Phát hiện bức tranh hang động lâu đời nhất thế giới tại Indonesia
Theo một báo cáo công bố trên tạp chí Science Advances ngày 13/1, các nhà khảo cổ đã phát hiện một bức tranh vẽ trong hang động cổ xưa nhất thế giới tại Indonesia.
Bức tranh vẽ một con lợn rừng, có niên đại từ cách đây tối thiểu 45.500 năm. Đây được xem là bằng chứng cho thấy thời điểm an cư sơ khai nhất của loài người tại khu vực này.
Bức tranh trong hang Leang Tedongnge ở Indonesia. Ảnh: AFP/Getty Images
Nhà nghiên cứu Maxime Aubert thuộc trường Đại học Griffith (Australia) cho biết bức tranh được chuyên gia khảo cổ Basran Burhan phát hiện trong hang động Leang Tedongnge trên đảo Sulawesi vào năm 2017, trong khi đang tiến hành khảo sát tại đây cùng các cộng sự và nhà chức trách Indonesia. Hang động Leang Tedongnge nằm trong một thung lũng hẻo lánh, được bao quanh bởi những vách núi đá vôi. Địa điểm này nằm cách con đường gần nhất khoảng một giờ đi bộ. Người ta chỉ có thể đến được đây vào mùa khô, do nơi đây thường ngập nước trong mùa mưa. Những người dân thuộc cộng đồng Bugis sống biệt lập tại khu vực này cho biết những người phương Tây chưa từng nhìn thấy họ.
Con người đã săn bắt lợn rừng Sulawesi trong hàng chục nghìn năm. Loài vật này cũng là những “nhân vật” chính trong các tác phẩm nghệ thuật thời tiền sử được phát hiện tại khu vực đảo, đặc biệt là trong giai đoạn Kỷ Băng hà.
Video đang HOT
Với kích thước 136 x 54 cm, lợn rừng Sulawesi trong bức tranh nói trên được vẽ màu đỏ sẫm và có mào lông ngắn dựng đứng, một cặp bướu nhỏ giống như sừng trên mặt đặc trưng của một con đực trưởng thành. Trên chân sau của chú lợn này có hai dấu tay và có vẻ như chú đang đối diện với hai đồng loại khác – những hình ảnh này không được bảo tồn nguyên vẹn.
Aubert, một chuyên gia xác định niên đại các mẫu vật, đã giám định lớp phủ calcite trên bức tranh, sau đó sử dụng đồng vị urani để xác định bức tranh đã xuất hiện từ cách đây ít nhất 45.500 năm. Ông giải thích: “Những người đã tạo ra bức tranh này là những người hiện đại, giống như chúng ta, họ có tất cả khả năng và công cụ để thực hiện bất kỳ bức tranh nào mà họ muốn”.
Bức tranh nghệ thuật trên đá cổ xưa nhất trước đó cũng đã được nhóm nghiên cứu của ông Basran Burhan phát hiện ở Sulawesi. Bức tranh này được xác định có niên đại cách đây ít nhất 43.900 năm, mô tả một nhóm “nhân vật” nửa người – nửa thú đang săn bắt những động vật có vú.
Theo giới chuyên gia, những bức tranh hang động như thế này có thể giúp các nhà khoa học nắm rõ thêm về những cuộc di cư của loài người thời tiền sử. Khoa học trước đó chứng minh rằng loại người đã đến Australia từ cách đây 65.000 năm và họ có thể đã phải băng qua các hòn đảo của Indonesia – còn được gọi là “Wallacea”. Khu vực phát hiện bức tranh nêu trên cho thấy bằng chứng lâu đời nhất về con người ở Wallacea. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng những nghiên cứu trong tương lai sẽ cho thấy con người đã xuất hiện tại khu vực này từ sớm hơn nữa.
Trường học Indonesia chấp nhận cho thanh toán học phí bằng... dừa
Học viện Du lịch Venus One, một trường cao đẳng khách sạn ở Bali, Indonesia, đang cho phép sinh viên gặp khó khăn tài chính trả học phí và các khoản phí khác bằng các sản vật tự nhiên, bao gồm cả dừa.
Trường học ở Bali cho phép sinh viên trả học phí theo cách đặc biệt
Một trường cao đẳng khách sạn ở Indonesia đang cung cấp cho sinh viên bị ảnh hưởng nặng nề bởi suy thoái kinh tế cơ hội trả học phí bằng dừa và các vật liệu tự nhiên khác. Đó là Học viện Du lịch Venus One ở Gianyar, Bali.
Nhà trường cho biết những sinh viên đang gặp khó khăn về tài chính sẽ được phép trả học phí và các khoản phí khác bằng cách mang dừa đến, phục vụ cho điều chế dầu dừa nguyên chất.
"Lúc đầu, chúng tôi bắt đầu chương trình trả góp để sinh viên trả học phí nhưng giờ chúng tôi đã trở nên linh hoạt hơn. Chúng tôi đang sản xuất dầu dừa nguyên chất và chúng tôi cố gắng thu hút sinh viên tham gia vào quá trình sản xuất bằng cách trả tiền khi họ mang đến những trái dừa", Putra nói.
Trường đã triển khai chương trình này từ tháng 3 và chấp nhận thanh toán học phí dưới dạng dừa, lá chùm ngây và lá rau má. Các loại lá cây này đang được sử dụng để làm các sản phẩm như xà phòng thảo dược.
Nhà trường tiết lộ các sản phẩm làm từ dừa và các vật liệu khác sẽ được bán trong khuôn viên trường để gây quỹ. Sinh viên cũng có thể bán lại các sản phẩm của chính mình để phát triển các kỹ năng kinh doanh.
"Chúng tôi giáo dục sinh viên để tối ưu hóa các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong môi trường xung quanh. Chúng tôi hy vọng khi đại dịch kết thúc, sinh viên sẽ không chỉ là những người lao động bình thường", giáo viên Wayan Pasek kết luận.
Wayan cũng nói rằng trường đại học của mình đã có giấy phép hoạt động kinh doanh từ cơ quan việc làm Gianyar. Ngoài ra, nhà trường đã thực hiện các quy trình về sức khỏe và an toàn để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19, bao gồm bắt buộc đeo khẩu trang, cho sinh viên đến trường giới hạn trong mỗi ca và kiểm tra thân nhiệt hàng ngày.
Cậu bé 5 tuổi điều khiển máy xúc cỡ lớn ở Indonesia Khi dòng suối gần ngôi làng bị chắn lối, cậu bé Theo Paays đã tự mình điều khiển máy xúc để loại bỏ các tảng đá khổng lồ, giúp lưu thông dòng chảy.