Pháp cấm học sinh dùng điện thoại di động trong trường
Hạ viện Pháp đã thông qua luật cấm học sinh bậc trung học trở xuống sử dụng điện thoại di động trong trường nhằm ngăn ngừa tình trạng giới trẻ ngày càng phụ thuộc vào thiết bị này.
Chính quyền Pháp tăng cường biện pháp ngăn ngừa học sinh bị nghiện điện thoại di động – AFP
Hồi năm 2010, chính quyền ban hành luật cấm học sinh sử dụng điện thoại di động trong lớp. Luật mới được thông qua được coi là sự bổ sung khi cấm học sinh dùng điện thoại ở bất cứ đâu trong nhà trường, bắt đầu từ tháng 9, theo tờ The Guardian ngày 7.6.
Tổng thống Emmanuel Macron từng tuyên bố trong chiến dịch tranh cử rằng sẽ cấm học sinh dưới 15 tuổi sử dụng điện thoại. Các nghị sĩ thuộc đảng Cộng hòa của ông Macron cho rằng việc cấm sử dụng điện thoại di động sẽ giúp học sinh loại bỏ những áp lực không cần thiết từ những thiết bị công nghệ trong ngày đi học.
Tuy nhiên các đảng đối lập đặt dấu hỏi về việc làm thế nào để các trường áp dụng luật mới này, dự kiến ảnh hưởng đến hàng triệu học sinh. Ước tính có hơn 90% thiếu niên từ 12-17 tuổi sở hữu điện thoại.
Một số ý kiến cho rằng nên lắp các tủ đồ cá nhân cho học sinh để bỏ điện thoại vào đó khi đến trường. Tuy nhiên, một số trường cho rằng việc này sẽ gây tốn chi phí và khó quản lý.
Luật mới cũng không nêu rõ học sinh sẽ phải chịu hình phạt gì nếu bị phát hiện sử dụng điện thoại trong trường, trong khi giới luật sư cho biết giáo viên không có quyền tịch thu điện thoại của học sinh.
Theo thanhnien.vn
Thi THPTQG 2018: Cảnh báo gian lận thi cử bằng thiết bị công nghệ cao
Lực lượng công an đã có kế hoạch phát hiện, đấu tranh với các hành vi sử dụng thiết bị công nghệ để gian lận trong thi cử; đồng thời cập nhập và quán triệt đến toàn thể các lực lượng tham gia bảo vệ kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 về phương thức, thủ đoạn, dấu hiệu gian lận khi sử dụng thiết bị công nghệ trong thi cử, đặc biệt đối với đội ngũ làm công tác giám thị.
Video đang HOT
Ảnh minh họa/internet
Chia sẻ của Thiếu tá Nguyễn Bạch Đằng, Phó Cục Trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ (A83), Bộ Công an.
- Để phòng chống gian lận trong thi cử, A83 đã phối hợp với Bộ GD&ĐT thực hiện những nhiệm vụ và giải pháp nào, thưa ông?
Thực hiện Thông tư liên tịch số 06/TTLT/BCA-BGDĐT, ngày 28/8/2015 giữa Bộ Công an và Bộ GD&ĐT hướng dẫn phối hợp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật khác trong ngành Giáo dục, A83 đã tham mưu với lãnh đạo Bộ Công an chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương phối hợp với ngành giáo dục triển khai kế hoạch đảm bảo an ninh, an toàn cho kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2018, đặc biệt là công tác phòng, chống gian lận trong thi cử.
Lực lượng công an sẽ tham mưu, phối hợp với ngành giáo dục tuyên truyền, phổ biến và quán triệt đến toàn thể lực lượng tham gia phục vụ kỳ thi và thí sinh về những hành vi nghiêm cấm trong gian lận thi cử, đặc biệt là hành vi sử dụng nhữngthiết bị công nghệ có chức năng thu, phát được ngụy trang dưới dạng: Máy tính, đồng hồ, mắt kính, tai nghe, cục tẩy, bút, thắt lưng, cúc áo...
Phối hợp với ngành giáo dục rà soát, phát hiện và xử lý kịp thời đối với các hành vi vi phạm như: Giả mạo hồ sơ để hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích; sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp; để người khác thi thay, làm bài thay dưới mọi hình thức; sử dụng giấy chứng nhận kết quả thi không hợp pháp...
Nghiêm túc trong phòng thi
Kiên quyết đấu tranh và xử lý nghiêm đối với các hành vi gian lận trong thi cử như đã xảy ra đối với các kỳ thi trước đây.
- Trong những năm qua, mặc dù chúng ta đã có nhiều giải pháp hỗ trợ của công nghệ, nhưng vẫn có trường hợp gian lận bằng công nghệ cao xảy ra. Trước vấn đề đó, để loại trừ khả năng gian lận công nghệ cao trong thi cử, A83 đã có giải pháp như thế nào?
