Phát hiện vật thể xoắn ốc bí ẩn đang xoay quanh lõi Dải Ngân hà
Trong quá trình nghiên cứu những bí mật của trung tâm Dải Ngân hà, các nhà thiên văn học phát hiện một vật thể bí ẩn, bề ngoài tương tự phiên bản thu nhỏ của thiên hà xoắn ốc và đang lặng lẽ xoay quanh một ngôi sao lớn.
Mô phỏng lịch sử tiến hóa của vật thể xoắn ốc bí ẩn SHAO
Nằm cách trái đất khoảng 26.000 năm ánh sáng và gần vùng lõi Dải Ngân hà, ngôi sao có khối lượng lớn gấp 32 lần mặt trời và nằm bên trong quầng đĩa khí khổng lồ gọi là đĩa tiền sao. Bản thân đĩa tiền sao này có bề ngang khoảng 4.000 lần khoảng cách từ trái đất đến mặt trời, theo trang Space.com hôm 24.6.
Đĩa tiền sao phổ biến trên toàn vũ trụ, đóng vai trò tiếp nhiên liệu cho các sao trẻ phát triển thành những ngôi sao như mặt trời trong vòng hàng triệu năm. Tuy nhiên, các nhà thiên văn học chưa từng chứng kiến một đĩa tiền sao nào như thế trước đây, dưới dạng phiên bản thiên hà thu nhỏ, di chuyển ở khoảng cách gần trung tâm Dải Ngân hà của chúng ta.
Bằng cách nào phiên bản của thiên hà xoắn ốc lại có thể xuất hiện ở khu vực này, và liệu có những vật thể tương tự ngoài kia? Câu trả lời có lẽ phụ thuộc vào một vật thể bí ẩn đang nằm bên ngoài quỹ đạo của đĩa tiền sao, theo báo cáo đăng trên chuyên san Nature Astronomy.
Video đang HOT
Nhờ kính thiên văn ALMA ở Chile, đội ngũ nghiên cứu rút ra kết luận những cánh tay xoắn ốc của đĩa tiền sao là tàn tích của một vật thể lạ, từng xâm nhập vào khu vực xung quanh lõi Dải Ngân hà trong quá khứ, đồng tác giả Lu Xing, nhà nghiên cứu đến từ Đài thiên văn Thượng Hải (Trung Quốc), cho biết.
Bên cạnh việc cung cấp những hình ảnh trực tiếp đầu tiên của một đĩa tiền sao ở trung tâm Dải Ngân hà, cuộc nghiên cứu cho thấy những vật thể ngoại lai trong quá trình xâm nhập khu vực trung tâm thiên hà có thể tác động khiến những đĩa tiền sao “hóa thân” thành những hình dạng xoắn ốc, vốn trước đây chỉ xuất hiện ở tầm cỡ thiên hà.
Đội ngũ các nhà khoa học cũng cho thấy lõi Dải Ngân hà có lẽ chứa đầy những đĩa tiền sao tương tự như đối tượng vừa được phát hiện và vẫn chờ được con người khám phá.
Vật thể bí ẩn trong không gian phát ra tín hiệu 20 phút một lần
Vật thể bí ẩn chỉ cách Trái Đất 4.000 năm ánh sáng giải phóng năng lượng khổng lồ khoảng ba lần một giờ và không giống bất cứ thứ gì mà các nhà thiên văn từng phát hiện.
Các nhà thiên văn học cho biết phát hiện mới về một vật thể bí ẩn trong không gian chỉ cách Trái Đất 4.000 năm ánh sáng không giống bất cứ thứ gì từng thấy trước đây.
Vật thể bí ẩn trong không gian phát ra tín hiệu 20 phút một lần
Họ cho rằng vật thể lạ có thể là một ngôi sao neutron hoặc một ngôi sao lùn trắng với từ trường cực mạnh, hoặc có thể là một cái gì đó hoàn toàn khác lạ chưa từng biết đến.
Khi quay trong vũ trụ, vật thể 'ma quái' sẽ phát ra một chùm bức xạ. Cứ sau 20 phút thì nó trở thành một trong những vật thể sáng nhất trên bầu trời đêm. Các quan sát cho thấy vật thể lạ giải phóng một luồng năng lượng khổng lồ ba lần một giờ.
Tyrone O'Dohert, nghiên cứu sinh tiến sĩ của Đại học Curtin đã phát hiện ra điều bất thường khi sử dụng kính thiên văn Murchison Widefield Array ở vùng hẻo lánh Tây Australia.
O'Doherty chia sẻ rằng: "Thật thú vị khi điều mà tôi xác định vào năm ngoái hóa ra lại là một vật thể kỳ lạ như vậy. Trường nhìn rộng và độ nhạy cực cao của kính thiên văn Murchison Widefield Array là lựa chọn hoàn hảo để khảo sát toàn bộ bầu trời và phát hiện những điều bất ngờ".
Natasha Hurley-Walker, nhà vật lý thiên văn từ Đại học Curtin, Trung tâm Quốc tế về Nghiên cứu Thiên văn Vô tuyến (ICRAR) ở Australia dẫn đầu nhóm nghiên cứu cho biết nhóm phát hiện ra vật thể bí ẩn khi lập bản đồ sóng vô tuyến trong vũ trụ.
Natasha Hurley-Walker nói: "Vật thể lạ xuất hiện và biến mất trong vài giờ khi chúng tôi thực hiện quá trình quan sát. Điều đó hoàn toàn bất ngờ xuất hiện cách Trái Đất khoảng 4.000 năm ánh sáng".
Các vật thể phát sáng rồi tắt trong vũ trụ không phải là mới với các nhà thiên văn học, một số vật thể xuất hiện trong vài ngày và biến mất sau vài tháng, cũng có những vật thể nhấp nháy và tắt trong vòng vài giây.
Tuy nhiên, nhà vật lý thiên văn Gemma Anderson, đồng tác giả nghiên cứu cho biết việc tìm thấy vật thể có thể phát sáng trong một phút, lặp lại chu kỳ sau 20 phút khiến phát hiện mới thực sự bất thường và đáng quan tâm.
Vật thể bí ẩn rất sáng, nhỏ hơn mặt trời, phát ra loại sóng vô tuyến cho thấy nó có từ trường cực mạnh. Các nhà nghiên cứu sẽ tiếp tục theo dõi vật thể và trong thời gian chờ đợi họ tìm kiếm thêm bằng chứng về những vật thể tương tự.
Natasha Hurley-Walker nói: "Nhiều phát hiện hơn giúp cho các nhà thiên văn biết liệu đây là một sự kiện hiếm gặp hay một quần thể mới khổng lồ mà con người chưa bao giờ tìm thấy từ trước đến nay".
Phát hiện vật thể 'không giống bất cứ thứ gì từng thấy' trên dải Ngân hà Vật thể lạ phát những đợt sóng vô tuyến cường độ cao và ổn định chưa từng thấy trên dải Ngân hà khiến giới thiên văn học vô cùng bất ngờ. Dải Ngân hà và điểm đánh dấu vị trí vật thể lạ AFP Hãng AFP ngày 27.1 đưa tin các nhà nghiên cứu Úc vừa phát hiện một vật thể kỳ lạ...