Phát hiện hơn 900 hiện vật khảo cổ tại hang Ngườm Sâu, Lạng Sơn
Giám đốc Bảo tàng tỉnh Lạng Sơn Nông Đức Kiên cho biết, Bảo tàng tỉnh vừa phối hợp với Viện Khảo cổ học (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) tiến hành khai quật di chỉ khảo cổ tại hang Ngườm Sâu ( thôn Làng Giang, xã Gia Lộc, huyện Chi Lăng), phát hiện trên 900 hiện vật khảo cổ học giá trị.
Bảo tàng tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Viện Khảo cổ học (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) tổ chức khai quật di chỉ khảo cổ hang Ngườm Sâu, xã Gia Lộc, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn. Ảnh: TTXVN phát
Qua thống kê sơ bộ cho thấy các loại hình hiện vật được tìm thấy bao gồm: Hòn ghè, công cụ hạch đá, rìu mài lưỡi, công cụ mảnh, mảnh tước, dấu và nguyên liệu tạo dấu Bắc Sơn, mảnh tách, đá nguyên liệu… Những hiện vật thu thập được trong quá trình khai quật đã được bàn giao và lưu giữ tại Nhà trưng bày Chiến thắng Chi Lăng (huyện Chi Lăng) và Bảo tàng tỉnh Lạng Sơn.
Ngoài các hiện vật trên, tại 2 hố khai quật ở hang Ngườm Sâu, các nhà khoa học còn tìm thấy lớp đất sét vàng chứa các hóa thạch xương, răng động vật. Những dấu tích còn lại trên trần hang, trong trầm tích (thể lắng đọng các vật liệu đất đá sinh ra từ quá trình địa chất) sớm nhất dưới lòng hang cho thấy, đây là một di tích hiếm gặp. Các hiện vật được phát hiện chứa đựng giá trị nghiên cứu về cổ địa chất, cổ sinh địa tầng và khảo cổ học.
Video đang HOT
Các hiện vật thu được sau khai quật di chỉ khảo cổ hang Ngườm Sâu, xã Gia Lộc, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn. Ảnh: TTXVN phát
Giám đốc Bảo tàng tỉnh Lạng Sơn cho biết thêm, Bảo tàng tỉnh đã có ý kiến đối với UBND huyện Chi Lăng nghiên cứu, cấp bổ sung kinh phí thực hiện ngay việc lập hồ sơ xếp hạng di tích cấp tỉnh trong năm 2023 và nâng cấp xếp hạng cấp quốc gia vào năm 2024.
Hang Ngườm Sâu được Bảo tàng tỉnh phát hiện có giá trị nghiên cứu về mặt khảo cổ học từ năm 1998. Đến năm 2000, hang được tiến hành đào thám sát và phát hiện một số hiện vật khảo cổ học có giá trị. Tuy vậy, đến cuối tháng 7/2023, việc khai quật một cách quy mô, bài bản với sự tham gia của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu của Bảo tàng tỉnh và Viện Khảo cổ học mới được thực hiện.
Các hiện vật thu được sau khai quật di chỉ khảo cổ hang Ngườm Sâu, xã Gia Lộc, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn. Ảnh: TTXVN phát
Tiến sỹ Phạm Thanh Sơn, Viện Khảo cổ học – người trực tiếp tham gia khai quật di chỉ khảo cổ hang Ngườm Sâu cho rằng, hoạt động khai quật tại hang đã tìm được di tích cổ sinh nằm dưới tầng văn hóa Bắc Sơn; phát hiện và ghi nhận thêm một di tích văn hóa Bắc Sơn mới với tình trạng tốt, giàu tiềm năng để kết hợp du lịch văn hóa.
Theo Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Chi Lăng Đinh Thị Thao, Phòng sẽ tham mưu cho UBND huyện trình UBND tỉnh xem xét xếp hạng di tích cấp tỉnh; đồng thời, xây dựng hang Ngườm Sâu thành điểm đến hấp dẫn trong tuyến tham quan du lịch Công viên địa chất Lạng Sơn.
Các hiện vật thu được sau khai quật di chỉ khảo cổ hang Ngườm Sâu, xã Gia Lộc, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn. Ảnh: TTXVN phát
Phát hiện hiện vật người tiền sử niên đại 3.500-3000 năm
Mục đích của khảo cổ học là nghiên cứu về sự tiến hóa của loài người và hoạt động của con người trong quá khứ.
