Phát hiện hàng hóa từ Trung Quốc vừa cập bến đã có sẵn mác “Made in Việt Nam”
Lực lượng hải quan phát hiện nhiều mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam nhưng trên sản phẩm, bao bì đều có sẵn nhãn “ Made in Việt Nam”, các thông tin đều thể thiện bằng tiếng Việt.
Ngày 19-7, ông Âu Anh Tuấn, Quyền Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về Hải quan (Tổng cục Hải quan) đã chỉ ra hàng loạt phương thức, thủ đoạn mà doanh nghiệp thực hiện để gian lận xuất xứ hàng hóa (C/O). Trong đó nổi cộm lên tình trạng sản phẩm được sản xuất ở nước ngoài nhưng khi nhập khẩu về Việt Nam đã có sẵn nhãn “Made in Việt Nam”, “Sản xuất tại Việt Nam” hoặc “Xuất xứ Việt Nam”.
Theo ông Tuấn, dù là hàng hóa sản xuất tại nước ngoài nhưng khi vừa cập bến tới Việt Nam, thì trên bao bì, phiếu bảo hành thể hiện bằng tiếng Việt các thông tin về nhãn hiệu, địa chỉ trụ sở doanh nghiệp, trang web, trung tâm bảo hành tại Việt Nam để tiêu thụ nội địa hoặc xuất khẩu.
Lực lượng hải quan phát hiện nhiều hàng hóa Trung Quốc khi nhập khẩu đã có sẵn mác “Made in Việt Nam”
Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục Hải quan một số tỉnh, TP đã phát hiện và xử lý một số vụ việc nhập khẩu hàng hóa gian lận, giả mạo xuất xứ Việt Nam. Như vụ việc công ty TNHH MTV Thương mại tổng hợp Bảo Tiến An nhập khẩu từ Trung Quốc 3.300 bộ khóa mang nhãn hiệu Khóa Việt Tiệp, 1.560 van bếp ga đã dán tem kiểm nghiệm của Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Minh Việt Nam.
Đáng chú ý, công ty TNHH XNK Trần Vượng khai báo nhập Loa kết hợp với máy ghi và tái tạo âm thanh, hàng mới 100% có xuất xứ Trung Quốc, trị giá hàng hóa ghi trên theo khai báo là hơn 238 triệu đồng. Tuy nhiên khi cơ quan hải quan kiểm tra hàng hóa thì phát hiện có 600 loa thùng kéo và 1.200 micro, trên thùng carton và mocro có ghi tiếng Việt, nội dung: Loa NANOMAX; Công ty cổ phần xây dựng và điện tử Sơn Tùng, trụ sở Quận Tân Phú (TP HCM); Made in Việt Nam. Hiện vụ việc đang được khởi tố để điều tra về hành vi buôn lậu.
Video đang HOT
Ngoài ra, Công ty TNHH H.T (TP HCM) khai báo nhập 6 container gạch ốp lát không tráng men, mới 100%, xuất xứ Trung Quốc. Qua kiểm tra phát hiện trên bao bì sản phẩm thể hiện chữ “Made in Viet Nam” nhãn hiệu ROYALGRESPORCELANTATO, sản xuất tại khu công nghiệp Mỹ Xuân A, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
Lực lượng hải quan cũng đã phát hiện 1 đơn hàng khoảng 100 tấn là quần áo, phụ tùng xe máy, xe đạp điện, điện gia dụng từ biên giới phía bắc vào Việt Nam tiêu thụ, có xuất xứ Trung Quốc, nhưng nhiều sản phẩm gắn mác sản xuất tại Việt Nam, thậm chí có sản phẩm còn ghi rõ là sản xuất tại quận Hà Đông (Hà Nội) với hạn bảo hành 1 năm, có chứng nhận quy chuẩn, hàng Việt Nam chất lượng cao.
Tổng cục Hải quan cho biết trong thời gian tới sẽ tiếp tục đẩy mạnh thu thập thông tin, kiểm tra đối với các đơn hàng có dấu hiệu nghi vấn giả mạo C/O, đối với 1 số mặt hàng trọng điểm có kim ngạch xuất, nhập khẩu lớn. Đồng thời, điều tra làm rõ và xem xét khởi tố, đề nghị khởi tố vụ án hình sự đối với các tội: Buôn lậu; Vận chuyển trái phép hàng hóa tiền tệ qua biên giới; Sản xuất, buôn bán hàng giả; Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan…..
Liên quan đến nghi vấn Công ty Cổ phần Điện tử Asanzo nhập hàng Trung Quốc nhưng gắn nhãn xuất xứ Việt Nam để tiêu thụ tại thị trường trong nước, bà Nguyễn Thu Nhiễu, Phó cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan (Tổng cục Hải quan) cho biết quá trình kiểm tra, làm rõ vụ việc này vẫn đang diễn ra nên chưa có kết luận cuối cùng, chưa thể nói “đúng, sai”.
Cục đã kiểm tra 31 DN nghi vấn có mua bán linh kiện, hoạt động thương mại với Asanzo, trong đó có 3 DN ngừng hoạt động, 1 DN bị khởi tố là Công ty Sa Huỳnh. Một số công ty Cục đã kiểm tra xong, có kết quả sơ bộ nhưng phải tổng kết toàn bộ hồ sơ thì mới có kết luận cuối cùng.
