Phát hiện ‘anh em sinh đôi’ của dải Ngân Hà cách chúng ta 12 tỷ năm ánh sáng
Các nhà thiên văn học tìm thấy một thiên hà ‘trông giống như dải Ngân Hà’ trong không gian sâu thẳm, cách chúng ta 12 tỷ năm ánh sáng.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature cho thấy việc phát hiện ra sự tồn tại của SPT0418-47 khiến các nhà nghiên cứu hết sức ngạc nhiên.
“Kết quả này thể hiện bước đột phá trong việc tìm hiểu sự hình thành thiên hà, cho thấy các cấu trúc mà chúng ta quan sát được trong các thiên hà xoắc ốc gần đó và trong dải Ngân Hà của chúng ta đã có từ 12 tỷ năm trước”, trưởng nhóm nghiên cứu Francesca Rizzo tới từ Viện Vật lý Thiên văn Max Planck ở Đức cho hay.
Hình ảnh mô phỏng về SPT0418-47. (Ảnh: CNN)
Các nhà khoa học đã sử dụng kính viễn vọng ALMA ở Chile và một kỹ thuật được gọi là “ thấu kính hấp dẫn” để quan sát SPT0418-47. Kỹ thuật này giúp các nhà nghiên cứu tìm kiếm các vật thể trong vũ trụ xa xôi.
Ở cách chúng ta 12 tỷ năm ánh sáng, SPT0418-47 trẻ hơn vũ trụ 2 tỷ năm.
Các nhà thiên văn học nhận thấy SPT0418-47 không có các nhánh xoắn ốc và cực kỳ “có trật tự”. Nó có một đĩa quay và phần phình ra. Đây là lần đầu tiên loại thiên hà này được nhìn thấy sâu trong vũ trụ.
“Những gì chúng tôi tìm thấy khá khó hiểu. Dù hình thành sao ở tốc độ nhanh và là nơi có nhiều hoạt động năng lượng cao, SPT0418-47 là đĩa thiên hà có trật tự nhất từng được quan sát trong vũ trụ sơ khai. Kết quả này khá bất ngờ và có ý nghĩa quan trọng đối với cách chúng ta nghĩ về các thiên hà tiến hóa”, đồng tác giả của nghiên cứu Simona Vegetti cho hay.
“Lần đầu tiên tôi nhìn thấy hình ảnh tái tạo của SPT0418-47, tôi đã không thể tin được. Một chiếc rương đã được mở ra”, ông Rizzo giải thích.
Các nhà nghiên cứu cho biết thêm rằng, mặc dù SPT0418-47 có một số đặc điểm tương tự như các thiên hà xoắn ốc khác, nó nhiều khả năng sẽ phát triển thành một thiên hà hình elip.
Hố đen quái vật, 'làm thịt' một ngôi sao cỡ Mặt trời mỗi ngày
Hố đen J2157 cách chúng ta hàng tỷ năm ánh sáng gây ấn tượng với các nhà khoa học bởi nhu cầu tiêu thụ một ngôi sao tương đương với Mặt trời mỗi ngày.
Theo nghiên cứu mới đây của một nhóm các nhà thiên văn học quốc tế, khổi lượng của J2157 lớn gấp khoảng 8.000 lần so với lỗ đen ở trung tâm dải Ngân hà.
Ngoài ra, J2157 nặng gấp 34 tỷ lần khối lượng của Mặt trời và khẩu phần ăn của chúng mỗi ngày là một ngôi sao có kích cỡ tương đương Mặt trời.
"Nếu hố đen của dải Ngân hà muốn phải triển tới kích cỡ đó, nó sẽ phải nuốt 2/3 số sao trong thiên hà của chúng ta", nhà thiên văn học Christopher Onken của Đại học Quốc gia Australia cho biết.
J2157 cần ăn một ngôi sao cơ Mặt trời mỗi ngày. (Ảnh: NASA)
Onken và nhóm của ông phát hiện ra J2157 vào năm 2018 và đã hết sức ngạc nhiên bởi tốc độ tăng trưởng của nó.
"Số hố đen mà nó có thể nuốt phụ thuộc vào khối lượng khi đó của chúng. Với tốc độ nuốt chửng vật chất cao như vậy, chúng tôi nghĩ rằng nó có thể trở thành người giữ kỷ lục mới", Tiến sĩ Fuyan Bian, nhà thiên văn học từ Đài thiên văn Nam Âu (ESO) cho hay.
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng Kính thiên văn ở Chile của ESO để thu thập dữ liệu chính xác về khối lượng của J2157 nằm cách chúng ta hàng tỷ năm ánh sáng.
Các nhà nghiên cứu vẫn đang tiếp tục tìm hiểu làm thế nào mà một lỗ đen có thể phát triển tới kích thước khủng như vậy trong thời kỳ sơ khai của vũ trụ.
Tìm ra câu trả lời vật chất còn thiếu của vũ trụ Một luồng tín hiệu bí ẩn gửi từ không gian được tiết lộ đã giúp phát hiện ra vật chất còn thiếu trong vũ trụ, cung cấp một góc nhìn hoàn toàn mới về không gian sâu thẳm này. Một buổi tối năm 2019, Jean-Pierre Macquart, một nhà thiên văn học thuộc Trung tâm Nghiên cứu Thiên văn Vô tuyến Quốc tế tại...