Rào cản lớn nhất trong quá trình gia nhập CPTPP của Trung Quốc
Nhiều nước tỏ ra nghi ngờ khi các điều kiện gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương ( CPTPP) quá cao và Trung Quốc với các doanh nghiệp nhà nước không thể đáp ứng những yêu cầu đó.
Anh ký hiệp ước tham gia Hiệp định Toàn diện và Tiến bộ quan hệ Đối tác xuyên Thái Bình Dương, tại Auckland. Ảnh: Reuters
Các chuyên gia thương mại cho rằng Trung Quốc vẫn có thể đáp ứng các tiêu chuẩn mà một hiệp định thương mại lớn xuyên Thái Bình Dương đặt ra, buộc các thành viên phải đưa ra quyết định không mấy thoải mái về việc liệu có nên để Bắc Kinh tham gia thoả thuận đó hay không.
Theo hãng Reuters, tại một hội nghị tổ chức tại Auckland vào tháng này, Anh đã được chính thức tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sau chỉ hơn hai năm nộp đơn đăng ký. Động thái này cũng dọn đường cho các thành viên xem xét những quốc gia khác đang muốn gia nhập như Trung Quốc,Ukraine, Costa Rica, Uruguay và Ecuador.
Nếu xét về trình tự thời gian nộp đơn đăng ký, Trung Quốc sẽ là nước tiếp theo được các thành viên CPTPP xem xét để chấp nhận cho gia nhập. Tuy nhiên, mới đây, khi được hỏi liệu có khung thời gian xác định nào để xem xét các đơn đăng ký tiếp theo hay không, Bộ trưởng Thương mại New Zealand – nước chủ nhà CPTPP, Damien O’Connor đã khẳng định là không.
Hiệp định thương mại tự do CPTPP bắt nguồn từ Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) do Mỹ hậu thuẫn, được hình thành và phát triển để ngăn cản sự thống trị kinh tế ngày càng tăng của Trung Quốc. Dưới thời Tổng thống Donald Trump, Mỹ đã rút khỏi TPP. Sau đó, CPTPP ra đời thay thế cho TPP với các thành viên bao gồm các đồng minh thân cận của Mỹ là Nhật Bản, Australia và Canada.
Theo giới phân tích, Trung Quốc muốn trở thành một phần của CPTTP vì quốc gia châu Á này đặt rất nhiều kỳ vọng vào hiệu quả kinh tế đất nước vốn đã bị ảnh hưởng gần đây do nhiều hạn chế thương mại khác nhau và vì nước này coi các yêu cầu gia nhập cao của khối là động lực mới cho cải cách kinh tế trong nước.
Video đang HOT
Henry Gao, một luật sư kiêm giáo sư tại Đại học Quản lý Singapore, cho biết sự vắng mặt của nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ đã thúc đẩy Trung Quốc đáp ứng các yêu cầu đầu vào cao của thoả thuận.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết việc xin gia nhập CPTPP của nước này phù hợp với nỗ lực cải cách sâu rộng và mở rộng hợp tác thương mại với các nước khác.
Theo quy định đặt ra, CPTPP yêu cầu các nước loại bỏ hoặc cắt giảm đáng kể thuế quan, cam kết mạnh mẽ mở cửa thị trường dịch vụ và đầu tư, đồng thời có các quy định về cạnh tranh, quyền sở hữu trí tuệ (IP) và bảo vệ các công ty nước ngoài.
Trên thực tế, Trung Quốc trợ cấp cho các doanh nghiệp nhà nước và có thể gặp khó khăn trong việc đáp ứng yêu cầu trở thành một nền kinh tế mở và định hướng thị trường. Trong khi quyền sở hữu trí tuệ đang được cải thiện, vẫn tiếp tục có những cáo buộc nước này đánh cắp sở hữu trí tuệ nghiêm trọng từ các công ty phương Tây.
CPTPP cũng tập trung vào thương mại kỹ thuật số và cấm ép buộc các công ty nước ngoài lưu trữ dữ liệu địa phương trong nước, ví dụ như ở Trung Quốc.
“Nếu các quy tắc về nền kinh tế của một quốc gia thực sự khác xa so với những gì CPTPP quy định, thì chắc chắn sẽ có một câu hỏi lớn đặt ra về việc liệu họ có thể thực hiện những cải cách thực sự đáng kể không”, Graham Zebedee, trưởng đoàn đàm phán thương mại CPTPP của Anh, cho biết nhưng không bình luận cụ thể về chính sách của Trung Quốc.
“Nhiều bên vẫn tỏ ra nghi ngờ khi các điều kiện này quá cao và Trung Quốc với các doanh nghiệp nhà nước không thể đạt được thỏa thuận đó. Tôi nghĩ cách suy nghĩ vậy hoàn toàn sai lầm”, Tim Groser, cựu Bộ trưởng thương mại New Zealand, nhận định.
Các chuyên gia thương mại lưu ý hiệp định này vẫn có ngoại lệ, chẳng hạn như bảo vệ an ninh quốc gia và Trung Quốc cho thấy họ có thể tự do hóa khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
“CPTPP quan trọng đối với chúng tôi. Không phải vì nó sẽ dễ dàng mà chính xác là vì nó sẽ tạo ra thách thực”, Đại sứ Trung Quốc tại New Zealand Wang Xiaolong cho biết nỗ lực gia nhập hiệp định là một động lực cho việc triển khai các cải cách trong nước.
