Phát động cuộc thi tìm hiểu về dinh dưỡng với sức khỏe trẻ mầm non
Dinh dưỡng của nhiều bé trong độ tuổi mầm non đang ở mức báo động vì sự thiếu hiểu biết của các bà mẹ và người chăm sóc trẻ tại trường.
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa tổ chức cuộc thi “Tìm hiểu về dinh dưỡng với sức khỏe trẻ mầm non” nhằm góp phần khắc phục tình trạng trên. Cuộc thi đã được phát động tại Hội nghị ngành giáo dục mầm non ngày 22.8.2013 vừa qua.
Cuộc thi nhằm nâng cao hiểu biết về dinh dưỡng cho cán bộ quản lý và người phụ trách dinh dưỡng của khoảng 13.000 trường mầm non trên cả nước. Phát biểu tại hội nghị, Phó giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Bá Minh, Vụ trưởng vụ Giáo dục Mầm non Bộ GD-ĐT cho biết: “Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục mầm non năm học 2013 – 2014 là việc nâng cao chất lượng chăm sóc dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ. Cuộc thi được phát động với hai mục tiêu chính là nâng cao hiểu biết về dinh dưỡng và sức khỏe của trẻ lứa tuổi mầm non cho cán bộ quản lý, giáo viên mầm non và nâng cao năng lực về quản lý chất lượng công tác chăm sóc, nuôi dưỡng cho cán bộ quản lý và người phụ trách dinh dưỡng trong các trường mầm non trên cả nước”.
Căn cứ trên kết quả Khảo sát Tình trạng Dinh dưỡng Khu vực Đông Nam Á (SEANUTS) do FrieslandCampina Việt Nam đã phối hợp với Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia (thuộc Bộ Y Tế) cho thấy tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, nhẹ cân ở vùng thành thị là 10,8%, vùng nông thôn là 20,8%. Bên cạnh đó, xu hướng thừa cân, béo phì cũng gia tăng ở mức đáng báo động, có đến 29% trẻ gặp tình trạng này ở thành thị và 5,5% ở vùng nông thôn. Khảo sát này được thực hiện trên 2.880 trẻ ở lứa tuổi mầm non và tiểu học từ năm 2009 – 2012.
Những năm qua, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi. Cụ thể, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân là 33,8% vào năm 2000 giảm còn 25,2% vào năm 2005 và 16,2% vào năm 2012. Tuy nhiên, tình trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi của các bé trong độ tuổi này vẫn ở mức cao (26,7% trong năm 2012). Ngoài ra, rất nhiều em nhỏ đang bị thiếu sắt (25% ở nông thôn, 20% ở thành thị). Khẩu phần ăn hằng ngày của không ít bé còn bị thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng như vitamin A, B1, D, C – những vi chất quan trọng cho sự phát triển của trẻ.
Ông Trương Văn Toàn, Giám đốc Đối ngoại và Pháp Lý của FrieslandCampina Việt Nam cho biết nguyên nhân khiến trẻ mất cân bằng dinh dưỡng một phần do sự thiếu hiểu biết của người lớn. Nhiều người có nhận thức sai lầm về dinh dưỡng dẫn đến tình trạng cho trẻ ăn thức ăn không cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết, không đủ calories hoặc ép trẻ ăn quá nhiều. Các bà mẹ cũng không thể định lượng thức ăn vào cơ thể có cung cấp cho con mình đầy đủ dưỡng chất cần thiết hay không. Vì vậy, hiểu thực phẩm như thế nào là tốt cho trẻ là vấn đề quan trọng, giúp cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho các bé. Theo đó, việc nâng cao nhận thức về dinh dưỡng trẻ nhỏ cho lãnh đạo, các bộ phận phụ trách vấn đề này ở các trường mầm non rất quan trọng.