"Lực lượng công an sẽ tham mưu, phối hợp với ngành giáo dục tuyên truyền, phổ biến và quán triệt đến toàn thể lực lượng tham gia phục vụ kỳ thi và thí sinh về những hành vi nghiêm cấm trong gian lận thi cử, đặc biệt là hành vi sử dụng nhữngthiết bị công nghệ có chức năng thu, phát được ngụy trang dưới dạng: Máy tính, đồng hồ, mắt kính, tai nghe, cục tẩy, bút, thắt lưng, cúc áo..."
Thiếu tá Nguyễn Bạch Đằng
Trong những năm gần, ngành Công an đã phát hiện, đấu tranh và xử lý nhiều trường hợp sử dụng thiết bị công nghệ để gian lận trong thi cử. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của khoa học, các thiết bị công nghệ ngày càng tinh vi, phổ biến hơn.
Hiện, lực lượng công an đã có kế hoạch để phát hiện và đấu tranh với các hành vi sử dụng thiết bị công nghệ để gian lận trong thi cử; đồng thời cập nhập và quán triệt đến toàn thể các lực lượng tham gia bảo vệ kỳ thi về phương thức, thủ đoạn, dấu hiệu gian lận khi sử dụng thiết bị công nghệ trong thi cử, đặc biệt đối với đội ngũ làm công tác giám thị.
Thiếu tá Nguyễn Bạch Đằng, Phó Cục Trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ (A83), Bộ Công an.
- Thưa ông, kỳ thi năm nay sẽ có những cơ chế giám sát bên trong và bên ngoài như thế nào để đảm bảo an toàn, nghiêm túc?
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 10/CT-TTg, ngày 27/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chỉ đạo kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh đại học, cao đẳng, Bộ Công an đã chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương phối hợp chặt chẽ với ngành giáo dục đảm bảo an ninh, an toàn trong tất cả các khâu từ ra đề thi, vận chuyển, in sao, coi thi, chấm thi theo Thông tư số 04/2018/TT-BGDĐT, ngày 28/02/2018 của Bộ GD&ĐT sửa đổi, bổ sung Quy chế thi THPTQG và xét công nhận tốt nghiệp ban hành kèm theo Thông tư số 04/2017/TT-BGDĐT ngày 25/01/2017 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
Về vòng ngoài, lực lượng công an các đơn vị, địa phương cũng được tăng cường công tác đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn tại các điểm thi trong thời gian diễn ra kỳ thi, nhất là tại các địa điểm phức tạp về an ninh, trật tự; đồng thời có cơ chế phối hợp kịp thời với lực lượng giám thị khi phát hiện, xử lý những hiện tượng tiêu cực trong thi cử.
- Công tác thanh tra, kiểm tra, đảm bảo an toàn trong kỳ thi được xem là nhiệm vụ tối quan trọng. Nhưng vì nhiệm vụ này dẫn đến nhiều hội đồng thi, thí sinh có cảm giác áp lực. Vậy, làm thế nào để giảm áp lực với giám thị, thí sinh mà vẫn giữ được tính nghiêm túc, an toàn?
Nhiệm vụ của lực lượng công an là đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn trong tất cả các khâu của kỳ thi, nhiệm vụ này đã được thực hiện tốt trong các kỳ thi từ trước tới nay. Hiện, Bộ Công an tiếp tục chỉ đạo các lực lượng tham gia đảm bảo, an ninh, an toàn tuyệt đối cho kỳ thi, phối hợp với các cơ quan chức năng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho giám thị, thí sinh và người nhà.
Đồng thời, tham mưu cho ngành giáo dục tập huấn kỹ cho tất cả các lực lượng tham gia các hoạt động của kỳ thi, nhất là đội ngũ làm công tác giám thị và thí sinh hiểu được công tác thanh tra, kiểm tra là những hoạt động bình trong mỗi kỳ thi; tham mưu với lực lượng làm công tác thanh tra, kiểm tra đảm bảo thực hiện theo đúng Quy chế, tránh để tạo ra áp lực đối với thí sinh.
Vui vẻ trao đổi sau giờ thi
- Một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng của lực lượng an ninh, dân phòng là bảo vệ tuyệt đối an toàn không gia thi, bảo vệ vận chuyển đề thi. Ông có thể cho biết hiện nay đã chuẩn bị những phương án cơ bản nào để đảm bảo tính an toàn?
Như đã trao đổi ở trên, Bộ Công an đã chỉ đạo công an các đơn vi, địa phương xây dựng và triển khai các phương án bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn chocác khâu của kỳ thi như: Làm đề thi, vận chuyển, in sao, coi thi, chấm thi; kịp thời xử lý đối với các tình hình phức tạp về an ninh, trật tự có thể xảy ra liên quan đến kỳ thi.
- Xin cảm ơn ông!
PV (Thực hiện)
Theo giaoducthoidai.vn
Những việc bố mẹ không nên làm thay con nếu muốn con trưởng thành Hãy để con tự mình khám phá cuộc sống và giải quyết những vấn đề của mình à những gì bố mẹ nên làm để con trưởng thành hơn. Bố mẹ đừng quá lo lắng mà khiến con trở nên thụ động và phụ thuộc vào người khác thay vì tự mình tìm ra những bài học. Nếu bố mẹ vì yêu thương...