Pháp trao huân chương Cành cọ Hàn lâm cho PGS Nguyễn Ngọc Điện
Phó giáo sư ngành Luật được đánh giá có nhiều đóng góp trong lĩnh vực hợp tác quốc tế, đặc biệt là hợp tác Pháp ngữ tại Việt Nam.
Ngày 19/7, ông Vincent Floreani (Tổng Lãnh sự Pháp tại TP HCM) thay mặt Bộ trưởng Giáo dục Cộng hòa Pháp trao huân chương Cành cọ Hàn lâm cho PGS Nguyễn Ngọc Điện – Hiệu phó Đại học Kinh tế Luật (Đại học Quốc gia TP HCM) và cũng là người Việt Nam đầu tiên được kết nạp thành viên chính thức của Viện Hàn lâm Khoa học Hải ngoại Pháp, cuối năm ngoái.
Ông Vincent Floreani đánh giá cao những đóng góp của ông Điện trong mối quan hệ hợp tác giữa hai nước, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục.
“Ông là một trong những người có đóng góp chủ yếu và là chuyên gia trong luật Romano-Germanic, ngoài việc là một học giả tiếng Pháp. Hệ thống pháp lý của Pháp mà ông là một chuyên gia nổi tiếng, đã truyền cảm hứng cho nhiều tác phẩm và đề tài so sánh của ông”, Tổng Lãnh sự quán Pháp nói.
Ông Nguyễn Ngọc Điện (trái) nhận huân chương Cành cọ Hàn lâm của Pháp. Ảnh: Linh Phương.
Huân chương Cành cọ Hàn lâm là một trong những phần thưởng cao quý của Chính phủ Pháp ra đời đầu thế kỷ 19, dưới thời Napoléon đệ nhất, nhằm vinh danh những cá nhân có đóng góp lớn trong lĩnh vực giáo dục, khoa học, văn hóa nghệ thuật.
PGS Nguyễn Ngọc Điện là thành viên của Hội đồng khoa học Cơ quan đại học Pháp ngữ (AUF), thành viên của Uỷ ban định hướng chiến lược AUF đồng thời là Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học sử dụng tiếng Pháp ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Video đang HOT
Với cương vị là hiệu phó Đại học Kinh tế – Luật phụ trách quản lý đào tạo Luật, nghiên cứu khoa học và hoạt động hợp tác quốc tế, ông Điện được đánh giá có đóng góp lớn để trường này và nhiều đại học lâu đời tại Pháp (như Panthéon Assas Paris II, Sorbone Paris 1) xây dựng các chương trình trao đổi sinh viên, liên kết đào tạo quốc tế.
Mạnh Tùng
Theo vnexpress.net
1.000 tỷ đồng trở lên mới được mở trường đại học nước ngoài tại Việt Nam
Dự án đầu tư thành lập cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam phải có tổng số vốn thiểu là 1.000 tỷ đồng (không bao gồm các chi phí sử dụng đất).
Dự án đầu tư thành lập cơ sở giáo dục phổ thông phải có suất đầu tư ít nhất là 50 triệu đồng/học sinh (không bao gồm các chi phí sử dụng đất).
Đó là một trong những nội dung của Nghị định 86/2018/NĐ-CP quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục, trong đó quy định về liên kết giáo dục với nước ngoài mà Chính phủ vừa ban hành.
Theo Nghị định, về điều kiện cho phép thành lập cơ sở giáo dục có vốn nước ngoài, Dự án đầu tư thành lập cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam phải có tổng số vốn thiểu là 1.000 tỷ đồng (không bao gồm các chi phí sử dụng đất).
Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là chủ đầu tư dự án thực hiện việc chứng minh tài chính theo Luật Đầu tư. Đến thời điểm thẩm định cho phép thành lập trường đại học, giá trị đầu tư phải thực hiện được trên 500 tỷ đồng.
Dự án đầu tư thành lập phân hiệu của các cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài tại VN phải có vốn tối thiểu là 250 tỷ đồng (không bao gồm các chi phí sử dụng đất). Đến thời điểm thẩm định cho phép thành lập phân hiệu, giá trị đầu tư phải thực hiện được trên 500 tỷ đồng.