Tuy nhiên, yêu cầu kỹ thuật không phải là rào cản lớn nhất đối với Trung Quốc trong con đường gia nhập CPTPP.
Một thỏa thuận cho phép một quốc gia mới tham gia phải được tất cả các thành viên nhất trí. Tuy nhiên, Australia cho biết họ sẽ không tán thành đơn xin gia nhập của Trung Quốc nếu như Bắc Kinh tiếp tục ngăn chặn việc nhập khẩu hàng hóa của Australia bao gồm rượu vang và lúa mạch.
Bên cạnh đó, Mỹ, Australia, Anh, Canada, Nhật Bản và New Zealand vào tháng trước đã ký một tuyên bố chung chỉ trích các hành vi của Trung Quốc vào thời điểm nhiều quốc gia đang tìm cách giảm bớt sự phụ thuộc của chuỗi cung ứng vào Bắc Kinh.
Một số chuyên gia khác cho răng Mỹ có thể xem xét lại việc rút khỏi CPTPP sớm, tạo ra tình thế tiến thoái lưỡng nan cho các thành viên trước nguy cơ một khi được chấp thuận, Trung Quốc có thể chặn đường gia nhập của Mỹ trong tương lai.
Tuần trước, khi được hỏi liệu Mỹ có xem xét lại việc tham gia CPTPP hay không, Ngoại trưởng Antony Blinken phát biểu tại Wellington rằng hiện tại họ tập trung vào Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, nhằm mục đích cải thiện chuỗi cung ứng và hành vi kinh doanh nhưng không phải là một khuôn khổ hiệp định thương mại tự do.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ hy vọng thăm Trung Quốc để 'nối lại tiếp xúc'
Kênh truyền hình MSNBC ngày 28/6 phát cuộc phỏng vấn với Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen, trong đó bà Yellen cho biết bà hy vọng có chuyến thăm Trung Quốc để thiết lập lại tiếp xúc với Bắc Kinh, trong bối cảnh có những bất đồng giữa 2 nước.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong trả lời phỏng vấn, bà Yellen nói: "Tôi hy vọng đến Trung Quốc để thiết lập lại tiếp xúc. Có một ban lãnh đạo mới nên chúng tôi cần tìm hiểu lẫn nhau". Bộ trưởng Tài chính Mỹ cũng cho rằng hai nước cần thảo luận với nhau về những bất đồng hiện nay để không có những hiểu lầm. Tuy nhiên, bà khẳng định Mỹ đang và sẽ hành động để bảo vệ các lợi ích an ninh quốc gia cho dù việc này gây thiệt hại kinh tế.
Bà Yellen không cho biết cụ thể thời điểm thăm Trung Quốc. Đầu tuần này, hãng Bloomberg đưa tin bà dự định thăm Trung Quốc vào đầu tháng 7 để tiến hành cuộc hội đàm đầu tiên với người đồng cấp Trung Quốc mới được bổ nhiệm.
Mới đây, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã có chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 18-19/6. Tại các cuộc gặp với các nhà lãnh đạo Trung Quốc trong khuôn khổ chuyến thăm, ông Blinken nhấn mạnh Washington không tìm kiếm xung đột với Trung Quốc, đồng thời bày tỏ mong muốn duy trì hợp tác cấp cao với Bắc Kinh. Ông Blinken là Ngoại trưởng Mỹ đầu tiên thăm Trung Quốc sau 5 năm quan hệ giữa hai nước căng thẳng vì nhiều vấn đề.
Giới quan sát nhận định chuyến thăm của Ngoại trưởng Blinken đến Trung Quốc sẽ mở đường cho các cuộc gặp song phương khác trong những tháng tới, bao gồm khả năng Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen và Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo thăm Trung Quốc. Chuyến thăm của Ngoại trưởng Blinken cũng được cho là có thể tạo tiền đề cho các cuộc gặp giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden tại các hội nghị thượng đỉnh đa phương vào cuối năm.
Liên quan đến quan hệ giữa hai nước, ngày 28/6, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề tại khu vực Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Kritenbrink thông báo Mỹ và Trung Quốc đã nhất trí xem xét mở rộng các chuyến bay thương mại giữa hai nước nhằm thúc đẩy giao lưu nhân dân.
Phát biểu tại Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược, ông Kritenbrink nói rõ hai bên đã nhất trí tăng số chuyến bay thương mại theo giai đoạn.
Trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát, có khoảng 350 chuyến bay/tuần giữa Mỹ và Trung Quốc, song hiện nay chỉ có 24 chuyến/tuần. Ông Kritenbrink nhấn mạnh có thể mở thêm nhiều chuyến bay nữa. Theo quan chức ngoại giao này, thỏa thuận trên đạt được trong khuôn khổ chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Mỹ Blinken.
EU và Trung Quốc thảo luận về hợp tác thương mại và đầu tư Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo ngày 24/4, Bộ trưởng Thương mại nước này Vương Văn Đào đã gặp Ủy viên Thương mại Liên minh châu Âu (EU) Valdis Dombrovskis tại thủ đô Brussels của Bỉ. Quốc kỳ Trung Quốc (trái) và cờ Liên minh châu Âu (EU) tại Hội nghị thượng đỉnh EU-Trung Quốc tại Brussels, Bỉ ngày 29/6/2015. Ảnh tư...