Số phận những người nước ngoài kẹt lại ở Sudan

Theo dõi VGT trên

Những vụ đảo chính liên tục diễn ra ở châu Phi trong vòng 4 năm trở lại đây. Các quốc gia như Mali, Guinea, Burkina Faso, Gambia, São Tomé và Príncipe sau giai đoạn tạm yên ổn, bất ngờ đảo lộn khi quân đội của họ làm binh biến.

Sudan cũng không thoát khỏi số phận này. Vào năm 2019, quân đội Sudan nổi dậy lật đổ nhà độc tài Omar Al-Bashir.

Trong vòng 2 năm Sudan nằm dưới sự điều hành của một Hội đồng Dân sự – quân sự, quốc gia này đã chứng kiến cuộc đảo chính thất bại do các sĩ quan trung thành với chế độ cũ tiến hành. Thế rồi, đến tháng 10/2021, chính tướng Abdel Fattah Al-Burhan là lãnh đạo phe quân đội trong Hội đồng cai trị lại lật đổ Hội đồng.

Hiện nay tình hình ở Sudan đang hết sức hỗn loạn. Quân đội chính phủ của Al-Burhan đang giao tranh ác liệt với nhóm phiến quân RSF. RSF vốn là một đơn vị dân quân tuyển mộ từ các bộ lạc du mục người Arab. Dưới thời Omar Al-Bashir, RSF là “cánh tay đắc lực” của nhà độc tài trong cuộc nội chiến diễn ra ở Dafur vào năm 2003. Sau đó chỉ huy của RSF là tướng Mohamed Hamdan Dagalo cũng tham gia vào hội đồng dân sự – quân sự.

Số phận những người nước ngoài kẹt lại ở Sudan - Hình 1
Công dân châu Âu lên máy bay quân sự Pháp di tản khỏi Sudan.

Việc Abdel Fattah Al-Burhan tập trung quyền lực vào tay mình đã khiến r.ạn n.ứt xảy ra giữa ông ta và Dagalo, từ đó dẫn đến giao tranh giữa quân chính phủ và RSF. Chỉ có những người ở giữa – dân thường – là chịu thiệt trong cuộc tranh chấp này.

Ước tính đã có hơn 30.000 người tị nạn Sudan chạy sang các nước láng giềng. Còn những người nước ngoài ở Sudan thì sao?

Quân đội Chính phủ Sudan và RSF vào cuối tháng 3 đã 2 lần ký kết biên bản ngừng b.ắn nhân dịp ngày lễ Eid AlFitr. Cả 2 lần ngừng b.ắn đều thất bại chỉ sau vài giờ. Lệnh ngừng b.ắn mới nhất được ký vào ngày 27/4 vừa qua và có vẻ chắc chắn hơn những nỗ lực trước đó.

Một lý do buộc các bên tham chiến phải giữ bình tĩnh là vì không ai muốn chịu tai tiếng cản trở việc di tản của người nước ngoài và tiếp tế cho những người còn kẹt lại. Tận dụng việc ngừng b.ắn, các quốc gia đang đẩy mạnh việc di tản công dân của mình khỏi Sudan. Có thể kể đến việc New Dehli phái tàu viễn dương đón hơn 500 người Ấn Độ đang chờ ở cảng Sudan, hay Uganda tổ chức đoàn xe buýt đón 300 công dân của họ từ Sudan đến Ethiopia rồi sau đó bay về nước. Những chiến dịch di tản quy mô nhất vào thời điểm hiện tại đều do chính phủ các nước phương Tây tổ chức.

Số phận những người nước ngoài kẹt lại ở Sudan - Hình 2
Một sĩ quan quân đội và những người ủng hộ chính phủ của AbdeL FaTTah AL-Burhan.

Video đang HOT

Bộ binh và máy bay quân sự của Mỹ, Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Italy, Hà Lan và Anh hiện đang có mặt ở những quốc gia láng giềng của Sudan để đưa công dân mình hồi hương an toàn. Việc sơ tán đang diễn ra hết sức chậm chạp vì các bên tham chiến đều nhắm vào hệ thống cơ sở hạ tầng.

