Covid-19?
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã phân tích mối liên hệ giữa việc tiêu thụ các loại đồ uống có cồn khác nhau và những rủi ro liên quan đến Covid-19.
Một số đồ uống có cồn có thể giúp giảm bớt rủi ro vì Covid-19.
Các nhà nghiên cứu đến từ Bệnh viện Shenzhen Kangning và Bệnh viện Tây Nam (Trung Quốc), đã phân tích 473.957 đối tượng với độ tuổi trung bình 69, bao gồm 16.559 người có kết quả dương tính với Covid-19, theo RT.
Các nhà nghiên cứu phân chia các đối tượng thành những nhóm khác nhau, bao gồm nhóm không uống bia rượu, nhóm đã cai chất cồn, nhóm vẫn đang uống và tần suất uống bia rượu (ít hơn 3 lần/tuần, nhiều hơn 3 lần/tuần, và không bao giờ uống).
Video đang HOT
Các nhà nghiên cứu kết luận rằng, “rượu vang đỏ, vang trắng và sâm panh có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm Covid-19″.
Nguy cơ mắc Covid-19 giảm 17% ở người uống hơn 5 ly vang đỏ/tuần so với nhóm không uống. Người uống rượu vang trắng từ 1 đến 4 ly/tuần giảm 8% nguy cơ.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, chất polyphenol có trong rượu vang có thể ngăn chặn ảnh hưởng của virus gây bệnh cúm và những căn bệnh gây viêm đường hô hấp khác.
Các loại đồ uống có cồn phổ biến khác như bia, rượu táo và rượu mạnh lại làm tăng nguy cơ nhiễm Covid-19, bất kể tần suất và lượng cồn hấp thụ, theo nhóm nghiên cứu.
Nghiên cứu trên không đồng nghĩa với việc khuyến khích mọi người sử dụng đồ uống có cồn. Việc sử dụng nhiều đồ uống có cồn, dù bất cứ loại nào, cũng đều không tốt cho sức khỏe. Các nhà nghiên cứu khuyên rằng, mọi người nên duy trì lối sống lành mạnh để tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc Covid-19.
Nhà khoa học Trung Quốc phát triển 'da điện tử' kết nối người và robot
Với tính phản hồi xúc giác được nâng cao, miếng "da điện tử" cho phép người mang điều khiển robot từ xa và trở nên "đồng cảm" với nhau.
Các nhà nghiên cứu ở Trung Quốc đã phát triển một miếng dán da không dây cho phép trao đổi các kích thích xúc giác giữa người và robot.
Được chế tạo bởi nhóm chuyên gia tại Đại học Hong Kong, Đại học Công nghệ Đại Liên, Đại học Thanh Hoa và Đại học Khoa học và Công nghệ Điện tử Trung Quốc, thiết bị này đủ nhạy để nắm bắt hết các yếu tố về chuyển động, chẳng hạn như vặn mình hoặc quay người.
Mặc dù đã có công nghệ cho phép con người vận hành robot từ xa, nhưng điều làm cho miếng dán "da điện tử" trở nên nổi bật chính là thực tế rằng nó gọn nhẹ hơn, dễ xử lý hơn và cung cấp phản hồi nhạy bén hơn so với các sản phẩm trước đó.
Trong một bài báo đăng trên tạp chí Science Advances, nhóm nghiên cứu Trung Quốc đã giải thích chi tiết hơn về những tính năng kỹ thuật làm nên điều đó.
Miếng "da điện tử" được đặt ngay trên khớp của người vận hành. Các cảm biến sẽ phản ứng khi miếng dán bị uốn cong, tiếp đến là gửi tín hiệu tương ứng đến robot qua Bluetooth hoặc mạng Internet. Các cảm biến được làm bằng vật liệu biến áp và điện trở thay đổi khi chịu ứng suất cơ học, do đó cho phép sao chép lại những chuyển động của người vận hành.
Hệ thống này cho phép phản hồi hai chiều, vì những cảm biến tương tự cũng được gắn vào các bộ phận của robot. Tín hiệu sẽ được gửi đến lớp "da điện tử", nơi chúng kích hoạt các nam châm nhỏ rung động ở các tần số khác nhau tương ứng với áp suất được đặt vào. Các nhà nghiên cứu khẳng định thiết bị này nhạy bén đến mức người vận hành có thể phân biệt giữa các miếng cao su mềm hơn và cứng mà robot đang cầm.
Với việc sử dụng Bluetooth, các tín hiệu phản hồi được phân phối trong 4 phần triệu của giây. Con số sẽ tăng gấp nhiều lần khi hoạt động qua mạng Wi-Fi. Tuy nhiên, bất kể dữ liệu được truyền như thế nào, độ trễ vẫn ở mức dưới 550 phần triệu của giây mà một người trung bình cần để phản ứng với các kích thích xúc giác.
Pin của thiết bị cho phép nó hoạt động liên tục hơn một giờ. Và ở chế độ chờ, pin có thể kéo dài đến hai tuần.
Trung Quốc dùng trí tuệ nhân tạo tăng độ chính xác của vũ khí siêu thanh Các nhà khoa học quân sự Trung Quốc cho rằng, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể viết thuật toán đường bay trong vòng vài giây và độ chính xác cao hơn gấp 10 lần. Trung Quốc đang tăng cường phát triển chương trình vũ khí siêu thanh sử dụng AI (Ảnh: SCMP). Trong một bài viết đăng tải trên tạp chí Systems...