Mỗi năm, lượng nhựa thải ra đại dương ít hơn, nhưng lại tồn tại lâu hơn
Kết quả của một nghiên cứu mới cho biết, so với những gì các nhà khoa học nghĩ trước đây, trên thực tế có ít nhựa thải ra đại dương hơn, nhưng lượng nhựa này lại tồn tại trong một thời gian dài.
Rác thải nhựa trên biển, dù ít hơn so với dự đoán trước đó, nhưng vẫn đang gia tăng mỗi năm. Ảnh minh họa: Getty Images/TTXVN/Vietnam
Nghiên cứu đã lập mô hình ước tính rằng các mảnh nhựa lớn hơn 25mm, chiểm hơn 95% lượng nhựa trôi nổi trên đại dương. Trong khi đó, hầu hết các hạt nhựa trong đại dương đều rất nhỏ, tổng khối lượng của những hạt vi nhựa này – được định nghĩa là dưới 5mm – lại tương đối thấp.
Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Geoscience, tuy có sự vượt trội về số lượng của các mảnh nhựa lớn trôi nổi trong đại dương, nhưng tổng số lượng vẫn thấp hơn nhiều so với suy nghĩ trước đây.
Ô nhiễm nhựa trong đại dương vốn được ước tính là hơn 25 triệu tấn, với ¼ triệu tấn trôi nổi trên bể mặt biển. Tuy nhiên, nghiên cứu cho biết lượng nhựa trên bề mặt đại dương cao hơn nhiều, vào khoảng 3 triệu tấn. Việc nhựa trôi nổi thành từng mảng lớn có thể giúp ích cho nỗ lực dọn dẹp của con người.
Erik van Sebille, đồng tác giả nghiên cứu thuộc Đại học Utrecht, Hà Lan nhận định: “Các mảnh nhựa lớn nổi trên bề mặt dễ làm sạch hơn so với vi nhựa”
Video đang HOT
“Hành động ngay bây giờ”
Mô hình này cũng cho thấy rằng mỗi năm, lượng nhựa mới đổ ra đại dương ít hơn – khoảng nửa triệu tấn thay vì 4 – 12 triệu tấn – chủ yếu xuất phát từ các bờ biển và hoạt động đánh bắt cá. Tuy nhiên, chính sự kết hợp của nhiều nhựa trên bề mặt đã tồn tại trước đó và ít nhựa mới hơn chính là minh chứng cho thấy rác thải nhựa có thể sẽ tồn tại trọng đại dương lâu hơn so với suy nghĩ.
Trưởng nhóm nghiên cứu Mikael Kaandorp cho biết, điều đó có nghĩa là sẽ mất nhiều thời gian hơn cho đến khi các biện pháp chống rác thải nhựa được nhìn nhận rõ ràng. Nếu chúng ta không hành động ngay bây giờ, các tác động thậm chí sẽ còn kéo dài hơn nữa.
Thêm vào đó, dù ít, nhưng hiện lượng ô nhiễm nhựa ở các đại dương trên thế giới vẫn đang gia tăng. Theo các tác giả của nghiên cứu, nếu không giảm thiểu rác thải nhựa và tăng cường dọn dẹp rác thải nhựa trên bề mặt đại dương, rác thải nhựa còn sót lại có thể tăng gấp đôi trong vòng hai thập kỷ.
Mối lo ngại về tác động của nhựa đối với môi trường và sức khỏe con người nhìn chung đã tăng lên trong những năm gần đây.
Chương trình Môi trường Liên Hiệp quốc (UNEP) nhận xét, mỗi năm các mảnh vụn nhựa ước tính đã giết chết hơn 1 triệu con chim biển và 100.000 động vật có vú sống ở biển.
Được biết, nghiên cứu mới này được đưa ra khi thế giới đang chờ đợi bản dự thảo đầu tiên của một hiệp ước quốc tế của Liên Hiệp quốc về chống ô nhiễm nhựa, dự kiến sẽ ra mắt vào tháng 11.
Đại dương bị axit hóa khiến sinh vật biển khó 'đánh hơi' kiếm mồi
Tạp chí Hakai cho biết giới khoa học phát hiện quá trình axit hóa đại dương khiến khả năng cảm nhận của vài loài sinh vật biển yếu kém đi.
Cua Dungeness săn mồi hiệu quả nhờ cặp râu cảm nhận hóa chất của mình. Nhưng chiến lược vượt thời gian này dường như đang gặp rủi ro. Một nghiên cứu mới ghi nhận việc đại dương bị axit hóa làm cặp râu ấy hoạt động kém hẳn đi.