Khi RSF mở đòn đ.ánh phủ đầu vào quân chính phủ, trong số những mục tiêu của họ có sân bay quốc tế Khartoum cùng với 2 căn cứ không quân Merowe và El Obeid. Ảnh chụp vệ tinh cho thấy gần chục chiếc máy bay tấn công Su-25 và máy bay trực thăng Mi-24 nằm bốc khói quanh đường băng ở El Obeid.

Chưa hết, ngoài những cuộc đọ s.úng, quân chính phủ và RSF còn liên tục nã pháo vào các sân bay. Vậy nên mới có chuyện 2 chiếc máy bay vận tải quân sự C-130 và phi cơ chở khách Airbus A330 được Hà Lan phái tới phải bay vòng nhiều tiếng đồng hồ trên không phận Sudan trước khi buộc phải đỗ xuống sân bay ở Jordan. 152 công dân Hà Lan sau đó phải đi tàu vượt Biển Đỏ để đến được Jordan rồi lên máy bay về nước. Pháp hiện giữ vai trò điều phối trong nỗ lực chung nhằm giải cứu công dân của các quốc gia châu Âu.

Bà Anne-Claire Legendre, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Pháp, phát biểu trên sóng truyền hình CNN: “Phía Pháp đã di tản được 500 người nước ngoài khỏi Sudan, trong đó gần 200 người là công dân 36 quốc gia khác. Số người này đang ở căn cứ quân sự của Pháp ở Djibouti để chờ máy bay về nước”.

Bà Anne-Claire cũng từ chối bình luận về thông tin một lính đặc nhiệm Pháp đã b.ị b.ắn trọng thương. Báo chí phương Tây trước đó đưa tin phía Sudan n.ổ s.úng vào đoàn nhân viên ngoại giao Pháp khi đó đang được lính đặc nhiệm hộ tống khỏi lãnh sự quán nước này. Trước đó đã có trường hợp nhà ngoại giao Mohamed Al-Gharawi b.ị b.ắn c.hết khi đang trên đường đến Đại sứ quán Ai Cập ở Sudan.

Số phận những người nước ngoài kẹt lại ở Sudan - Hình 3
Một trong số những sân bay quanh thủ đô KharToum bị tấn công.

Về phần mình, cả quân đội Chính phủ Sudan lẫn RSF từ chối trách nhiệm về vụ n.ổ s.úng và cáo buộc bên kia đã làm vậy. Ngoài đại sứ quán, một địa điểm khác tập trung nhiều người nước ngoài lánh nạn là các bệnh viện cũng đang bị đặt vào vòng nguy hiểm.

Bệnh viện Ibn Sina, Bệnh viện Al Moa’lem và Bệnh viện Đại học Y Khartoum trong thời gian gần đây liên tục phải hứng chịu những quả đạn cối. Trong các bệnh viện này ngoài người ngoại quốc lánh nạn còn có một lực lượng bác sĩ, y tá nước ngoài đông đảo làm công việc giảng dạy và điều trị từ thiện.

Một bác sĩ người Pháp làm việc cho Tổ chức Bác sĩ không biên giới chia sẻ về điều anh ta làm khi quả đạn cối đầu tiên nổ: “Ai cũng la hét bảo chạy vào bệnh viện, nhưng rồi lại có người bảo trong bệnh viện không an toàn. Đám đông mất phương hướng chạy vòng vòng… Tôi bỏ chạy một mạch khỏi cổng bệnh viện mà không ngoái đầu lại. Lúc đấy tôi chỉ sợ sẽ bị giẫm đạp đến c.hết”.

Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 22/4 vừa qua đã điều động tất cả các quân nhân của nước này đang đóng tại Sudan và những quốc gia láng giềng tham gia bảo vệ công dân của họ trên đường sơ sán. Mục tiêu của chiến dịch di tản là đưa được người Mỹ đến đại sứ quán của họ ở Khartoum, sau đó trực thăng sẽ đưa họ sang một quốc gia lân cận đủ an toàn để máy bay dân sự cất cánh như Djibouti. Nhân cơ hội này, phía RSF công khai tuyên bố các lực lượng của họ đã cộng tác chặt chẽ với quân đội Mỹ để hộ tống công dân nước ngoài đi di tản. Tuyên bố này đã sớm bị phía Mỹ bác đi.

