Phát ghiền thịt trâu ba miền
Cũng như thịt bò, thịt trâu bổ dưỡng và có thể chế biến thành hàng chục món ngon khác nhau, tùy vùng miền.
Có dịp tham quan vùng Tây Bắc, bạn sẽ có dịp thưởng thức món thịt trâu gác bếp nổi tiếng. Đây là đặc sản của người Thái, dành để ăn dần, nhất là dịp lễ, tết, hội hè, đi rừng, mùa mưa lũ thức ăn khan hiếm… Xưa, chỉ đơn giản là thịt trâu xắt thành miếng dài, xiên cây rồi gác bếp.
Nay, món này được chế biến cầu kỳ hơn, thịt trâu chỉ chọn thăn nạc hay bắp. Gia vị gồm mắc khén, dổi, gừng, ớt khô, hành, sả, đường, muối với tỉ lệ theo tay nghề; giã nhỏ, trộn đều và ướp thịt chừng 3 giờ. Thịt hong cách bếp than gỗ khoảng 70 cm, chỉ dùng khói, có ngải cứu trên bếp, tạo hương vị riêng. Thời gian gác bếp tùy vào độ nóng của khói, càng lâu càng ngon.
Khi ăn, lấy thịt hấp cách thủy, dùng chày gỗ đập cho mềm, xé thành sợi, làm món khai vị, nhâm nhi với rượu, bia. Nước chấm là chẩm chéo (gồm ớt tươi nướng, muối hạt rang giã, mắc khén, tỏi, hạt dổi, gừng, sả, chanh) ăn kèm húng lủi, rau thơm, ngò gai. Ăn thịt trâu gác bếp phải nhai chậm để nghe vị ngọt thơm, cay nồng, béo thanh lan dần trong miệng, tỏa ra toàn thân.
Ở Quảng Trị có cây trơng, lá thơm nhẹ hương rau húng, thoảng mùi hành, có vị cay, nhẫn nhẹ. Thịt trâu nướng hay xào với lá trơng, ngon bá chấy!
Thịt trâu nướng thơm béo kết hợp với vị thơm nồng của lá trơng rất thú vị
Thịt xắt thành miếng vừa nướng, tẩm ướp gia vị, thấm đều từng thớ. Dùng vỉ sắt, lót lá lốt hai mặt, nướng trên than hồng. Phải canh sao cho thịt chín tới, đủ mềm, chuyển màu nâu, thơm mà không khét. Thịt nướng xong ăn kèm lá trơng sẽ cảm nhận vị thơm béo của thịt trâu hòa cùng vị cay thơm nồng của lá trơng rất thú vị.
Video đang HOT
Với món xào thì thái thịt vừa ăn, ướp gia vị và chút dầu ăn cho thấm ngọt. Xào thịt với hành phi, tỏi, vừa chín tái thì trút ra để riêng. Sau đó tiếp tục xào hành tây rồi cho thịt trâu tái và lá trơng vào, đảo chừng 2 phút là được. Phải canh lửa cho mọi thứ vừa chín tới để thịt mềm, ngọt, thơm còn lá trơng giữ được vị thơm nồng.
Bây giờ thịt trâu không chỉ có ở vùng quê mà cũng đã tiến ra đô thị. Ở TP HCM, thịt trâu cũng có nhiều cách chế biến nhưng phổ thông nhất là trâu nhúng mẻ. Thịt xắt thật mỏng, ướp gia vị, nước tương, bột ngọt… cho thấm đều. Phi ớt, tỏi, đổ nước sôi, cho mẻ đã giã nhuyễn (lược bả) vào, thêm ớt, gừng, sả rồi nêm nếm lại cho vừa miệng.
Khi ăn, gắp thịt và hành tây xắt mỏng, nhúng nước mẻ sôi, vừa chín tới thì gắp ra chấm muối tiêu chanh hoặc mắm nêm. Ăn tới đâu, nhúng tới đó. Món thịt trâu nhúng mẻ cũng có thể cuốn với bánh tráng kèm rau sống, chuối chát, khế, gừng chấm với mắm nêm, ăn hoài không ngán.
5 món thịt trâu ngon khắp ba miền Việt Nam
Thịt trâu nấu lá lồm, nướng, gác bếp, nhúng mẻ, nộm da trâu...là những món ăn ngon được chế biến từ trâu ở ba miền Việt Nam.