Ông Âu Anh Tuấn, Quyền Cục trưởng Cục Giám sát và quản lý hải quan cũng cho biết đang phối hợp với lực lượng quản lý thị trường, thuế rà soát lại quá trình sản xuất, nhập khẩu linh kiện của Asanzo về sản xuất.
Theo người lao động
Vỏ Sò của Viettel có cạnh tranh lại Lazada, Shopee...?
Dù mảnh đất thương mại điện tử còn màu mỡ nhưng nhiều người vẫn nghi ngại Vỏ Sò của Viettel không dễ dàng vượt qua các tên tuổi lớn và đã quen thuộc với người tiêu dùng như Lazada, Shopee...
Tổng Công ty CP Bưu chính Viettel (Viettel Post) vừa ra mắt nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) Voso.vn (Vỏ Sò). Viettel Post cho hay đây là một trang TMĐT mua bán hàng hóa trực tuyến tương tự một số sàn khác trên thị trường hiện nay.
"Điểm mạnh của voso.vn chính là sự hỗ trợ mạnh mẽ trong việc giao hàng và thanh toán. Với việc sở hữu mạng lưới chuyển phát nhanh rộng khắp cả nước, giúp các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh hoặc cá nhân muốn tìm kiếm thêm một nguồn thu nhập thụ động, tạo doanh thu đột phá với mạng lưới giao hàng COD (thu hộ) trên toàn quốc.
Đặc sản vùng miền cũng là một lợi thế cạnh tranh của Vỏ Sò so với các sàn TMĐT khác" - thông cáo báo chí của Viettel Post nêu.
Cạnh tranh trên thị trường TMĐT hiện rất khốc liệt.
Trao đổi với Báo Người Lao Động, ông Trần Trung Hưng, Tổng Giám đốc Viettel Post, cho rằng Vỏ Sò cùng với ứng dụng gọi xe MyGo được Viettel Post ra mắt cùng thời điểm sẽ hoàn thiện hệ sinh thái khép kín của công ty khi tạo ra và hỗ trợ khách hàng có thêm một kênh bán hàng hiệu quả hơn, chi phí thấp hơn. Đồng thời, nếu số lượng bán hàng tăng lên thì cần phải có tốc độ giao hàng nhanh nhất.
"TMĐT vẫn là một thị trường hết sức tiềm năng và có mức tăng trưởng tốt trong tương lai. Thị trường chưa định vị ai là người chiến thắng cuối cùng vì thế cơ hội chia đều cho tất cả mọi người chơi tham gia", Tổng Giám đốc Trần Trung Hưng tự tin chia sẻ.
Ông Lê Hải Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội TMĐT Việt Nam, đánh giá dù các sàn TMĐT đã định vị khá rõ nét tên tuổi trên thị trường nhưng không hẳn không có cơ hội cho doanh nghiệp mới.
"Người tiêu dùng Việt Nam "cả thèm chóng chán", do vậy không khó thay đổi thói quen chọn dịch vụ hay nền tảng của họ. Người tiêu dùng đã đi xe Grab rồi chuyển sang FastGo, Be; mua hàng của cả Tiki, Lazada thì họ cũng dễ dàng sử dụng Mygo, Vỏ sò. Ở đây, Viettel Post tiết kiệm được đáng kể chi phí và thời gian để người tiêu dùng làm quen với ứng dụng", ông Lê Hải Bình nhận xét.
Trong khi đó, ông Lưu Thanh Phương, chủ sàn TMĐT 5giay.vn, tỏ ra không thực sự lạc quan với việc các tân binh gia nhập thị trường.
"Nếu làm tốt, tận dụng được nguồn nhân lực và hệ thống giao nhận có sẵn, Vỏ Sò có thể vượt qua Sendo và Adayroi nhưng khó có thể vượt qua được Shopee, Lazada ở thị trường này", ông Phương nhìn nhận.
Các chuyên gia thị trường đánh giá TMĐT có sức hút lớn trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng ưa "ngồi một chỗ mua sắm" và hệ thống bán hàng trực tiếp đã gần đến mức bão hòa.
"Bởi vậy, dù cạnh tranh gay gắt, không ít tân binh vẫn ngỏ ý muốn gia nhập thị trường; còn các cựu binh thì chật vật nghĩ chiêu giữ vị thế của mình. Chẳng hạn Tiki dù thừa nhận lỗ do đầu tư vào cơ sở hạ tầng, hệ thống vận hành, kho bãi nhưng vẫn triển khai dự án đầu tư cho 100 MV ca nhạc của ca sĩ Việt để tạo thêm hiệu ứng tốt về mặt hình ảnh cho sàn này", một chuyên gia TMĐT nhận định.
Theo vietnammoi
Thị trường ngày 01/06: Giá vàng lên mức cao nhất 7 tuần, đồng có tháng giảm mạnh nhất kể từ năm 2015 Kết thúc phiên giao dịch, dầu có tháng giảm mạnh nhất 6 tháng sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa áp thuế quan đối với hàng hóa từ Mexico, đồng có tháng giảm mạnh nhất kể từ tháng 11/2015. Chiều ngược lại, Giá vàng tăng lên mức cao nhất trong 7 tuần, đường quay lại đà tăng sau khi sụt giảm...