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ John Bass phát biểu: “Hành động tỏ thái độ hợp tác duy nhất từ phía RSF là việc họ không n.ổ s.úng vào đoàn xe chở người Mỹ di tản”.

Những trường hợp trầy trật lắm mới thoái khỏi Sudan là còn may mắn. Còn có không ít công dân ngoại quốc còn đang mắc kẹt tại Sudan.

Cô Safia Mustafa sinh ra tại thành phố Ontario, Canada. Sau khi bố cô mất cách đây 2 năm, Safia chuyển về quê nội tại Khartoum nhằm chăm sóc người bà đã 90 t.uổi. Safia chia sẻ trên Đài truyền hình CTV: “Bà tôi không có quốc tịch Canada nên không được đưa vào diện di tản. Tôi không thể bỏ lại bà một mình ở Sudan được… Tôi không dám đi ra ngoài nửa bước vì sợ đạn lạc. Hai nhà ở phía Bắc và phía Nam nhà tôi đều đã bị trúng đạn RPG, nhưng may là không có ai c.hết… Bây giờ chúng tôi sáng thì ngủ, còn đêm thì thức vì lúc nào cũng nghe thấy tiếng b.om n.ổ, sợ c.hết khiếp đi được”.

Safia đã cân nhắc đến chuyện đưa bà nội đến bệnh viện để lánh nạn. Vấn đề nằm ở chỗ cô không tìm được ô tô để chở người bà đã yếu, mà có tìm được xe đi chăng nữa thì cũng không dám ra ngoài trong khi người ta đang đ.ánh n.hau trên đường. Đường phố ở thủ đô Khartoum đang trở thành “mạng nhện” c.hết người. Cả hai bên tham chiến đều cho rải mìn, đặt chốt gác vũ trang và bố trí lính b.ắn tỉa trên các tòa nhà cao tầng. Mặt khác các bệnh viện Sudan đều đang quá tải. Ở Khartoum có 79 bệnh viện nhưng chỉ có 22 cơ sở còn đang hoạt động.

Số phận những người nước ngoài kẹt lại ở Sudan - Hình 4
Cảnh tàn phá của chiến tranh đã trở thành chuyện thường ngày ở Sudan.

Bác sĩ Howeida Al-Hassan công tác tại Bệnh viện Alban Jadid trả lời phóng viên CNN: “Chúng tôi liên tục phải thực hiện mổ cho những nạn nhân trúng 3-4 phát đạn vào người. Một kíp trực mổ có thể phải làm việc khoảng 12 tiếng mới được nghỉ. Ai cũng kiệt sức và sợ hết sạch thiết bị y tế”.

Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế mới đây tuyên bố đã di tản được một số bác sĩ, y tá của họ từ Khartoum đến Kassala và Gedaref. Những vị chuyên gia này sẽ tiếp tục việc điều trị cho người Sudan. Một số khác sẽ được di chuyển bằng xe đến Ethiopia và Chad. Ủy ban cũng kêu gọi cả hai bên tham chiến tạo điều kiện để xe chở thiết bị y tế và nhu yếu phẩm đến được các bệnh viện trong vùng chiến sự.

Một trường hợp người nước ngoài khác đang mắc kẹt ở Sudan là nhà báo Mỹ Isma’il Kushkush. Từ hơn chục ngày nay nhà báo Isma’il ở tại một tòa chung cư mini gần dinh Tổng thống Sudan. Ở cùng với anh là 29 người khác, trong đó có t.rẻ e.m và người ngoại quốc. Isma’il miêu tả hoàn cảnh của mình qua tin nhắn gửi cho các đồng nghiệp: “Không có điện và nước đã 5 ngày nay. Mọi người không dám dùng chút nước còn lại trong bể chứa. Lương khô đã gần cạn. Không thể ra ngoài tiếp tế vì đ.ánh n.hau dữ dội ở dinh Tổng thống chỉ cách 2 tòa nhà”.