Video đang HOT
Ông Trương Toàn, Giám đốc Đối ngoại và Pháp Lý của FrieslandCampina Việt Nam, chia sẻ về nguyên nhân gây mất bằng dinh dưỡng ở trẻ mầm non
Cuộc thi “Tìm hiểu về dinh dưỡng với sức khỏe trẻ mầm non” được thực hiện trên toàn quốc với nhiều giải thưởng hấp dẫn. Đây là một hoạt động nằm trong chương trình “Kiến thức dinh dưỡng với sức khỏe trẻ mầm non”, do Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Công ty FrieslandCampina tổ chức. Ngoài ra, chương trình còn phát hành miễn phí cuốn Cẩm nang dinh dưỡng cho trẻ mầm non; xây dựng trang tin điện tử phổ biến kiến thức dinh dưỡng chăm sóc sức khỏe trẻ lứa tuổi mầm non tại địa chỉ: www.dinhduongmamnon.vn. Việc phát hành cẩm nang dinh dưỡng cho cán bộ phụ trách, xây dựng trang tin điện tử phổ biến kiến thức dinh dưỡng và tổ chức dán poster sẽ diễn ra tại 13.000 trường mầm non trên cả nước.
Phát biểu tại buổi lễ phát động cuộc thi, ông Trương Toàn cho biết: “Kết quả từ cuộc khảo sát SEANUTS giúp chúng tôi nghiên cứu và phát triển các sản phẩm đáp ứng đúng nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ em Việt Nam; gợi mở và xây dựng những chương trình cần thiết cho dinh dưỡng người Việt Nam trong những năm tới. Cuộc thi này cũng là một trong những hoạt động xuất phát từ thực trạng dinh dưỡng đáng báo động của trẻ em hiện nay”.
Theo TNO
Trẻ mầm non ăn cơm với... dế mèn: UBND TP Kon Tum phản hồi
UBND thành phố Kon Tum vừa có công văn phản hồi tới báo điện tử Dân trívề nội dung bài báo "Xót xa nhìn trẻ mầm non ăn cơm với ... dế mèn". Theo đó, UBND TP Kon Tum cảm ơn sự thông tin, phản ánh kịp thời của báo Dân trí.
Công văn phản hồi báo Dân trí của UNBD thành phố Kon Tum.
Bài "Xót xa nhìn trẻ mầm non ăn cơm với ... dế mèn" đăng trên báo Dân tríngày 7/4/2013 phản ánh về việc học sinh mầm non ở điểm trường số 1, thuộc trường mầm non Tuổi Hồng (xã Đắk Rơ Wa, cách trung tâm TP Kon Tum chưa đầy 5km) ăn cơm trắng, lá sắn nấu mì tôm, thêm vào đó không có điện, nước và cơ sở vật chất cực kì thiếu thốn.
Trong công văn phản hồi báo Dân trí, UBND TP Kon Tum cho biết sẽ nghiêm túc rút kinh nghiệm về công tác giáo dục trên địa bàn TP Kon Tum như bài báo đã nêu. Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND TP Kon Tum đã chỉ đạo phòng GD-ĐT khẩn trương thành lập Đoàn công tác, kiểm tra toàn diện về cơ sở vật chất, việc sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi... của các em học sinh trên tất cả các điểm trường lẻ và trường chính trên địa bàn TP Kon Tum, đề xuất UBND TP Kon Tum cho ý kiến trước ngày 20/4/2013.
Học sinh mầm non ở trường tiểu học Đắk Rơ Wa (xã Đắk Rơ Wa, TP Kon Tum) ăn cơm trắng, lá sắn nấu mì tôm.
Ngủ trong những manh chiếu rách, các em phải dùng áo làm gối.
Trước đó, trong hai ngày 8 và ngày 9/4, PV Dân trí đã nhiều lần tìm gặp ông Nguyễn Bình Dân - trưởng Phòng GD-ĐT TP Kon Tum nhưng đều được thông báo là đang đi họp. Qua trao đổi với PV, bà Lê Thị Bích Thảo (phó phòng GD) thừa nhận: "Thiếu sót của Phòng Giáo dục là đã chưa quản lý, theo sát, không tham mưu cho UBTP nên để xảy ra tình trạng đó".
Hoàng Thanh
Theo Dân trí
Cần định mức cho mầm non ngoài công lập Bà Hoàng Thanh Hương, Trưởng phòng Giáo dục Mầm non, Sở GD-ĐT Hà Nội cho hay, để đảm bảo quyền lợi của trẻ mầm non nói chung, Sở này đang nghiên cứu đề nghị thành phố cấp kinh phí định mức cho cả trẻ ngoài công lập. Bà Hương cho biết: Đến cuối tháng 12/2012 toàn thành phố có gần 1.300 nhóm lớp...