Thịt trâu gác bếp: Đồng bào dân tộc ở vùng Tây Bắc, khu vực Bắc Trung bộ có món thịt trâu treo gác bếp rất hấp dẫn. Tuy mất công trong chế biến nhưng thịt trâu treo gác bếp có thể giữ được hàng năm mà không lo bị hỏng. Người làm thường cắt những mảng thịt to, chọn miếng thăn, bắp ở vai, lưng con trâu, cắt khúc hình con chì. Sau đó ướp ớt, muối, gừng, nước lá rừng, đặc biệt không thể thiếu lá mắc khén (một loại hạt tiêu rừng) và treo lên gác bếp hun khói cho óng đen, quắt khô lại.
Ăn đến đâu hạ xuống đến đó, đơn giản nhất là luộc lên rồi xé ra ăn lai rai. Khói ám lâu ngày làm thịt trâu có mùi đặc biệt, mang đậm phong vị núi rừng với hình thức bên ngoài khô, màu nâu thẫm, nhưng phần trong vẫn hồng hào, tươi đỏ.
Thịt trâu lá lồm: Thịt trâu đem thui cho thơm, cạo sạch rồi đem thái miếng nhỏ, hầm trong nồi đất. Khi ninh cho lá lồm vào ninh cùng, thêm một ít tấm gạo để tạo độ sánh.
Thịt trâu vốn có mùi ngai ngái nhưng khi nấu cùng với lá lồm (một loại lá chua) đã cho ra hương vị hết sức độc đáo, vị thanh chua của lá lồm làm át đi mùi đặc trưng của thịt trâu, khi miếng thịt ninh chín mềm ngấm gia vị sẽ trở nên thơm lừng, béo ngậy.
Thịt trâu nướng: Người dân các tỉnh miền Trung thì thường thích ăn món thịt trâu nướng. Đặc biệt món thịt trâu nướng ống tre rất thơm ngon, hấp dẫn. Thịt trâu nướng làm rất đơn giản: sau khi xắt thịt thành lát mỏng, người làm chỉ việc cuốn lá lốt đặt trên than hồng.
Nếu nướng ống tre thì miếng thịt trâu tươi sẽ được tẩm ướp gia vị kỹ càng, cuộn lá lồm rồi cho vào ống tre nướng trên bếp than củi cho cháy hết phần tre bên ngoài. Khi ăn chỉ việc chẻ đôi ống tre và gỡ những miếng thịt trâu ra đĩa. Thịt nướng kiểu này sẽ không bị mất nước nên rất ngọt và thơm mùi của tre tươi.
Nộm da trâu: Da trâu thường dùng để làm trống nhưng ít ai biết rằng người Thái ở Sơn La thường làm một món ăn rất lạ miệng và độc đáo: nộm da trâu. Để làm da trâu mềm và sạch, người ta hơ qua lửa rồi ngâm với nước lã.
Sau khi mềm đủ độ, người làm dùng con dao thật sắc để thái mỏng miếng da dầy đó. Sau khi có da trâu thái mỏng, người Thái cho thêm nhiều thứ rau thơm như mùi ta, mùi tàu, nước măng chua và lạc rang, gia vị vào bóp cùng.
Trâu nhúng mẻ: Với người miền Nam thịt trâu lại được chế biến thành món trâu nhúng mẻ rất đặc sắc. Thịt trâu tươi xắt mỏng, ướp sả, tỏi, ớt bằm nhuyễn, thêm muối, đường, bột ngọt để ra đĩa. Nồi mẻ được nếm cho vị mặn, chua, cay vừa phải rồi đặt lên bếp lửa cho sôi. Nước mẻ đặc sánh sôi lục bục thì nhúng thịt trâu vào cho chín tới.
Các loại rau ăn kèm như ngò gai, rau om, tai tượng, cải bẹ xanh, mồng tơi... cũng được nhúng qua nồi nước mẻ rồi ăn cùng thịt trâu dai thơm, đậm vị.
Người gắn bó với sản vật địa phương Gần 20 năm qua, từ nguồn nguyên liệu chất lượng tại địa phương, ông Phan Văn Khôi đã phát triển sản phẩm chân giò nướng Ba Miền (xã Tân Lập, huyện Đầm Hà) đồng thời xây dựng, hoàn thiện quy trình cơ sở sản xuất, đảm bảo yêu cầu về VSATTP. Năm nay là năm thứ 4 sản phẩm chân giò nướng của...