Gần như toàn bộ lịch sử loài người nằm trong thời nguyên thủy. Tại nước ta, mỗi năm đều có những phát hiện mang lại giá trị lớn cho ngành khảo cổ.
Phát hiện khá lớn số lượng đồ gốm với 6.300 mảnh của người tiền sử niên đại 3.500-3000 năm (ảnh Sở VHTTDL Đắk Nông)
Ngày 30-5, Sở VH-TT-DL tỉnh Đắk Nông cho biết đã có báo cáo kết quả khai quật điểm di chỉ khảo cổ học tại thôn 12 (xã Đắk Sin, huyện Đắk R'lấp, tỉnh Đắk Nông).
Đầu tháng 5-2023, Bảo tàng tỉnh Đắk Nông phối hợp với Viện Khảo cổ học Việt Nam tiến hành khai quật di chỉ khảo cổ tại thôn 12. Qua đó, phát hiện khá lớn số lượng đồ gốm với 6.300 mảnh. Gốm tại di chỉ thôn 12 có độ dày trung bình từ 0,5-0,8cm, xương gốm thô màu đen có tỷ lệ bã thực vật cao, hai mặt miết láng, phần miệng trong ngoài có màu đen xám kiểu ánh chì...Đây là thông tin mang lại sự phấn khởi cho giới khảo cổ học. Bởi, từ những kết quả ban đầu cho thấy, khu vực trên là một di chỉ khảo cổ học, là nơi cư trú, kiếm sống của các cư dân nguyên thủy thuộc giai đoạn hậu kỳ Đá mới - Sơ kỳ kim khí và có niên đại từ cách đây 3.500-3.000 năm.
Trụ đá ở chùa Dạm (Bắc Ninh)
Cách đây không lâu, Viện Khảo cổ học, Trung tâm bảo tồn di tích TP.HCM, và Bảo tàng Lịch sử TP.HCM vừa công bố kết quả khai quật di tích Giồng Cá Vồ (Cần Giờ) sau 10 tháng khai quật (15/1- 21/10/2021) với diện tích 200m2, gồm 5 hố thăm dò và 1 hố khai quật. Tại đây, 185 mộ chum, 13 mộ đất cùng hàng trăm di vật quý bằng nhiều chất liệu: vàng, đá quý, thủy tinh, đá, nhuyễn thể... Nhiều di vật lần đầu tiên phát hiện tại di tích như khuyên tai hai đầu thú, khuyên tai ba mấu, lá vàng, vòng tay đá quý, hiện vật hình tù và, các loại hình mộ chum, di cốt... chứa đựng nhiều giá trị lịch sử, văn hóa cùng lịch sử hình thành và phát triển TP.HCM cách đây trên 2.000 năm.
Giồng Cá Vồ nằm trong hệ thống 26 di tích ở rừng ngập mặn Cần Giờ, cách trung tâm TP.HCM gần 60km được phát hiện hơn 30 năm trước. Đây là một giồng đất đỏ, cao hơn bề mặt xung quanh khoảng 1,5m, nằm ở tả ngạn sông Hà Thanh và được bao quanh bởi rừng ngập mặn. 28 năm sau kể từ lần cuối cùng vào năm 1994, di tích này mới được khai quật trở lại.
Di chỉ khảo cổ học Giồng Cá Vồ được công nhận năm 2000, thuộc nhóm di tích Lịch sử Văn hóa Quốc gia cần được bảo vệ. Nhiều di vật được khai quật tại Giồng Cá Vồ năm 1994 đang được trưng bày tại các bảo tàng: Lịch sử Quốc gia (Hà Nội), Lịch sử Việt Nam (TP.HCM); Lịch sử - Văn hóa Nam bộ (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP.HCM) để minh chứng cho giai đoạn phát triển tiền - sơ sử trước Công nguyên.
Phát hiện thêm nhiều di tích khảo cổ thời đại Đá cũ Trong quá trình thực hiện đề tài 'Khảo sát các di tích khảo cổ học tiền sử huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai' do Thạc sĩ Vũ Tiến Đức-Viện Khoa học xã hội vùng Tây Nguyên làm chủ nhiệm, nhóm tác giả phối hợp Bảo tàng tỉnh tiến hành khảo sát trên địa bàn huyện Krông Pa. Bên cạnh việc thẩm tra lại...