Con đường nào cho ông Trump sau khi bị kết án?
Việc ông Donald Trump bị kết án về 34 trọng tội đánh dấu kết thúc của phiên tòa xét xử vụ dùng tiền bịt miệng của cựu Tổng thống Mỹ, tuy nhiên, cuộc chiến pháp lý liên quan đến vụ việc sẽ còn kéo dài.
Ông Trump trở thành cựu Tổng thống Mỹ đầu tiên bị kết án. Ảnh Getty Images.
Hiện tại, mọi sự chú ý đều đổ dồn về mức án và liệu ông Trump có bị bỏ tù hay không. Sau quyết định của bồi thẩm đoàn ngày 30/5 (giờ địa phương), sẽ là quá trình kháng cáo kéo dài. Ngoài ra, ứng viên Tổng thống của Đảng Cộng hòa vẫn phải đối mặt với thêm 3 vụ án hình sự khác.
Sau hai ngày thảo luận, bồi thẩm đoàn 12 người của tòa hình sự Manhattan, New York, ngày 30/5 tuyên bố cựu Tổng thống Donald Trump “có tội” với toàn bộ 34 tội danh trong vụ truy tố làm giả hồ sơ kinh doanh, chi tiền ém thông tin bất lợi khi tranh cử năm 2016.
Ông Trump giận dữ tố cáo phán quyết này là một “sự ô nhục”, liên tục khẳng định rằng ông là một “người vô tội”.
Thời điểm tuyên án chính thức được ấn định vào ngày 11/7, vài ngày trước khi Đại hội toàn quốc đảng Cộng hòa diễn ra từ ngày 15/7 tới 18/7 nhằm chính thức đề cử ứng viên ra tranh cử Tổng thống.
Như vậy, ông Trump là cựu Tổng thống Mỹ đầu tiên trong lịch sử bị truy tố và kết án hình sự. Ông cũng trở thành ứng viên đầu tiên của một chính đảng là tội phạm khi chạy đua vào Nhà Trắng.
Video đang HOT
Sau phán quyết, ông Trump mất quyền sở hữu súng, tham gia bồi thẩm đoàn, thậm chí cả quyền bỏ phiếu nhưng vẫn được phép tranh cử.
Theo Reuters, Đạo luật Kiểm soát Súng đạn Mỹ cấm bất cứ ai “đã bị kết tội trước tòa về hành vi có thể bị kết án từ một năm tù trở lên” sở hữu súng đạn. Các tội danh mà ông Trump bị tuyên có tội đều có mức án tối đa 4 năm tù, mặc dù những cá nhân khác từng bị kết án này có mức án tù thấp hơn, có thể chỉ bị nộp phạt và quản chế.
Hiện ông Trump đang cư trú tại khu bất động sản Mar-a-Lago ở Florida, do đó, ông sẽ phải tuân thủ quy định của bang này. Theo đó, luật bang Florida cấm những người bị kết tội ở bất kỳ bang nào làm thành viên bồi thẩm đoàn cấp bang, cho tới khi quyền công dân của những người này được khôi phục, đã thụ án tù hoặc đã đóng tiền bồi thường, tiền phạt.
Về quyền bỏ phiếu, theo quy định, một cư dân sống ở Florida từ năm 2019 như ông Trump sẽ không đủ điều kiện bỏ phiếu “nếu bản án tước quyền bỏ phiếu ở bang nơi người này bị kết tội”.
Theo quy định ở Manhattan, New York, nơi ông Trump bị kết tội, cựu Tổng thống sẽ mất quyền bỏ phiếu nếu bị kết án tù. Theo Blair Bowie, luật sư tại Trung tâm Pháp lý về Tranh cử, nếu phải ngồi tù vào ngày bầu cử, ông Trump sẽ không thể thực thi quyền bỏ phiếu của mình. Tuy nhiên, ông Trump có thể yêu cầu hoãn thi hành án tù trong quá trình kháng cáo, vốn có thể kéo dài nhiều tháng tới sau cuộc bầu cử.
Đáng chú ý, ông Trump vẫn phải chịu lệnh cấm phát ngôn kể từ khi phiên tòa bắt đầu ngày 26/3. Theo đó, ông bị cấm phát ngôn hoặc chỉ đạo người khác phát ngôn về bồi thẩm đoàn, nhân chứng, luật sư, công tố, nhân viên tòa án, cũng như về thân nhân của họ. Lệnh cấm chỉ được dỡ bỏ sau khi tòa tuyên án xong.
Tuy nhiên, việc ông Trump bị kết tội và thậm chí là ngồi tù có thể không ảnh hưởng đến việc tranh cử cũng như trở thành Tổng thống nếu chiến thắng trong cuộc đua tháng 11 tới. Hiến pháp Mỹ chỉ quy định ứng viên Tổng thống ít nhất 35 tuổi, là công dân sinh ra tại Mỹ và sống ở nước này ít nhất 14 năm. Không có quy định nào cấm người có tiền án hay phạm nhân tranh cử. Về lý thuyết, nếu chiến thắng mà bị cầm tù, ông Trump vẫn có thể tuyên thệ trong tù.
Theo đánh giá của giới chuyên gia, ông Trump ít có khả năng ngồi tù. Thay vào đó, nhiều khả năng thẩm phán có thể áp dụng mức hình phạt khoan hồng thay vì án tù.
