Pháp chịu trách nhiệm về bất ổn tại Tây Phi?
Niger đã trở thành quốc gia mới nhất ở Tây Phi với quân đội lên nắm quyền kiểm soát, sau Burkina Faso, Guinea, Mali và Chad – tất cả đều thuộc cộng đồng Pháp ngữ (Francophonie) châu Phi.
Công dân Pháp và một số quốc gia châu Âu chờ được sơ tán tại nhà chờ sân bay quốc tế Diori-Hamani ở Niamey, Niger ngày 1/8. Ảnh: AFP/TTXVN
Kể từ năm 1990, 78% trong số 27 cuộc đảo chính ở châu Phi Hạ Sahara xảy ra ở các quốc gia Pháp ngữ. Điều này khiến một số nhà bình luận đặt câu hỏi liệu Pháp – hay di sản của chủ nghĩa thực dân Pháp – là nguyên nhân?
Đây là quan điểm của nhiều nhân vật thực hiện đảo chính. Đại tá Abdoulaye Maiga, người được chính quyền quân sự ở Mali bổ nhiệm làm Thủ tướng vào tháng 9/2022, đã gay gắt chỉ trích Pháp. Ông Maiga cáo buộc rằng Pháp đã “từ bỏ các giá trị đạo đức phổ quát” và đâm “sau lưng” Mali đồng thời đề cập đến “các chính sách theo chủ nghĩa thực dân mới, bề trên, gia trưởng và đầy thù hận”.
Đài BBC (Anh) cho biết việc đả kích Pháp cũng phát triển mạnh ở Burkina Faso, nơi chính quyền quân sự vào tháng 2 đã chấm dứt hiệp định lâu dài cho phép quân đội Pháp hoạt động ở nước này. Pháp chỉ có một tháng để rút quân khỏi Burkina Faso.
Tại Niger, Tổng thống Mohamed Bazoum bị cáo buộc là “con rối cho các lợi ích của Pháp” và lực lượng đảo chính vin vào điều này để hợp pháp hóa việc loại bỏ quyền lực của ông. Chính quyền quân sự do Tướng Abdourahmane Tchiani lãnh đạo đã thu hồi 5 thỏa thuận quân sự với Pháp. Điều này phần nào dẫn đến việc sau đảo chính đã diễn ra biểu tình và tấn công nhằm vào đại sứ quán Pháp.
Video đang HOT
Chế độ cai trị của thực dân Pháp đã thiết lập các hệ thống chính trị được thiết kế để khai thác nguồn tài nguyên quý giá trong khi sử dụng chiến lược đàn áp để duy trì quyền kiểm soát. Sự cai trị của thực dân Anh cũng vậy, tuy nhiên Pháp vẫn tiếp tục tham gia vào chính trị và kinh tế của các thuộc địa cũ sau khi họ giành độc lập. Bảy trong số chín quốc gia Pháp ngữ ở Tây Phi vẫn sử dụng đồng franc CFA, được cố định bằng đồng euro và được Pháp đảm bảo, làm tiền tệ của họ.
Trong những năm gần đây, khả năng đảm bảo trật tự của Pháp và các quốc gia phương Tây khác đã xấu đi, khiến họ ngày càng dễ bị chỉ trích. Mặc dù có nguồn tài chính và lực lượng đáng kể, phản ứng quốc tế do Pháp dẫn đầu đối với các cuộc nổi dậy ở khu vực Sahel đã không thể giúp các chính phủ Tây Phi giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ của họ.
Điều này đặc biệt quan trọng đối với số phận của các nhà lãnh đạo dân sự ở Burkina Faso và Mali vì nó phần nào cho thấy họ không có khả năng bảo vệ công dân của mình. Sự tức giận và thất vọng ngày càng tăng của dân chúng khiến các lãnh đạo quân sự tin rằng người dân sẽ ủng hộ việc đảo chính.
Tuy nhiên, sự bất ổn mà các quốc gia Pháp ngữ hiện đang trải qua không hoàn toàn chỉ do Paris. Bốn trong số những quốc gia ghi nhận số vụ đảo chính cao nhất kể từ năm 1952 là Nigeria (8), Ghana (10), Sierra Leone (10) và Sudan (17), tất cả đều từng chịu sự cai trị của Anh.
Xu hướng đảo chính gần đây ở các quốc gia Pháp ngữ chịu tác động bởi mức độ mất an ninh “chưa từng có” ở các vùng của Tây Phi và khu vực Sahel. Theo Liên hợp quốc, “các nhóm vũ trang, những kẻ cực đoan bạo lực và mạng lưới tội phạm” đã làm xói mòn niềm tin của công chúng vào chính phủ dân sự.
Các cuộc đảo chính trong ba năm qua cũng bị thúc đẩy bởi một tập hợp các yếu tố nội địa thể hiện khả năng hành động các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự châu Phi. Một ví dụ là nguyên nhân đảo chính tại Mali bao gồm làn sóng các lực lượng cực đoan sau sự sụp đổ của chính quyền Libya năm 2011, cáo buộc tổng thống thao túng bầu cử địa phương và biểu tình chống chính phủ quy mô lớn do các đảng đối lập tổ chức ở thủ đô.
