Phát hiện ca rò mạch máu thế giới hiếm gặp
Xuất huyết tiêu hóa ồ ạt, người đàn bà 60 tuổi ở Đăk Lăk vừa được xác định do mắc chứng rò mạch máu gan bẩm sinh, toàn thế giới chưa đến 100 ca.
Bệnh nhân được đưa đến Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP HCM) trong tình trạng xuất huyết tiêu hóa liên tục. Trước đó bà đi khám ở các bệnh viện và được chẩn đoán xơ gan gây giãn tĩnh mạch ở thực quản.
Vị trí mạch máu bị rò. Ảnh chụp mạch máu xóa nền
Trong tình trạng nguy cấp bởi bệnh nhân có thể tử vong do mất máu, các bác sĩ lập tức cầm máu nhiều lần qua nội soi dạ dày từ miệng xuống và tiếp tục truy lại cho chính xác nguyên nhân gây chảy máu.
Video đang HOT
“Mãi đến khi mạch máu được tái tạo bằng hình ảnh 3D chúng tôi mới xác định bệnh nhân không phải bị chảy máu do xơ gan dẫn đến giãn và vỡ mạch máu gan như chẩn đoán trước đó. Mà hình ảnh cho thấy tình trạng chảy máu là do một chỗ rò bẩm sinh của động mạch gan. Đây là bệnh rất hiếm gặp”, thạc sĩ – bác sĩ Trần Ngọc Lưu Phương, Phó khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương cho biết.
Sau khi phát hiện được vị trí chảy máu, bệnh nhân được các bác sĩ đưa dụng cụ theo mạch máu từ đùi lên đến đường rò ở động mạch gan để bơm xi măng sinh học vào bít lại. “Ngay sau khi điều trị, tình trạng xuất huyết tiêu hóa của người bệnh lập tức cải thiện. Kiểm tra hình ảnh mới nhất cũng cho thấy chỗ rò mạch máu đã hoàn toàn không còn dấu hiệu tái phát”, ông Phương cho biết.
Theo bác sĩ Phương, giãn tĩnh mạch thực quản và dạ dày là biến chứng rất thường gặp ở bệnh nhân bị bệnh xơ gan. Vì lúc này gan đã bị chai cứng lại làm cho áp suất trong tĩnh mạch cửa ở gan tăng rất cao. Riêng giãn tĩnh mạch thực quản và dạ dày do rò bẩm sinh động mạch gan vào tĩnh mạch cửa ở gan là một bệnh lý rất hiếm gặp. Trên thế giới, số ca được báo cáo không vượt quá 100.
Theo VNE
Cứu bé 10 tháng bị biến chứng sởi nhanh hiếm gặp
Sau 2 ngày ho, sốt, nổi ban do sởi, bé Kiều Chinh (10 tháng, ở Hà Nội) bị suy hô hấp nặng. Virus sởi tấn công trực tiếp vào phổi của bé ngay ở giai đoạn đầu.
Sau hơn 2 tuần điều trị, hiện sức khỏe Chinh diễn biến tốt, ăn uống bình thường, có thể xuất viện trong vài ngày tới.
Ngày 16/2, gia đình đưa Chinh đến khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai khám. Tại đây, thấy biểu hiện của trẻ chưa có gì bất thường, ban sởi ít nên các bác sĩ chuyển bé sang Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới điều trị. Tuy nhiên, chiều cùng ngày sức khỏe bé đột nhiên chuyển biến xấu, phổi tổn thương rất nặng. Bé được chuyển lại khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, trong tình trạng suy hô hấp rất nặng, phải thở máy.
Sau hơn 2 tuần được cấp cứu, bé Chinh đã có thể ăn uống, chơi bình thường. Ảnh: Nam Phương.
Phó giáo sư Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, tình trạng của trẻ ngày một nặng hơn. Các bác sĩ liên tục chụp phổi để theo dõi, điều chỉnh máy thở, đồng thời hằng ngày đều đặn siêu âm tim, kiểm tra gan vì sợ virus sởi tiếp tục tấn công các cơ quan khác. Sau 5 ngày thở máy liên tục, tình trạng hô hấp cải thiện rõ rệt. Đến ngày thứ bảy, bé được rút máy thở.
Các bác sĩ cho biết, bệnh viện cùng lúc tiếp nhận 2 ca sởi nặng, đều bị virus sởi tấn công trực tiếp vào phổi ngay ở giai đoạn đầu. Trong đó một bé đã tử vong, bé Chinh may mắn cứu được.
"Trước đây, khoa vẫn tiếp nhận rải rác ca mắc sởi nhưng năm nay mới thấy trường hợp virus sởi tấn công trực tiếp phổi. Với những ca sởi thông thường, sau khi ban bay, sức đề kháng giảm, trẻ mới bị biến chứng do bội nhiễm vi khuẩn khác (không phải do virus sởi)", phó giáo sư Dũng nhấn mạnh.
Viêm phổi do virus tổn thương nặng, không có thuốc điều trị đặc hiệu mà chỉ là chữa triệu chứng. Trong khi nếu do vi khuẩn thì có thể dùng thuốc kháng sinh.
Hiện tại hầu như ngày nào khoa Nhi cũng có ca sởi đến khám, không ít ca biến chứng nặng. Các bác sĩ đang thử làm xét nghiệm về miễn dịch để tìm mối liên hệ giữa suy giảm miễn dịch với biến chứng nặng của sởi.
Theo phó giáo sư Dũng, trong thời gian tới sẽ tiếp tục có ca sởi nhập viện. Để phòng bệnh, cha mẹ nên đưa con đi tiêm phòng, đồng thời chú ý tăng cường vệ sinh mũi họng, vệ sinh cá nhân, tránh những nơi tập trung đông người, thông thoáng nhà cửa... Một tháng sau khi chích ngừa trẻ mới được bảo vệ.
Khi trẻ mắc bệnh, cha mẹ cũng nên đưa con đi khám sớm, cân nhắc nhập viện nếu cần thiết. Nếu trẻ có biểu hiện thở nhanh, sốt rất cao, mệt mỏi, hoặc đơn giản thấy khó thở thì cũng cần nhập viện ngay, tránh nguy hiểm đến tính mạng.
Theo VNE
Xuất hiện hội chứng giống bại liệt hiếm gặp tại Mỹ Hội chứng giống bại liệt hiếm gặp và chưa có cách chữa trị đang xuất hiện trên một số trẻ em ở California, gây lo ngại về khả năng quay trở lại của căn bệnh từ lâu đã bị xóa sổ ở Mỹ. Tại Hội nghị thường niên của Viện hàn lâm Thần kinh học Mỹ tại Philadelphia, các nhà khoa học từ...