Phát hiện 1.157 chiếc iPhone Xs, Xs Max, 7 Plus nhập lậu tại Nội Bài
1.157 chiếc điện thoại iPhone các loại gồm iPhone Xs Max, iPhone XS, iPhone 7 Plus bị phát hiện không khai hàng hóa nhập khẩu tại Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài, Hà Nội.
iPhone Xs, Xs Max là mặt hàng đang được tiêu thụ mạnh tại Việt Nam
Theo thông tin từ Ban chỉ đạo 389 Quốc gia, đầu tháng 10/2018, lực lượng chức năng gồm Cuc Điêu tra chông buôn lâu, Tổng cục Hải quan phối hợp với Chi cuc Hai quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài và Đội Kiểm soát hải quan (Cục Hải quan Hà Nội) đã khám 3 hàng lậu cùng vận chuyển về Nội Bài từ ngày 21/9/2018 của Công ty TNHH VAK do có hành vi khai sai, không khai hàng hóa nhập khẩu.
Tổng số hàng hóa vi phạm có số lượng rất lớn gồm 1.157 chiếc điện thoại iPhone các loại, trong đó tổng cộng có 632 chiếc iPhone Xs Max, 335 chiếc iPhone Xs và 190 chiếc iPhone 7 Plus.
Hiện toàn bộ hàng lậuđã được niêm phong, chờ giải quyết theo quy định pháp luật. Vụ việc đang được cơ quan chức năng tiếp tục điều tra, xác minh.
Trước đó, ngày 25/9, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (TP.HCM) cũng đã tạm giữ hàng lậu hơn 250 chiếc điện thoại iPhone XS, iPhone XS Max, trị giá hơn 6 tỷ đồng trong hành lý cá nhân của 4 nam hành khách (quốc tịch Mỹ), nhập cảnh trên các chuyến bay từ Mỹ về Việt Nam.
Theo ICTNews
Thêm một nhà mạng mỹ phát hiện chip trung quốc cấy vào server supermicro
Khoảng đầu tháng 10/2018, Yossi Appleboum, một nhà nghiên cứu bảo mật, đã cung cấp cho Bloomberg tài liệu, phân tích và các bằng chứng cho thấy chip Trung Quốc cấy vào bo mạch của server Supermicro có xuất hiện ở 1 nhà mạng lớn tại Mỹ.
Họ đã phát hiện ra nó và gỡ bỏ các server bị ảnh hưởng hồi tháng 08/2018, nhưng các kĩ sư không thể xác định dữ liệu nào đã bị can thiệp. Appleboum có một công ty tại Mỹ chuyên về bảo mật phần cứng và cung cấp dịch vụ quét các data center lớn thuộc những tập đoàn viễn thông để phát hiện những nguy cơ bảo mật. Trang Bloomberg không thể tiết lộ tên nhà mạng vì thỏa thuận giữa Appleboum với khách hàng của mình, nhưng nếu được gọi là "nhà mạng lớn ở Mỹ", chỉ có thể là AT&T, T-Mobile, Verizon, hoặc Sprint.
Trang Bloomberg cho biết thêm, những đường kết nối bất thường từ 1 server Supermicro và những điều tra phần cứng sau đó đã cho thấy một con chip nhỏ được cấy vào cổng Ethernet của bo mạch, không phải gắn trực tiếp lên mainboard. Đây cũng là một trong những phương thức được Cơ quan an ninh Mỹ NSA sử dụng trong các vụ nghe lén và thu thập thông tin mà Edward Snowden rò rỉ ra. Vụ việc đã bắt đầu từ năm 2013.
Appleboum chia sẻ đã từng thấy nhiều phần cứng máy tính được làm ở Trung Quốc bị can thiệp theo cách tương tự chứ không chỉ Supermicro. Ông nhận định: "Supermicro là nạn nhân, cũng như bao người khác". Có rất nhiều điểm trong chuỗi cung ứng có thể bị lợi dụng để gắn chip, và trong trường hợp của nhà mạng giấu tên, chip được gắn lên ngay tại nơi sản xuất bo mạch ở thành phố Guangzhou. Ông cũng có nói chuyện với cộng đồng tình báo bên ngoài nước Mỹ, có một số đơn vị đã theo dõi việc can thiệp vào phần cứng của Supermicro được một thời gian. Về phía Supermicro, hãng vẫn khẳng định không tìm thấy linh kiện trái phép nào và cũng chưa được thông báo bởi bất kì khách hàng nào bị ảnh hưởng.
Theo ITC
Phát hiện mã độc mới Lojax cực kỳ nguy hiểm, không thể diệt Malware mới có khả năng "bất tử" (không thể tiêu diệt) này do các hacker Nga tạo ra. Ngay cả khi ta cài lại hệ điều hành và thay ổ cứng vẫn không thoát khỏi "bàn tay đen" của chúng. Các chuyên gia của hãng bảo mật ESET đã phát hiện ra một malware mới cực kỳ nguy hiểm có tên Lojax, đang...