Nguyên nhân dẫn đến cuộc đảo chính ở Niger dường như bắt nguồn từ kế hoạch của Tổng thống Bazoum nhằm cải tổ bộ chỉ huy cấp cao của quân đội và cách chức Tướng Tchiani. BBC cho rằng đây là một dấu hiệu cho thấy cuộc đảo chính không thực sự nhằm củng cố chủ quyền của Niger, hoặc hỗ trợ những công dân nghèo nhất của đất nước, mà là để bảo vệ các đặc quyền của giới tinh hoa quân sự.
Burkina Faso và Mali cảnh báo hậu quả nghiêm trọng nếu phương Tây can thiệp quân sự vào Niger
Burkina Faso và Mali đã lên án các biện pháp trừng phạt của Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) đối với chính quyền quân sự ở Niger.
Người biểu tình tập trung bên ngoài tòa nhà Quốc hội ở Niamey, Niger ngày 27/7. Ảnh: AFP
Trong thông cáo chung phát đi ngày 31/7, chính phủ Mali và Burkina Faso đã cảnh báo phương Tây và các quốc gia châu Phi khác không nên can thiệp vào nước láng giềng Nige, đồng thời sẽ coi bất kỳ động thái nào như vậy là một cuộc tấn công vào chính đất nước của họ.
Người phát ngôn quân đội Burkina Fasso khẳng định: "Bất kỳ sự can thiệp quân sự nào chống lại Niger sẽ tương đương với việc tuyên chiến với Burkina Faso và Mali" và trong trường hợp như vậy, hai nước này sẽ rút khỏi ECOWAS, đồng thời "áp dụng các biện pháp tự vệ để hỗ trợ các lực lượng vũ trang và người dân Niger".
Thông cáo của Mali và Burkina Faso cho rằng một cuộc can thiệp quân sự chống lại Niger có thể gây bất ổn cho toàn bộ khu vực và đây là điều mà các nước này không mong muốn.
Theo Financial Times, Pháp hiện có 1.500 binh sĩ và một căn cứ máy bay không người lái ở Niger, trong khi Mỹ có 1.100 binh sĩ và hai căn cứ máy bay không người lái.
Các binh sĩ Nigeria, do Tướng Abdourahamane Tchiani chỉ huy, đã lật đổ Tổng thống Mohamed Bazoum hồi giữa tuần trước. Ngay lập tức Liên minh châu Phi đã lên án cuộc đảo chính và cho nhóm quân sự tiếm quyền ở Niamey thời hạn 15 ngày để từ chức hoặc đối mặt với "các biện pháp trừng phạt".
ECOWAS cũng đưa ra tối hậu thư của riêng mình tại cuộc họp khẩn cấp ở Abuja, Nigeria ngày 31/7, trong đó nhấn mạnh sẽ "thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết để khôi phục trật tự hiến pháp ở Cộng hòa Nigeria", bao gồm cả việc sử dụng vũ lực, nếu Tổng thống dân cử Mohamed Bazoum không được phục chức trong vòng một tuần.
ECOWAS cũng áp dụng các biện pháp trừng phạt nghiêm ngặt, bao gồm đình chỉ tất cả các giao dịch thương mại và tài chính giữa các quốc gia thành viên của khối này với Niger và đóng băng tài sản tại các ngân hàng trung ương khu vực.
Phản ứng trước quyết định trên, Mali và Burkina Faso lên án các biện pháp trừng phạt của ECOWAS, coi đây là hành động "bất hợp pháp và vô nhân đạo", đồng thời bày tỏ "tình đoàn kết" với người dân Niger.
Theo dữ liệu mới nhất của Liên hợp quốc (LHQ), các biện pháp trừng phạt kinh tế có thể có tác động sâu sắc đến người Niger, những người sống ở quốc gia nghèo thứ ba trên thế giới. Theo Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế, quốc gia này phụ thuộc vào 90% nguồn năng lượng nhập khẩu từ Nigeria. Thủ tướng Ouhoumoudou Mahamadou của Niger nói rằng các biện pháp trừng phạt có thể là thảm họa và Niger cần tìm ra giải pháp để tránh chúng. Ông nói: "Khi mọi người nói rằng có một lệnh cấm vận, biên giới đất liền và biên giới trên không bị đóng cửa, điều đó vô cùng khó khăn đối với mọi người... Niger là một quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào cộng đồng quốc tế".
Khối ECOWAS gồm 15 thành viên đã không thành công khi cố gắng khôi phục nền dân chủ ở các quốc gia nơi quân đội nắm quyền trong những năm gần đây. Bốn quốc gia được điều hành bởi các chính phủ quân sự ở Tây và Trung Phi, nơi đã có 9 cuộc đảo chính thành công hoặc cố gắng kể từ năm 2020.
Các nhà phân tích Niger cho biết nếu ECOWAS sử dụng vũ lực, nó có thể gây ra xung đột không chỉ giữa các lực lượng Niger và ECOWAS mà còn cả dân thường ủng hộ cuộc đảo chính cũng như những người chống lại hành động này.
Tác động từ đảo chính tại Niger đến an ninh khu vực Diễn biến bất ổn tại Niger khiến các chuyên gia quan ngại có thể ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh khu vực. Nhiều nhóm Hồi giáo cực đoan khác nhau đang hoạt động xung quanh Niger. Người ủng hộ Tổng thống Niger Bazoum bày tỏ ủng hộ chính khách này trên đường phố hôm 26/7. Ảnh: AP Sáng 26/7 (giờ địa phương),...