Giữa lúc khó khăn, người dân Khartoum tìm mọi cách để cầm cự qua ngày. Thực phẩm và nước uống được ưu tiên dành cho trẻ con và người già, còn máy phát điện chỉ chạy để phục vụ việc thông tin liên lạc. Những lúc thế này, các nhóm trên WhatsApp trở nên vô cùng quan trọng đối với người dân. Họ trao đổi đủ loại thông tin trên các nhóm này: Nơi nào có nước, nơi nào có điện, có xăng, có thuốc men, hay thậm chí là có tài xế sẵn sàng chở người di tản đến Ai Cập hay Ethiopia.

Bà Alicia Kearns, Chủ tịch Ủy ban Ngoại giao của Hạ viện Anh mới đây đã lên sóng BBC để trả lời chất vấn: “Chúng ta đang có khoảng 3.000-4.000 người có quốc tịch Anh đang chờ để được di tản… Bộ Ngoại giao vẫn chưa học được bài học gì từ sự sụp đổ của Chính phủ Afghanistan cũ. Hiện nay không có đường dây liên lạc nào ổn định giữa đại sứ quán và các công dân Anh ở Sudan. Nhiều người bị mắc kẹt không khỏi có cảm giác rằng họ đang bị London bỏ mặc”.

Bà Alicia cũng chia sẻ một số câu truyện mà người Anh ở Sudan đã chia sẻ với bà: “Một người phụ nữ đang dự đám tang của người em họ thì phải bỏ chạy vì đạn pháo rơi vào nghĩa trang. Cô ấy và họ hàng trốn trong một cái huyệt mới đào gần 6 tiếng thì mới hết đạn pháo…

Một sinh viên cao học đang nghiên cứu tại Sudan kể với tôi rằng anh ấy đã phải ăn thịt chuột sau khi ký túc xá hết sạch thức ăn dự trữ”. Alicia Kearns kết thúc buổi phỏng vấn bằng lời hứa sẽ gây sức ép buộc Bộ Ngoại giao tiến hành khẩn trương việc thiếp lập liên lạc, tiếp tế và giải cứu các công dân Anh còn ở tại Sudan.

Cùng thời điểm đó, Thủ tướng Rishi Sunak tuyên bố đã điều động 1.700 binh lính Anh hỗ trợ quá trình sơ tán. Ông Sunak cũng cho biết mình mới có cuộc hội đàm qua điện thoại với Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah El-Sisi về việc tạo ra một hành lang an toàn cho người nước ngoài di tản khỏi Sudan

Khoảng 10 triệu t.rẻ e.m châu Phi cần hỗ trợ nhân đạo

Khoảng 10 triệu t.rẻ e.m tại các nước Burkina Faso, Mali và Niger đang lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng và cần đến hỗ trợ nhân đạo, trong bối cảnh bạo lực tại các nước này có xu hướng gia tăng.

Khoảng 10 triệu t.rẻ e.m châu Phi cần hỗ trợ nhân đạo - Hình 1
Một lớp học tại trại tị nạn ở Ouallam, Niger. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cho biết con số này cao gấp đôi so với năm 2020, trong khi hơn 4 triệu t.rẻ e.m khác ở các nước láng giềng Tây Phi đang gặp nguy hiểm do ảnh hưởng từ xung đột giữa các nhóm vũ trang và lực lượng an ninh.

Giám đốc khu vực Tây và Trung Phi của UNICEF, bà Marie-Pierre Poirier, cho biết t.rẻ e.m sống tại các khu vực này đang bị cuốn vào vòng xoáy xung đột vũ trang khi trở thành nạn nhân trong các vụ đụng độ quân sự, thậm chí là mục tiêu của các nhóm vũ trang. Theo bà Poirier, năm 2022 ghi nhận tình trạng bạo lực nghiêm trọng đối với t.rẻ e.m khu vực trung tâm Sahel, theo đó kêu gọi các bên tham gia xung đột khẩn trương ngừng các cuộc tấn công vào t.rẻ e.m, cũng như trường học, trung tâm y tế và nhà ở.

