Giật mình với hài cốt khổng lồ trong lăng mộ Trung Quốc 2.100 năm
Hài cốt khác thường của nhiều loài sinh vật to lớn vừa được tìm thấy trong quần thể lăng mộ của Hán Văn Đế (202-157 trước Công nguyên) gần TP Tây An, Thiểm Tây – Trung Quốc.
Theo nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi Viện Khảo cổ học Trung Quốc, trong đó đáng chú ý nhất là một bộ xương khổng lồ, hoàn toàn nguyên vẹn được đặt trong một cấu trúc bằng gạch hướng thẳng về nơi an nghỉ của Hán Văn Đế.
Xương sống khổng lồ được khai quật trong một cấu trúc gạch hướng thẳng về nơi an nghỉ của Hán Văn Đế – Ảnh: VIỆN KHẢO CỔ HỌC TRUNG QUỐC
Tờ Ancient Origins dẫn lời nhà nghiên cứu Hu Songmei từ Học viện Khảo cổ học Thiểm Tây, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết họ đã đối chiếu bộ hài cốt này với các loài hiện đại và xác định nó là một con gấu trúc Tần Lĩnh đặc biệt quý hiếm.
Gấu trúc Tần Lĩnh có nguồn gốc từ dãy núi cùng tên, ranh giới tự nhiên giữa Nam – Bắc Trung Quốc. Loài này thuộc nhóm gấu trúc khổng lồ, bị cô lập về mặt địa lý dẫn đến nhiều khác biệt về hình thái và di truyền so với gấu trúc khổng lồ Tứ Xuyên.
Chúng có bộ lông màu nâu và trắng chứ không phải đen – trắng như các loài gấu trúc khác. Đặc biệt hơn, một bộ hài cốt gấu trúc tương tự cũng được tìm thấy trong lăng mộ của Bạc Hoàng thái hậu, mẹ của Hán Văn Đế.
Trong quá khứ, gấu trúc được coi là một sinh vật tôn quý, hay được dâng làm lễ vật cho hoàng gia và các chức sắc nước ngoài có mối giao hảo. Đó có lẽ là lý do nó xuất hiện ở vị trí đặc biệt trong các lăng mộ hoàng gia.
Ngoài gấu trúc khổng lồ, các nhà khoa học cũng phát hiện hài cốt một loạt sinh vật quý hiếm khác như hổ, heo vòi, trâu, linh dương sừng, sơn dương, bò Tây Tạng… Điều này cho thấy dường như người ta đang xây dựng một “vườn thượng uyển” ở thế giới bên kia cho Hán Văn Đế.
Video đang HOT
Gấu trúc thông thường (trái) và gấu trúc Tần Lĩnh với bộ lông nâu – trắng – Ảnh: GLOBAL TIMES
Quần thể lăng mộ Hán Văn Đế – Ảnh: CCTV
Nhà nghiên cứu Wu Xianzhu từ Viện Nghiên cứu khảo cổ tỉnh Hồ Bắc nhận định sự hiện diện của hài cốt gấu trúc vẫn là đáng chú ý nhất, nhấn mạnh mối liên hệ cổ xưa giữa con người và sinh vật này.
Theo ước tính gần đây, hiện chỉ có khoảng 300-400 con gấu trúc Tần Lĩnh quý hiếm còn tồn tại trong tự nhiên.
Cạm bẫy chống trộm trong ngôi mộ 1.000 năm khiến các chuyên gia không ngờ
Cạm bẫy chết người trong ngôi mộ cổ khiến các chuyên gia bất ngờ. Rốt cuộc ngôi mộ này có gì bí ẩn?
Vào thời xưa, người dân thường coi trọng việc xây dựng mộ. Việc xây dựng lăng mộ, mộ thời phong kiến vốn không phải là việc dễ dàng. Bởi đó không chỉ đơn giản là việc tìm một nơi để xây mộ mà còn phải xem xét dựa theo phong thủy và Kinh Dịch.
Đặc biệt, chủ nhân của những ngôi mộ nào có thân phận càng cao quý thì đồ tùy táng bên trong càng đắt giá. Nắm bắt được thực tế này, trong xã hội thời xưa xuất hiện những kẻ trộm mộ liều lĩnh. Điều khiến nhiều người phẫn nộ là nhóm mộ tặc không những đào bới mộ cổ, lấy cắp những cổ vật quý giá, làm tổn hại tới người đã khuất mà còn phá hủy kết cấu, môi trường ở bên trong mộ.
Quá trình khai quật lăng mộ, ngôi mộ cổ không hề dễ dàng.
Cái giá phải trả của kẻ trộm mộ
Những lăng mộ, ngôi mộ cổ xa hoa đồng nghĩa với việc trở thành mục tiêu tấn công của nhiều kẻ trộm. Có thể không ít kẻ trộm thành công trong việc trộm mộ cổ. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp phải chịu kết cục bi thảm khi dám cả gan xâm phạm nơi an nghỉ của người xưa.
Những ngôi mộ cổ thường chôn theo nhiều châu báu, cổ vật, nhưng đồng thời sử dụng các biện pháp siêu chống trộm. Ngôi mộ cổ ở Tương Dương, thuộc tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc) chính là một minh chứng.
