Pháp trở thành quốc gia đầu tiên đưa quyền phá thai vào Hiến pháp
Ngày 4/3, Quốc hội Pháp đã bỏ phiếu thông qua quyết định mang tính lịch sử, đưa quyền phá thai vào Hiến pháp.
Theo đó, Pháp trở thành nước đầu tiên trên thế giới đưa quy định này vào luật cơ bản.
Một cuộc họp của Quốc hội Pháp. Ảnh minh họa: Politico
Trong cuộc bỏ phiếu cuối cùng tại Cung điện Versailles, lưỡng viện Quốc hội Pháp đã phê chuẩn dự luật với 780 phiếu ủng hộ và 72 phiếu chống. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đánh giá quyết định này là “niềm tự hào của nước Pháp” và giúp gửi đi “thông điệp toàn cầu”. Ông cũng quyết định tổ chức lễ kỷ niệm sự kiện quan trọng này tại thủ đô Paris vào đúng ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3).
Video đang HOT
Sau cuộc bỏ phiếu, Tháp Eiffel đã được thắp sáng với khẩu hiệu “Cơ thể của tôi Lựa chọn của tôi” để đánh dấu sự kiện quan trọng này.
Ngày 30/1 vừa qua, Hạ viện Pháp đã thông qua dự luật do chính phủ đệ trình, đưa quyền “tự nguyện chấm dứt thai kỳ” vào Hiến pháp, sau đó Thượng viện đưa ra quyết định tương tự vào ngày 28/2.
Pháp đã thông qua luật về quyền phá thai hợp pháp của phụ nữ vào năm 1975, quy định này sau đó được bổ sung, sửa đổi nhiều lần.
Bị gạch tên khỏi lá phiếu, ông Trump kháng cáo lên Tòa án Tối cao Mỹ
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 3/1 đã yêu cầu Tòa án Tối cao nước này can thiệp sau khi Tòa án cấp cao tại bang Colorado loại ông khỏi cuộc bỏ phiếu sơ bộ của đảng Cộng hòa vì tham gia vào cuộc nổi dậy dẫn đến cuộc tấn công vào Điện Capitol của hồi năm 2021.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh AP.
Ông Trump, ứng cử viên hàng đầu cho đề cử tổng thống của đảng Cộng hòa năm 2024, phản đối quyết định của Tòa án cấp cao Colorado ngày 19/12/2023 vốn loại ông khỏi cuộc bỏ phiếu sơ bộ theo một điều khoản Hiến pháp cấm bất kỳ ai "tham gia nổi dậy hoặc nổi loạn" nắm giữ chức vụ công.
Tòa án cấp cao của bang đã tạm dừng quyết định cho đến ngày 4/1, tuyên bố rằng ông Trump sẽ vẫn có tên trong lá phiếu nếu ông kháng cáo.
Đơn kháng cáo của ông Trump được trình lên Tòa án Tối cao Mỹ. Tại đây, các thẩm phán sẽ xem xét và bất kỳ quyết định nào được đưa ra cũng sẽ gây ảnh hưởng đến cuộc bỏ phiếu trong bối cảnh một số bang khác cũng cân nhắc việc loại bỏ ông Trump khỏi cuộc bỏ phiếu sơ bộ.
Trong hồ sơ, các luật sư của ông Trump yêu cầu các thẩm phán "hoàn toàn đảo ngược" quyết định của tòa Colorado bởi chỉ có Quốc hội mới đủ thẩm quyền xem xét về tư cách liên quan đến tổng thống.
Các luật sư cho biết, quyết định của tòa án bang đánh dấu "lần đầu tiên trong lịch sử Mỹ, cơ quan tư pháp ngăn cản cử tri bỏ phiếu cho ứng cử viên tổng thống của đảng lớn hàng đầu".
Vụ tấn công ngày 6/1/2021 là một nỗ lực của những người ủng hộ ông Trump nhằm lật ngược thất bại trong cuộc bầu cử năm 2020, điều mà ông Trump đã tuyên bố sai sự thật là "kết quả của gian lận".
Phán quyết của tòa án Colorado đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử Mục 3 của Tu chính án thứ mười bốn của Hiến pháp Mỹ đã được sử dụng để coi một ứng cử viên tổng thống không đủ tư cách vào Nhà Trắng.
Ông Trump cũng đã kháng cáo lên tòa án bang Maine về quyết định của quan chức bầu cử hàng đầu của bang này cấm ông tham gia cuộc bỏ phiếu sơ bộ theo cùng một điều khoản hiến pháp được đề cập trong vụ kiện ở Colorado
Nhà thờ Đức Bà Paris được trang bị hệ thống chống cháy đặc biệt Nhà thờ Đức Bà Paris sẽ được trang bị hệ thống chống cháy đặc biệt khi mở cửa trở lại vào năm 2024. Đây là thông báo ngày 13/12 của người đứng đầu ủy ban chịu trách nhiệm phục dựng nhà thờ bị tàn phá trong vụ cháy năm 2019. Nhà thờ Đức Bà Paris được phục hồi sau vụ hỏa hoạn, ngày...