UNICEF cho biết bạo lực đang lan rộng từ trung tâm Sahel đến các khu vực phía Bắc của Benin, Côte d'Ivoire, Ghana và Togo, là những cộng đồng ở vùng xa xôi - nơi t.rẻ e.m rất ít được tiếp cận với các dịch vụ và ít được bảo vệ.

UNICEF đã kêu gọi tài trợ 391 triệu USD nhằm hỗ trợ nhân đạo cho khu vực trung tâm Sahel, song đến nay chỉ huy động được 1/3 mức mà mục tiêu đề ra. Năm 2023, UNICEF đặt mục tiêu huy động 473,8 triệu USD cho kế hoạch ứng phó nhân đạo ở trung tâm Sahel và các quốc gia ven biển lân cận. Theo bà Poirier, đầu tư dài hạn cho khu vực này là cần thiết để chống lại khủng hoảng, thúc đẩy "sự gắn kết xã hội, phát triển bền vững và tương lai tốt đẹp hơn cho trẻ em".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Máy bay MH370 bị phi công chôn dưới rãnh đại dương?
16:31:51 02/06/2024
X.ả s.úng tại Mỹ gây nhiều thương vong
06:11:07 03/06/2024
Cuộc sống cùng cực của những người vô gia cư Ấn Độ dưới cái nóng như thiêu đốt
12:12:55 03/06/2024
Mức lương hưu chênh lệch lớn giữa các nước châu Âu
11:52:24 02/06/2024
Tết Thiếu nhi tại trung tâm đông người Việt N.am s.inh sống nhất ở thủ đô Moskva
12:27:49 02/06/2024
Đức: Tấn công mạng nhằm vào đảng CDU
13:13:08 02/06/2024
Indonesia: Núi lửa Ibu phun trào, cột tro bụi cao 7 km
06:04:20 03/06/2024
Con đường nào cho ông Trump sau khi bị kết án?
12:43:52 03/06/2024

Tin đang nóng

Đăng sai sự thật về sự việc ông Lê Anh Tú- Thích Minh Tuệ, chủ kênh YouTube "15s Bình Dương" bị mời làm việc
19:43:53 03/06/2024
Cướp bồ thiếu gia của đàn chị, á hậu 9X điêu đứng vì màn xử lý cao tay từ chính thất
19:24:21 03/06/2024
Mỹ nhân từng tuyên bố "hạnh phúc khi có người theo đuổi mình vì tiền": Có khối tài sản 15.000 tỷ, chẳng ngại cho luôn chồng cũ một căn nhà
21:01:24 03/06/2024
Học trò Hà Hồ đã chia tay chồng cũ Lệ Quyên, hé lộ thời gian "đường ai nấy đi"
18:55:26 03/06/2024
Lộ ảnh "cam thường" của mẹ bỉm sữa Doãn Hải My khi ở nhà chăm con cùng Đoàn Văn Hậu, nhan sắc có xinh lung linh như ảnh tự đăng?
19:11:28 03/06/2024
Ai cứu nổi Dương Mịch?
22:58:11 03/06/2024
Bộ Công an triển khai phần mềm quản lý tăng ni, phật tử
19:33:24 03/06/2024
Trương Bá Chi đáp trả khi bị quản lý cũ tố vô ơn
21:29:54 03/06/2024

Tin mới nhất

Nam Phi công bố kết quả bầu cử

23:26:23 03/06/2024
Phát biểu tại sự kiện, ông Ramaphosa cho rằng người dân Nam Phi đã lên tiếng và lãnh đạo các đảng phái chính trị, cũng như tất cả những người nắm giữ các vị trí có trách nhiệm trong xã hội Nam Phi phải tôn trọng mong muốn của người dân.

Triều Tiên tuyên bố ngừng thả bóng bay mang rác sang Hàn Quốc

23:22:59 03/06/2024
Năm 2023, Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc đã bãi bỏ một đạo luật gây tranh cãi hình sự hóa việc gửi tờ rơi tuyên truyền chống Bình Nhưỡng, gọi đó là sự hạn chế quá mức đối với quyền tự do ngôn luận.

