Pháp giải thích cách tiếp cận mới về Trung Quốc
Pháp cho biết không muốn “tách rời” khỏi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, mà chỉ muốn tiếp cận tốt hơn với thị trường Trung Quốc và có mối quan hệ thương mại “cân bằng” hơn.
Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire bắt tay Phó Thủ tướng Trung Quốc Hà Lập Phong ở Bắc Kinh. Ảnh: Reuters
Hãng tin Reuters dẫn lời Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire ngày 30/7 cho biết nước này muốn tiếp cận tốt hơn với thị trường Trung Quốc và có mối quan hệ thương mại “cân bằng” hơn, chứ không phải “tách rời” khỏi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Phát biểu trong một cuộc họp báo ở Bắc Kinh một ngày sau cuộc đàm phán thương mại mà ông gọi là “mang tính xây dựng” với Phó Thủ tướng Trung Quốc Hà Lập Phong (He Lifeng), ông Maire nói: “Chúng tôi không muốn đối mặt với một số rào cản pháp lý hoặc một số rào cản khác để tiếp cận thị trường Trung Quốc”.
Theo Bộ trưởng Kinh tế Pháp, vấn đề này là “cốt lõi trong các cuộc thảo luận của chúng tôi và Pháp muốn tiếp cận tốt hơn và cân bằng hơn với thị trường Trung Quốc”, nhắc lại rằng Paris không hề muốn “tách rời” khỏi nền kinh tế Trung Quốc, một quan điểm chung của EU.
Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Trung Quốc nêu rõ Bắc Kinh hy vọng Paris có thể “ổn định quan điểm” trong quan hệ EU – Trung Quốc, trong khi Bắc Kinh sẵn sàng tăng cường hợp tác với Paris trong một số lĩnh vực.
Các quan chức châu Âu đã nhiều lần nói rằng họ không muốn “tách rời” khỏi Trung Quốc mà muốn “giảm thiểu rủi ro” khi đối mặt với cái mà Nhóm G7 gọi là “sự cưỡng ép kinh tế” của Trung Quốc.
Video đang HOT
“Giảm thiểu rủi ro không có nghĩa Trung Quốc là một rủi ro. Giảm thiểu rủi ro có nghĩa là chúng tôi muốn độc lập hơn và chúng tôi không muốn đối mặt với bất kỳ rủi ro nào trong chuỗi cung ứng của mình nếu có một cuộc khủng hoảng mới, chẳng hạn như cuộc khủng hoảng COVID-19 với sự sụp đổ hoàn toàn của một số chuỗi giá trị”, ông Maire nhấn mạnh.
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Pháp, nhưng các công ty Pháp ngày càng lo ngại rằng họ có thể bị cuốn vào cuộc cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa Washington và Bắc Kinh, hai siêu cường kinh tế của thế giới.
Khi được hỏi về lo ngại của một số nhà sản xuất ô tô châu Âu rằng xe điện (EV) giá rẻ của Trung Quốc có thể tràn ngập thị trường châu Âu, Bộ trưởng Maire cho biết Pháp có kế hoạch riêng và đang hợp tác với châu Âu để tập trung tốt hơn các khoản trợ cấp EV của Pháp và EU nhằm tăng khả năng cạnh tranh.
Ông Maire nói: “Chúng tôi sẵn sàng đón nhận các khoản đầu tư của Trung Quốc vào ngành công nghiệp ô tô ở Pháp và châu Âu”, đồng thời cho biết thêm sẽ là “một điều rất tốt” nếu các công ty Trung Quốc đầu tư và phát triển ở châu Âu.
Bộ trưởng Maire lưu ý thêm rằng Pháp đang đi đúng hướng, mở đường cho mỹ phẩm Pháp tiếp cận tốt hơn với thị trường Trung Quốc.
Nga cảnh báo đáp trả các thành viên mới của NATO
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov khẳng định Moskva sẽ có biện pháp đáp trả sau khi khối Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) mở rộng tới Thụy Điển và Phần Lan.
Cái bắt tay giữa Tổng thư ký NATO General Jens Stoltenberg (bên trái) và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tại Vilnius ngày 11/7. Ảnh: AFP
Ông Lavrov đã đưa ra lời cảnh cáo trên hôm 11/7, vào ngày đầu tiên của hội nghị thượng đỉnh NATO ở Vilnius và sau khi Thổ Nhĩ Kỳ đồng ý ủng hộ tư cách thành viên của Thụy Điển.
