Phát hiện hành tinh trẻ nhất từ trước đến nay?
Báo cáo đăng trên chuyên san The Astrophysical Journal Letters tuyên bố đã phát hiện một trong những hành tinh trẻ nhất từ trước đến nay, nhiều khả năng là hành tinh nhỏ tuổi nhất mà nhân loại có thể tìm đến.
Sao AS 209 cách trái đất khoảng 395 năm ánh sáng ALMA (ESO/NAOJ/NRAO)
Theo thông cáo của Đài thiên văn Vô tuyến Quốc gia của Mỹ, hành tinh này cách trái đất 395 năm ánh sáng, thuộc phạm vi chòm sao Xà Phu, và đang trong quá trình hội tụ khí và bụi. Điều này có nghĩa là nó vẫn chưa thật sự hình thành.
Hành tinh đang tượng hình xung quanh sao AS 209, khối lượng chỉ nhỉnh hơn mặt trời và mới 1,5 triệu năm tuổi. Nhờ vào kính thiên văn vô tuyến lớn nhất thế giới ALMA, các nhà nghiên cứu có thể quan sát được cái gọi là đĩa xung quanh sao.
Đĩa xung quanh sao là tập hợp khí, bụi và mảnh vụn xung quanh các hành tinh mới sinh. Những đĩa này tạo ra mặt trăng và các tiểu hành đá, cũng như điều phối quá trình phát triển của những hành tinh non trẻ và khổng lồ.
Các chuyên gia cho rằng với việc quan sát AS 209, nhân loại sẽ hiểu biết thêm về nguồn gốc của hệ mặt trời chúng ta và các mặt trăng của sao Mộc.
“Cứ như thể chúng ta đang nhìn vào quá khứ của hệ mặt trời”, tờ The New York Times dẫn lời đồng tác giả Myriam Benisty, nhà thiên văn học của Viện Hành tinh học và Vật lý Thiên thể Grenoble (Pháp).
Theo nhóm của bà Myriam Benisty, cần thực hiện các quan sát kế tiếp đối với hệ sao AS 209 để xác nhận sự tồn tại của hành tinh này, hiện vẫn bị che phủ bởi hỗn hợp khí, bụi đang tạo ra nó.
Dự kiến kính thiên văn không gian James Webb sẽ được giao trách nhiệm đo đạc khối lượng của hành tinh, cũng như thành phần khí quyển của nó trong tương lai gần.
Tác giả Jaehan Bae, nhà thiên văn học của Đại học Florida (Mỹ), dự đoán kết quả từ quá trình quan sát sao AS 209 và hành tinh của nó sẽ giúp chúng ta tiến gần thêm một bước trong nỗ lực trả lời câu hỏi: “Con người chúng ta bắt nguồn từ đâu?”.
Kính viễn vọng không gian James Webb trị giá 10 tỉ USD lại va chạm với thiên thạch
Kính viễn vọng không gian James Webb trị giá 10 tỉ USD đã ghi nhận có 6 biến dạng trên mặt gương chính được cho là do sự va chạm với thiên thạch nhỏ trong không gian.
Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) vừa cho biết: "Mỗi vi vật gây ra sự suy giảm mặt sóng của phần gương bị tác động, như được đo trong quá trình cảm biến thông thường."
Theo một bài báo được công bố vào tuần trước, một số sự suy biến có thể sửa chữa được bằng cách điều chỉnh các phép toán mà NASA áp dụng cho dữ liệu được thu thập bới mỗi bảng điều khiển.
Theo các nhà khoa học, va chạm đã diễn ra từ ngày 22 đến ngày 24/5/2022, nguyên nhân là bởi sự xuất hiện của một vi tiểu giáp lớn hơn dẫn đến sự thay đổi "không thể sửa chữa" đối với phân đoạn C3.
Kính viễn vọng James Webb trị giá 10 tỉ USD được phóng lên không gian từ ngày 25/12/2021. Ảnh news.sky.
Báo cáo của NASA cũng cho biết: "Vẫn chưa rõ việc đi đến phân đoạn C3 từ tháng 5 năm 2022 có phải là một sự kiện hiếm gặp hay không?."
Nhóm nghiên cứu của NASA đã cân nhắc việc đó có thể là "Một cuộc va chạm sớm không may mắn bởi một vi hành tinh có động năng cao, và theo thống kê chỉ có thể xảy đến vài năm một lần."
Nhưng có khả năng "Kính thiên văn có thể sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi các vi vật hơn so với dự đoán được đưa ra của mô hình trước khi phóng. Nhóm dự án đang tiến hành các cuộc điều tra bổ sung về quần thể vi tiểu giáp và sự tác động ảnh hưởng đến gương beryllium như thế nào."
Hồi tháng 6/2022, NASA cũng ghi nhận James Webb "dính" vụ va chạm thứ năm kể từ khi kính thiên văn này được phóng lên vũ trụ vào tháng 12/2021. Các kỹ sư đã bắt đầu điều chỉnh lại phần gương bị va chạm để khắc phục ảnh hưởng. NASA cũng triệu tập một nhóm kỹ sư để nghiên cứu cách tránh những vụ va chạm tương tự trong tương lai.
Kính viễn vọng James Webb trị giá 10 tỉ USD, là thế hệ sau của kính thiên văn huyền thoại Hubble. Ảnh news.sky.
Lần đầu tiên sau 18 năm, 5 hành tinh thẳng hàng, nhìn thấy rõ từ Trái Đất Sao Thủy, Sao Kim, Sao Hỏa, Sao Mộc và Sao Thổ cùng lúc xuất hiện trên bầu trời trong sự kiện thiên văn hiếm có sau 18 năm. Các hành tinh quay quanh mặt trời với tốc độ khác nhau, do vậy hiện tượng ba hành tinh thẳng hàng là hiện tượng kỳ thú rất hiếm khi xảy ra. Năm nay, duy nhất...