Sét đ.ánh làm 18 người bị thương ở miền Bắc Cộng hòa Séc

23:22:22 03/06/2024
Cảnh sát ban đầu cho biết ít nhất 15 người bị thương do sét đ.ánh, nhưng sau đó cập nhật con số lên 18. Những người bị thương hiện đang được điều trị tại bệnh viện.

Lý do ông Trump tìm đến TikTok sau những chỉ trích ứng dụng trước đó?

23:17:28 03/06/2024
Trong vòng chưa đầy 24 giờ, tài khoản của ông Trump đã thu hút được 2 triệu người theo dõi. Video duy nhất của ông cũng đã đạt được hơn 34 triệu lượt xem tính đến chiều 2/6.

Ấn Độ viện trợ 90 tấn dược phẩm cho Cuba

23:15:56 03/06/2024
Trong tuyên bố cùng ngày, Bộ Ngoại giao Ấn Độ nhấn mạnh chuyến hàng viện trợ này thể hiện vị thế của Ấn Độ là nhà thuốc toàn cầu , đồng thời tái khẳng định cam kết hữu nghị của New Delhi với La Habana.

Mùa lũ lụt ở miền Nam Trung Quốc bắt đầu sớm và mạnh hơn thường lệ

23:13:18 03/06/2024
Các cơ quan hữu quan của Trung Quốc đang theo dõi chặt chẽ lượng mưa, sự thay đổi mực nước, tiến hành nghiên cứu và tham vấn, đồng thời tích cực thúc đẩy công tác phòng chống và ứng phó với mưa bão, lũ lụt.

Cuba đón hè sớm hơn 2 tháng

23:08:51 03/06/2024
Các chuyên gia Cuba cho rằng tần suất và cường độ ngày càng tăng của các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt, cả trên đất liền và trên đại dương, là chỉ dấu cho thấy biến đổi khí hậu toàn cầu do con người gây ra đang gây ra những hiện tượn...

Italy: Một ngôi làng có 2/3 dân số tranh cử chức trưởng làng

23:06:51 03/06/2024
Bất chấp năm nay đối mặt với cạnh tranh gắt gao, ông De Santis, vốn có ông nội là trưởng làng Ingria trong 30 năm, chia sẻ rằng ông lạc quan mình có thể giành chiến thắng.

Ngoại trưởng Mỹ thảo luận với giới chức Israel về đề xuất ngừng b.ắn

23:03:35 03/06/2024
Về phía Palestine, Phong trào Giải phóng Dân tộc Palestine (Fatah) cũng bày tỏ hy vọng rằng thỏa thuận ngừng b.ắn do Mỹ đề xuất sẽ giúp chấm dứt các hoạt động của Israel tại Gaza và Bờ Tây.

Quỹ Kuwait tài trợ hơn 100 triệu USD cho Cuba cải tạo hệ thống thủy lợi

23:01:48 03/06/2024
Đại sứ Kuwait tại Cuba, ông Adel Mubarak Farjan Al-Adgham, cho biết quỹ Kuwait đã bắt đầu xây dựng các công trình thủy lợi ở nhiều địa phương Cuba từ năm 2003.

Maroc thu giữ hơn 4 tấn nhựa cần sa

23:00:17 03/06/2024
Cơ quan an ninh quốc gia Maroc cho biết cảnh sát nước này đã thu giữ hơn 4 tấn nhựa cần sa tại thành phố Casablanca ngày 2/6.

NASA và Boeing ấn định thời điểm mới phóng tàu vũ trụ Starliner

22:56:29 03/06/2024
NASA đã sử dụng tàu Dragon để đưa các phi hành đoàn lên ISS kể từ năm 2020, chấm dứt sự phụ thuộc kéo dài gần một thập kỷ vào tên lửa của Nga sau khi chương trình Tàu con thoi kết thúc.

Có thể bạn quan tâm

Sắp quan sát được 6 hành tinh xếp thẳng hàng kỳ thú trên bầu trời

Lạ vui

23:25:28 03/06/2024
Bắt đầu từ ngày 4/6, Sao Mộc và Sao Thiên vương sẽ gia nhập vào màn trình diễn và cùng với các hành tinh khác trên bầu trời tạo thành một đường thẳng kéo dài từ Sao Mộc ở sát đường chân trời.

