Phát hiện mới củng cố cho học thuyết tiến hóa của Darwin
Theo phát hiện mới đăng tải trên tạp chí Nature tháng 12 vừa qua, chuỗi gene chất lượng cao của hoa súng màu xanh lơ – loài thực vật nở hoa cổ xưa – đã củng cố thêm cho học thuyết tiến hóa “thần bí” của nhà khoa học người Anh Charles Darwin (Sác-lơ Đác-uyn).
Darwin. Ảnh internet
Hơn 300.000 loài thực vật nở hoa, còn được biết đến là các cây hạt kín, đã xuất hiện từ cách đây 200 triệu năm. Đây là một số lượng vô cùng lớn so với 800 loài cây hạt trần.
Do là một trong những nhánh phân kỳ đầu tiên của các loài thực vật nở hoa, nên hoa súng – giống cây thủy sinh – có thể nắm giữ chìa khóa giúp lý giải cách thức các loài thực vật nở hoa nhanh chóng chiếm số lượng vượt trội trong h ệ sinh thái trên toàn thế giới – hiện tượng được nhà khoa học Darwin cho là “điều thần bí”. Dựa trên phán đoán này, các nhà khoa học đã nghiên cứu và thu được chuỗi gene chất lượng cao của hoa súng màu xanh lơ, đồng thời nhận thấy hiện tượng nhân bản toàn bộ gene trong suốt thời kỳ nguyên thủy của loài hoa này.
Trưởng nhóm nghiên cứu Zhang Liangsheng thuộc Đại học Nông Lâm Phúc Kiến (Trung Quốc) nhấn mạnh nghiên cứu lần này chỉ ra rằng hiện tượng sao chép nói trên đóng một vai trò quan trọng đối với nguồn gốc và sự phân bố rộng rãi của các loài hoa súng. Nói rộng ra, kết quả nghiên cứu mới còn là chìa khóa hé mở nguồn gốc và quá trình phát triển của các loài thực vật nở hoa.
Video đang HOT
Nhóm nghiên cứu cũng đã phân tích các gene quy định màu của hoa súng xanh với hy vọng giúp các nhà vườn có thể gieo trồng nhiều loài hoa có màu tương tự.
Theo học tuyến tiến hóa của Darwin, mọi loài sinh vật sinh ra không phải do Chúa, Trời hay Thần thánh, mà xuất hiện và phát triển nhờ quá trình chọn lọc tự nhiên. Trong quá trình này, những biến dị cá thể (biến dị di truyền) nhỏ, nếu làm tăng khả năng cạnh tranh, sinh tồn và sinh sản của cá thể thì sẽ được chọn lọc (bằng cách giữ lại, củng cố và tăng cường) trở thành đặc điểm thích nghi.
Nguồn: dantocmiennui.vn
Theo vanhien.vn
Ngoại hành tinh nhẹ như bông
Các nhà thiên văn học vừa cập nhật thông tin về 3 ngoại hành tinh (hành tinh ngoài Hệ Mặt trời) với khối lượng riêng rất nhỏ, khiến người ta liên tưởng chúng là những chiếc kẹo bông (cotton candy) khổng lồ.
Ba ngoại hành tinh - kẹo bông nói trên được phát hiện vào năm 2012. Chúng quay quanh ngôi sao Kepler 51 có kích thước tương đương Mặt trời. Ngôi sao ở cách chúng ta 2.400 năm ánh sáng.
Cho đến nay, các nhà thiên văn học không phát hiện hành tinh nào có khối lượng riêng thấp như 3 ngoại hành nói trên.
"Chúng rất kỳ lạ" - bà Jessica Libby-Roberts ở ĐH Colorado Boulder (Mỹ), tác giả chính của phát hiện các ngoại hành tinh năm 2012, cho biết như vậy.
Năm 2014, các nhà thiên văn học thấy rằng 3 ngoại hành tinh quay quanh sao Kepler 51 có khối lượng riêng rất nhỏ.
Tuy nhiên, hiện giờ, sử dụng Kính viễn vọng không gian Hubble, các nhà thiên văn học mới có được thông tin chính xác hơn về đặc tính vật lý của các ngoại hành tinh này. Các dữ liệu khẳng định bản chất "nhẹ như bông" của chúng.
Tất cả 3 ngoại hành tinh có kích thước tương đương sao Mộc - hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt trời. Tuy nhiên, khối lượng của chúng nhỏ hơn khối lượng sao Mộc hàng trăm lần. Theo các nhà thiên văn học, khối lượng riêng của 3 ngoại hành tinh này nhỏ hơn 0,1 g/m3. "Đây là khối lượng riêng tương đương khối lượng riêng của kẹo bông" - bà Libby-Robers nói.
Theo các nhà thiên văn học, những ngoại hành tinh này bao gồm chủ yếu là hidro và heli, mặc dù chúng bị bao quanh bởi vành đai methane. Khí quyển những hành tinh này giống như khí quyển Titan - vệ tinh sao Thổ.
Hơn nữa, những hành tinh này sẽ nhanh chóng bị bốc hơi vì chúng ở rất gần ngôi sao chủ. Trong vòng vài tỷ năm tới, kích thước những hành tinh này chắc chắn sẽ giảm đi rất nhiều.
Cho đến nay, các nhà thiên văn học mới phát hiện 15 ngoại hành tinh có khối lượng riêng nhỏ (nhưng không nhỏ như 3 ngoại hành tinh quay xung quanh ngôi sao Kepler 51).
Theo các nhà thiên văn học, những ngoại hành tinh này có thể là ví dụ về giai đoạn chuyển pha trong quá trình tiến hóa các hành tinh - giả thuyết dựa trên hiện tượng là hệ hành tinh xung quanh ngôi sao Kepler 51 tương đối trẻ: Ngôi sao có tuổi khoảng 500 triệu năm (để so sánh: Tuổi của Mặt trời là 4,6 tỷ năm).
Tuấn Sơn
Theo giaoducthoidai.vn
Loài cá cổ đại Tiktaalik roseae đã đi bộ trên mặt đất như thế nào? Hóa thạch của loài cá cổ đại Tiktaalik roseae từ khoảng 375 triệu năm trước đây cho thấy bộ vây của chúng có hình dáng giống như gan bàn chân để có thể đặt xuống đáy sông hay suối. Cá cổ đại Tiktaalik roseae. (Nguồn: Livescience) Các nhà khoa học Mỹ đã nghiên cứu hóa thạch cá từ khoảng 375 triệu năm trước...