Bên cạnh đó, ông Trump cũng là cựu Tổng thống Mỹ, được cơ quan mật vụ bảo vệ trọn đời, đồng nghĩa các đặc vụ cũng phải bảo vệ ông trong tù, nếu bị kết án tù. Quản giáo sẽ phải đảm bảo nơi ăn ở cho các đặc vụ bảo vệ ông Trump. Vận hành nhà tù với một cựu Tổng thống là tù nhân cũng là thách thức lớn về mặt an ninh và chi phí. Phương án quản chế tại nhà dường có vẻ là lựa chọn phù hợp nhất. Trong trường hợp bị quản chế tại nhà, ông Trump vẫn có thể trả lời phỏng vấn truyền thông và tiếp cận mạng xã hội, giúp ông không bị hạn chế quyền tự do ngôn luận.
Dù vậy, việc ông Trump bị kết án có thể sẽ ảnh hưởng lớn đến các hoạt động tranh cử và sự ủng hộ của cử tri đối với ông. Vụ việc chi tiền bịt miệng chỉ là một trong 4 vụ án hình sự mà ông Trump bị truy tố. Kết quả một số cuộc khảo sát cho thấy, việc bị kết tội có thể sẽ khiến ông Trump mất đi phiếu bầu của hàng chục nghìn cử tri, điều có thể quyết định kết quả bầu cử ở một số bang chiến địa. Khảo sát của Reuters-Ipsos cho thấy, cứ 4 người theo Đảng Cộng hòa thì có một người cho biết họ sẽ không bỏ phiếu cho ông Trump nếu ông bị kết án trong một vụ kiện hình sự. Trong khi đó, 60% các cử tri độc lập cũng có ý kiến tương tự
Ông Trump trở thành cựu Tổng thống Mỹ đầu tiên hầu tòa trong vụ án hình sự
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã trình diện tòa án tại New York, trong vụ xét xử cáo buộc ông chi tiền bịt miệng một nữ diễn viên phim người lớn trong giai đoạn bầu cử năm 2016.
Theo hãng tin RT, hôm 15/4, ông Trump đã tới tòa án Manhattan. Hành động này khiến ông trở thành cựu Tổng thống Mỹ đầu tiên phải hầu tòa trước cáo buộc hình sự.
Tòa án cũng đã bắt đầu lựa chọn bồi thẩm đoàn. Theo đó, 12 thành viên bồi thẩm đoàn cùng 6 thành viên dự khuyết sẽ được chọn từ hàng trăm công dân New York. Thẩm phán Juan Mercan đã đưa ra một bảng câu hỏi mở rộng để các bồi thẩm viên tiềm năng điền vào.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đến tòa án hình sự Manhattan cùng với nhóm pháp lý. Ảnh: Reuters
"Chưa từng có chuyện như thế này xảy ra", ông Trump nói trước khi bước vào phòng xử án, gọi phiên tòa là "cuộc đàn áp chính trị", và "một cuộc tấn công vào nước Mỹ".
Vào năm 2023, công tố viên quận Manhattan là ông Alvin Bragg đã cáo buộc ông Trump 34 tội danh "làm sai lệch hồ sơ kinh doanh", khi cho rằng chính trị gia đảng Cộng hòa đã tìm cách "che giấu thông tin gây tổn hại, và hoạt động bất hợp pháp với cử tri Mỹ trước và sau cuộc bầu cử năm 2016".
Vụ việc dựa trên tuyên bố của cựu luật sư của ông Trump là ông Michael Cohen. Theo ông Cohen, ông đã trả 130.000 USD cho nữ diễn viên phim người lớn Stormy Daniels để bà giữ im lặng chuyện ngoại tình với ông Trump nhằm ém thông tin bất lợi trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016. Tuy nhiên, ông Trump đã phủ nhận, và khẳng định không có bất kỳ mối quan hệ nào với bà Daniels.
Ông Trump hầu tòa vì cáo buộc dùng tiền bịt miệng chuyện ngoại tình với nữ diễn viên phim người lớn Stormy Daniels. Ảnh: Reuters
Vào năm 2018, ông Cohen đã nhận tội vi phạm luật bầu cử, gian lận thuế và ngân hàng. Ông phải ngồi tù 2 năm rưỡi, và bị tước giấy phép hành nghề luật sư ở New York.
Thẩm phán Juan Mercan khẳng định sẽ bắt giữ nếu ông Trump không xuất hiện trong phòng xử án mỗi ngày. Theo đó, phiên tòa sẽ khiến ông Trump phải có mặt ở phòng xử án Manhattan mỗi ngày trong quá trình tố tụng kéo dài từ 6 tuần hoặc hơn.
Ông Trump vẫy tay chào trong ngày ra tòa. Ảnh: Reuters
Ông Trump là Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ. Ông hiện là ứng cử viên đảng Cộng hòa tham gia đường đua tranh cử vào Nhà Trắng cùng với Tổng thống Joe Biden vào tháng 11 tới.
Các 'gã khổng lồ' ngân hàng Mỹ tiếp tục sa thải nhân viên Các "gã khổng lồ" trong lĩnh vực ngân hàng Mỹ tiếp tục sa thải nhân viên trong quý I/2024, trong đó Citigroup có mức cắt giảm lớn nhất. Trụ sở Citigroup tại Manhattan, thành phố New York, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN Số lượng nhân viên tại Citi đã giảm 2.000 người sau khi ngân hàng lớn thứ ba của Mỹ này hoàn thành kế...