Bruno Fernandes liên hệ Bayern Munich, có thể rời bỏ MU

Sao thể thao

23:17:41 03/06/2024
Bruno Fernandes có thể rời Man Utd ngay hè này, khi người đại diện của anh đang đàm phán với một số đội bóng, trong đó có Bayern Munich.

Cây cảnh trồng hàng rào không chỉ đẹp mà còn là nguyên liệu để chế biến thành món ngon

Ẩm thực

23:10:25 03/06/2024
Có những cây cảnh được trồng làm hàng rào trang trí rất đẹp. Nhưng bạn có thể không biết, chúng còn được làm nguyên liệu để chế biến thành món ngon đặc sản.

Hoa hậu Thuỳ Tiên giữ khoảng cách với Quang Linh, phản ứng trước thông tin tiêu cực trên livestream

Sao việt

22:57:01 03/06/2024
Trong livestream, Thuỳ Tiên và Quang Linh có vị trí ngồi cách xa nhau, giữ khoảng cách sau khi liên tiếp được đẩy thuyền .

Hàn Quốc cung cấp ưu đãi cho các doanh nghiệp khuyến khích người lao động sinh con

22:53:08 03/06/2024
Các quan chức thành phố cho biết chính sách mới nhất được đưa ra nhằm khuyến khích sự tham gia tự nguyện của doanh nghiệp vào chiến dịch quốc gia, với hy vọng có thể tăng tỷ lệ sinh thông qua chế độ đãi ngộ hấp dẫn.

Vẻ ngoài cuốn hút của mỹ nhân Thái Lan có hơn 4,7 triệu người theo dõi

Sao châu á

22:16:08 03/06/2024
Thanaerng Kanyawee là gương mặt trẻ được yêu thích của làng giải trí Thái Lan sau vai diễn trong T.uổi nổi loạn 3 . Cô sở hữu ngoại hình gợi cảm, chiều cao 1,75m và gương mặt cá tính.

Vợ chồng Will Smith vẫn xuất hiện tình tứ sau tuyên bố ly thân 7 năm

Sao âu mỹ

22:13:32 03/06/2024
Vợ chồng tài tử Will Smith và nữ diễn viên Jada Pinkett Smith vừa có lần xuất hiện chung đầu tiên tại sự kiện. Trước đó, hai người thừa nhận rằng, họ đã ly thân nhiều năm.

Nhạc sĩ Minh Khang: Tôi vay t.iền để làm đám cưới với Thúy Hạnh

Tv show

21:52:00 03/06/2024
Vì điều kiện kinh tế chưa dư dả nên nhạc sĩ Minh Khang đã vay mượn bạn bè mong muốn Thúy Hạnh có một đám cưới chỉn chu.

Song Seung Hun tái xuất trong phim nối sóng 'Cõng anh mà chạy'

Phim châu á

21:45:10 03/06/2024
Sau 6 năm kể từ khi phần 1 ra mắt, Những tay chơi siêu đẳng 2 trở lại màn ảnh nhỏ vào ngày 3.6. Tác phẩm do Song Seung Hun đóng chính chịu áp lực khi nối sóng bộ phim ăn khách Cõng anh mà chạy .

Lý Nhã Kỳ diện váy gợi cảm, khoe nhan sắc trẻ trung tại sự kiện

Phong cách sao

21:40:06 03/06/2024
Mới đây, Lý Nhã Kỳ gây chú ý khi xuất hiện tại sự kiện mừng ngày Quốc Khánh của Tổng lãnh sự quán Ý, vừa tổ chức tại TP.HCM.

Hé lộ những diễn biến cuối trong 'Trạm cứu hộ trái tim'

Phim việt

21:24:30 03/06/2024
Dù chưa chốt số tập nhưng trong vài trích đoạn và hình ảnh vừa được hé lộ, nhà sản xuất Trạm cứu hộ trái tim cho thấy những diễn biến trong các tập cuối phim khá kịch tính.