Đối với dự án đầu tư thành lập cơ sở giáo dục mầm non phải có suất đầu tư ít nhất là 30 triệu đồng/trẻ (không bao gồm các chi phí sử dụng đất). Tổng số vốn đầu tư ít nhất được tính toán căn cứ thời điểm có quy mô dự kiến cao nhất. Kế hoạch vốn đầu tư phải phù hợp với quy mô dự kiến của từng giai đoạn.
Dự án đầu tư thành lập cơ sở giáo dục phổ thông phải có suất đầu tư ít nhất là 50 triệu đồng/học sinh (không bao gồm các chi phí sử dụng đất). Tổng số vốn đầu tư ít nhất được tính toán căn cứ thời điểm có quy mô dự kiến cao nhất, nhưng không thấp hơn 50 tỷ đồng.
Đối với các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài không xây dựng cơ sở vật chất mới mà chỉ thuê lại, hoặc phía đối tác Việt Nam góp vốn bằng cơ sở vật chất, thì số vốn đầu tư tối thiểu cần đạt từ 70% của các quy định tương ứng nêu trên.
Thời hạn của liên kết giáo dục không quá 5 năm kể từ ngày được phê duyệt và có thể được gia hạn, mỗi lần gia hạn không quá 5 năm.
Chương trình phải được kiểm định ở nước ngoài
Theo Nghị định, về chương trình giáo dục, chương trình giáo dục của nước ngoài đưa vào tích hợp phải là chương trình đã được kiểm định chất lượng giáo dục ở nước sở tại hoặc được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về giáo dục của nước sở tại công nhận về chất lượng giáo dục.
Chương trình giáo dục tích hợp phải bảo đảm mục tiêu của chương trình giáo dục của Việt Nam và đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục nước ngoài; không bắt buộc người học phải học lại cùng một nội dung kiến thức, bảo đảm tính ổn định đến hết cấp học và liên thông giữa các cấp học vì quyền lợi của học sinh, bảo đảm tính tự nguyện tham gia và không gây quá tải cho học sinh.
Chương trình giáo dục tích hợp phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cụ thể việc tích hợp chương trình giáo dục của Việt Nam với chương trình giáo dục của nước ngoài.
Quy mô lớp học và cơ sở vật chất phải đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục tích hợp và không làm ảnh hưởng đến hoạt động giảng dạy chung của cơ sở giáo dục phía Việt Nam tham gia liên kết giáo dục.
Về đội ngũ nhà giáo, giáo viên Việt Nam giảng dạy chương trình giáo dục tích hợp phải đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo của cấp học theo quy định của pháp luật Việt Nam; giáo viên nước ngoài giảng dạy chương trình giáo dục tích hợp phải có trình độ đại học phù hợp với chuyên môn giảng dạy và chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm hoặc tương đương.
Giáo viên giảng dạy chương trình giáo dục tích hợp bằng ngoại ngữ phải có trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của chương trình tích hợp và không thấp hơn Bậc 5 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương.
Việc đánh giá kết quả học tập, kiểm tra, thi, công nhận hoàn thành chương trình giáo dục, công nhận tốt nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và của nước sở tại nơi cung cấp chương trình giáo dục. Người học hoàn thành chương trình giáo dục tích hợp cấp trung học phổ thông phải được cấp văn bằng tốt nghiệp của Việt Nam và của nước ngoài.
Nghị định có hiệu lực thi hành từ 1/8/2018.
Hồng Hạnh
Theo Dân trí
Hội nghị giảng dạy tiếng Anh VUS lần thứ 13 Giữa làn sóng toàn cầu hóa, lĩnh vực giáo dục cũng được cải tiến với nhiều phương pháp và nội dung giảng dạy mới. Ông Steven Happel phát biểu tại Hội nghị VUS TESOL Với mục đích ứng dụng các xu hướng giảng dạy tiếng Anh hiện đại trên thế giới một cách phù hợp với bối cảnh giáo dục Việt Nam, hỗ...