Theo đó, vào năm 1981, khi đang đào móng xây nhà, những người công nhân ở đây đã đào trúng một tảng đá. Điểm khác biệt là màu sắc của tảng đá này rất khác so với bình thường. Hơn nữa, trên bề mặt tảng đá có nhiều ký tự thuộc loại văn tự cổ được chạm khắc. Do nghi ngờ có mộ cổ ở dưới lòng đất nên họ đã báo cho ban bảo vệ di tích văn hóa ở địa phương.
Các chuyên gia ngạc nhiên khi phát hiện nhiều bộ hài cốt trong mộ cổ.
Ngay sau khi nhận được tin báo, các chuyên gia, nhà khảo cổ đã nhanh chóng đến hiện trường, nhưng họ thực sự kinh ngạc. Bởi trước khi khai quật, các nhân viên trong đoàn khảo cổ đã phát hiện có rất nhiều hố trộm mộ ở xung quanh. Do đó, họ đoán rằng ngôi mộ cổ này nhất định đã bị những kẻ trộm mộ "ghé thăm" nhiều lần.
Mặc dù vậy, công việc khai quật vẫn được tiến hành. Thế nhưng, những điều kỳ lạ lại xảy ra. Trước khi hầm mộ chính được mở ra, các chuyên gia phát hiện có tới hàng chục bộ hài cốt.
Ban đầu, phần lớn mọi người đều suy đoán liệu có phải là thi thể của những người tham gia chôn cất hay không. Nhưng ý kiến này đã nhanh chóng bị bác bỏ, bởi xét từ điều kiện tử vong và hoàn cảnh xung quanh. Những người này đều không phải chủ nhân ngôi mộ, càng không phải là những người tham gia chôn cất. Thay vào đó, đây là thi thể của những kẻ trộm mộ.
Việc tìm thấy 80 hài cốt của bọn trộm mộ trong ngôi mộ cổ khiến nhiều nhà khảo cổ bất ngờ.
Sau khi kiểm tra, các nhà khảo cổ phát hiện có tổng cộng 80 hài cốt được tìm thấy xung quanh ngôi mộ. Những hài cốt này thuộc những triều đại khác nhau. Đáng chú ý là xung quanh các bộ hài cốt còn có một số dụng cụ đào mộ.
Các chuyên gia cho rằng, có vẻ như sau khi vào được ngôi mộ cổ, những kẻ trộm liều lĩnh đã không thể thoát ra ngoài nên bị mắc kẹt và mất mạng.
Đây cũng chính là lần đầu tiên các chuyên gia gặp phải tình huống như vậy. Do đó, họ muốn biết cơ chế hay cạm bẫy nào có thể giúp bảo vệ ngôi mộ cổ này tốt đến vậy?
Cạm bẫy đáng sợ trong ngôi mộ cổ
Trong ngôi mộ cổ này có bẫy chống trộm rất hiệu quả, khiến kẻ trộm không kịp trở tay.
Sau khi nghiên cứu và kiểm tra kỹ lưỡng, các nhà khảo cổ học xác định rằng, đây là một ngôi mộ cổ từ thời Ngũ đại Thập quốc (907 - 979). Dựa trên việc tìm thấy một lượng lớn đồ tùy táng quý giá, ngôi mộ này có thể thuộc về nơi an nghỉ của một vương hầu.
Sự thật dần lộ ra sau khi các chuyên gia khai quật hầm mộ chính. Hóa ra nguyên tắc chống trộm của ngôi mộ cổ này rất đơn giản. Xung quanh hầm mộ chính có rất nhiều cát. Cụ thể, ở xung quanh tường và trên trần của ngôi mộ cổ không phải là đất thông thường, thay vào đó là cát mịn. Loại cát này rất khô và dễ trôi.
Nếu bọn trộm mộ muốn vào hầm mộ cần thông qua những cái hố do chúng đào sẵn. Tuy nhiên, đúng lúc này cơ chế chống trộm trong mộ cổ sẽ được kích hoạt. Cụ thể, cát sẽ chảy xuống liên tục và bịt kín lỗ hổng. Do đó, ngay cả khi những kẻ trộm mộ không bị chôn sống thì họ cũng sẽ chết vì thiếu oxy.
Theo các chuyên gia, ngôi mộ cổ này chính là kiểu "lưu sa mộ" (mộ cát chảy) điển hình. Cạm bẫy bên trong thoạt đầu đơn giản khi chỉ dùng cát mịn, nhưng cơ chế này kích hoạt thì có thể khiến những kẻ trộm mộ không còn đường thoát thân. Đây thực sự là một cái bẫy hiểm ác khiến mộ tặc không kịp trở tay.
Sau khi khai quật ngôi mộ cổ ở Hồ Bắc, nhiều người dân địa phương bàn tán vì việc tìm thấy 80 bộ hài cốt của những kẻ trộm mộ. Các chuyên gia tham gia cuộc khai quật mộ rất thán phục trí tuệ chống trộm của người xưa sau khi phát hiện ra cạm bẫy chết người này. Đó cũng là lý do ngôi mộ cổ này được coi là "đệ nhất hung mộ" ở Trung Quốc.
Vì sao phải tưới nước lên mặt đất trong khu di tích binh đoàn đất nung Tần Thủy Hoàng? Không lâu trước đây, một đoạn video quay cảnh trong khu di tích binh đoàn đất nung của Tần Thủy Hoàng ở thành phố Tây An (Thiểm Tây, Trung Quốc) 'gây sốt' trên mạng xã hội. Theo đó, dân mạng tỏ ra bất ngờ và khó hiểu với hình ảnh một số nhân viên của khu di tích đang "tưới nước" lên mặt...