Về việc mở rộng khối quân sự NATO, ông Lavrov phát biểu với các phóng viên rằng: "Chúng tôi chắc chắn sẽ đưa ra kết luận tùy thuộc vào việc NATO sẽ sử dụng lãnh thổ của Phần Lan và Thụy Điển nhanh chóng và rộng rãi như thế nào. Chắc chắn điều này sẽ được thực hiện vì cả Helsinki và Stockholm đã thảo luận về nhiều vấn đề khác nhau với Mỹ liên quan đến việc triển khai cơ sở hạ tầng của liên minh ngay trên biên giới với Nga".
Quan chức ngoại giao hàng đầu này khẳng định tất cả lợi ích an ninh hợp pháp của Nga sẽ được bảo vệ.
Ngoại trưởng Lavrov cũng bày tỏ sự bất ngờ về "tốc độ từ bỏ trạng thái trung lập" của Phần Lan và Thụy Điển, cùng những lợi thế mà điều này mang lại cho họ trong nhiều thập kỷ qua, cũng như danh tiếng và uy quyền của họ ở châu Âu và trên trường quốc tế.
Theo ông Lavrov, hai nước cũng từ bỏ những lợi ích từ các mối quan hệ thương mại, kinh tế, đầu tư đặc biệt và các mối quan hệ khác với Nga.
Tháng 5/2022, Phần Lan và Thụy Điển tuyên bố sẽ gia nhập NATO trong bối cảnh lo ngại về chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine.
Phần Lan được kết nạp vào tháng 4, nhưng nỗ lực gia nhập NATO của Thụy Điển đã bị Thổ Nhĩ Kỳ phản đối với lý do Stockholm đã không triệt để trấn áp "các tổ chức khủng bố" thân người Kurd ở nước này.
Cùng ngày, Nga cũng cảnh cáo về viễn cảnh Ukraine gia nhập NATO - một điểm thảo luận quan trọng tại hội nghị thượng đỉnh tại Litva.
Hãng thông tấn RIA Novosti dẫn lời người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố việc trao tư cách thành viên NATO cho Ukraine sẽ "rất nguy hiểm đối với an ninh châu Âu" và "những người đưa ra quyết định nên nhận thức được điều này".
NATO ủng hộ Ukraine chống lại chiến dịch quân sự của Nga nhưng một số thành viên, đặc biệt là Mỹ, phản đối việc đưa ra lộ trình rõ ràng để Ukraine trở thành thành viên.
Theo Điều 5 của hiến chương NATO, một cuộc tấn công chống lại một thành viên là một cuộc tấn công chống lại tất cả, và nếu Kiev tham gia, bất kỳ lệnh ngừng bắn nào bị phá vỡ với Nga ở Ukraine có thể dẫn đến xung đột trực tiếp giữa Moskva và liên minh này.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 11/7 đã bình luận trên mạng xã hội rằng thật "vô lý" khi Kiev không có lộ trình gia nhập thích hợp.
Trong khi đó, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói rằng Ukraine đã trở nên gần gũi hơn với liên minh này và ông tin rằng hội nghị thượng đỉnh sẽ đưa ra những tuyên bố tích cực đối với tư cách thành viên của Kiev.
Tại ngày họp đầu tiên, lãnh đạo các nước thành viên NATO đã nhất trí rằng sẽ mời Ukraine gia nhập liên minh quân sự khi nước này đạt được một số điều kiện nhất định.
Tuyên bố được các lãnh đạo NATO đưa ra nêu rõ: "Tương lai của Ukraine nằm trong NATO", đồng thời cho biết liên minh bỏ yêu cầu Ukraine thực hiện Kế hoạch hành động thành viên (MAP), theo đó loại bỏ một rào cản trên đường tiến tới gia nhập khối. Tuyên bố cũng nhấn mạnh sẽ mời Ukraine gia nhập NATO khi các nước thành viên nhất trí và Ukraine đáp ứng được các điều kiện. Tuy nhiên, tuyên bố không nêu rõ các điều kiện này.
Tổng thống Nga nhận được lời mời thăm Cuba Nhân dịp hãng hàng không Nga Aeroflot nối lại giao thông hàng không với Cuba bắt đầu từ ngày 1/7, Đại sứ Nga tại Cuba, Viktor Koronelli ngày 2/7 đã có cuộc trả lời phỏng vấn hãng thông tấn Nga, RIA Novosti về quan hệ giữa hai nước. Chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin tại cuộc gặp...