Thả cua Dungeness vào nước có tính axit cao hơn bình thường một chút - môi trường hiện tại ở một số hệ sinh thái ven biển và có thể lan rộng vào năm 2100 nếu con người tiếp tục thải ra lượng khí nhà kính cao, đội ngũ nhà nghiên cứu Đại học Toronto Scarborough phát hiện cua cần tiếp xúc cadaverine (hóa chất gây ra mùi thối ở động vật) nồng độ cao gấp 10 lần bình thường thì mới nhận ra con mồi.
Không chỉ cua Dungeness gặp rắc rối. Có nguy cơ quá trình axit hóa đại dương sẽ tước đi các tín hiệu hóa học quan trọng của nhiều loài sinh vật biển khác.
Theo nhà sinh thái học Jorg Hardege (Đại học Hull): "Hầu hết hóa chất trong nước biển đều bị ảnh hưởng".
Giống như động vật trên cạn ngửi và nếm hóa chất để thu thập thông tin quan trọng, không ít sinh vật biển dựa vào tín hiệu hóa học để phát hiện thức ăn, xác định vị trí bạn tình tiềm năng hoặc tránh kẻ săn mồi. Mỗi tín hiệu là một phân tử với cấu trúc hóa học và hình dạng vật lý riêng biệt giúp cơ chế cảm nhận hoạt động hiệu quả.
Nhưng tất cả hóa chất đều trôi nổi nên dễ bị ảnh hưởng bởi một loạt phản ứng hóa học. Ông Hardege lý giải nước có tính axit cao hơn sẽ có nhiều ion hydro điện tích dương trôi nổi hơn, số ion này liên kết với hóa chất trong nước khiến hóa chất thay đổi hình dạng hoặc liên kết với cơ quan thụ cảm của sinh vật làm thay đổi cách chúng cảm nhận tín hiệu hóa học.
Cách cảm thận tín hiệu hóa học thay đổi có thể khiến sinh vật thay đổi hành vi. Một nghiên cứu mà ông Hardege là đồng tác giả ghi nhận độ axit trong nước tăng nhẹ làm thay đổi hình dạng hóa chất thúc đẩy cua xanh châu Âu quạt nước cho trứng nhằm cung cấp oxy và loại bỏ chất thải. Cua sống ở môi trường như vậy ít nhạy cảm với tín hiện hóa học này hơn, lượng hóa chất phải tăng gấp ít nhất 10 lần chúng mới bắt đầu quạt nước.
Một nghiên cứu khác do Đại học British Columbia, Đại học MacEwan hợp tác thực hiện cũng phát hiện ở môi trường nước có tính axit cao, cá hồi hồng chưa trưởng thành cảm nhận hóa chất kém hơn và tránh kẻ săn mồi kém hơn. Nghiên cứu khác thực hiện bởi các nhà khoa học châu Âu ghi nhận tình trạng tương tự với cá tráp đầu vàng.
Theo ông Hardege, mỗi loài có ngưỡng mất khả năng phát hiện vài loại hóa chất nhất định khi độ axit trong nước tăng cao khác nhau. Giới khoa học chưa xác định được.
Nhà sinh thái học Christina Roggatz lưu ý không phải lúc nào quá trình axit hóa cũng làm giảm sự nhạy cảm với hóa chất. Một nghiên cứu chỉ ra cua ẩn sĩ bị thu hút nhiều hơn bởi một tín hiệu hóa học cụ thể.
Bà Roggatz cũng cảnh báo axit hóa có thể làm đảo lộn sự cân bằng của quá trình trao đổi hóa chất trong đại dương. Nhà sinh thái học này phát hiện độ axit tăng kết hợp nhiệt độ tăng khiến độc tính của saxitoxin (chất độc thần kinh từ động vật có vỏ ngộ độc) và tetrodotoxin (chất độc từ cá nóc, bạch tuộc đốm xanh) tăng lên.
Từng có một đại dương cổ tồn tại ở Ấn Độ Dương? Phân tích các 'lỗ hổng trọng lực' xuất hiện ở Ấn Độ Dương cho thấy, trước khi lục địa Ấn Độ được đẩy về Á - Âu, đã có một đại dương cổ tồn tại ở khu vực này. Các nhà khoa học phát hiện một "lỗ hổng trọng lực" ở Ấn Độ Dương, nơi lực hấp dẫn của Trái đất ở mức...