Pháp bàn giao căn cứ quân sự đầu tiên tại Chad
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, quân đội Pháp và Chad ngày 26/12 cho biết Pháp đã bàn giao căn cứ quân sự đầu tiên của nước này như một phần trong quá trình rút quân khỏi Chad.
Binh sĩ Pháp tuần tra tại khu vực Faya-Largeau, miền bắc CH Chad. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Tổng tham mưu trưởng quân đội Chad cho biết căn cứ tại Faya-Largeau ở phía Bắc nước này đã được bàn giao và sẽ thông báo cho dân chúng về tiến độ rút quân của Pháp khỏi các căn cứ ở thành phố Abeche phía Đông và thủ đô N’Djamena.
Tham mưu trưởng quân đội Pháp cho biết thêm việc bàn giao diễn ra theo đúng lịch trình và các điều kiện đã thỏa thuận với Chad.
Tháng trước, Chad đã chấm dứt hợp tác quân sự với Pháp và quân đội Pháp đã bắt đầu rời khỏi nước này ngày 20/12, 10 ngày sau khi máy bay chiến đấu Pháp rút đi. Động thái này diễn ra trong bối cảnh Chad sẽ tổ chức bầu cử Quốc hội và địa phương vào ngày 29/12 tới đây.
Chad từng là mắt xích quan trọng đối với sự hiện diện quân sự của Pháp tại châu Phi và là nơi đóng quân cuối cùng của Pháp tại khu vực Sahel sau khi quân đội Pháp buộc phải rút khỏi Mali, Burkina Faso và Niger sau một loạt cuộc đảo chính quân sự.
Video đang HOT
Căng thẳng Benin-Niger bùng phát liên quan đến xuất khẩu dầu sang Trung Quốc
Niger cáo buộc Benin bắ.t có.c 5 công nhân dầu mỏ, trong khi Benin tuyên bố những người này đã xâm nhập trái phép vào một kho dầu nhạy cảm.
Binh sĩ Niger tuần tra tại khu vực Diffa, Đông Nam nước này. Ảnh: AFP/TTXVN
Căng thẳng giữa hai quốc gia láng giềng Tây Phi là Benin và Niger đang leo thang trong bối cảnh tranh chấp ngày càng sâu sắc về xuất khẩu dầu, Đài phát thanh Quốc tế Deutsche Welle (Đức) ngày 12/6 đưa tin.
Căng thẳng bùng phát mới nhất xảy ra khi Niger cáo buộc Benin bắ.t có.c 5 công dân nước này. Chính quyền Benin đã bắt giữ các công dân Niger tại cảng Seme vào tuần trước.
Chính quyền quân sự Niger cho biết những người bị bắt là một nhóm từ công ty dầu khí Niger-Trung Quốc Wapco Niger và bao gồm các Giám đốc và Phó Giám đốc điều hành của công ty.
Wapco Niger là công ty con của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc, công ty dầu khí nhà nước Trung Quốc.
Theo chính quyền, phái đoàn bị bắt đã có mặt tại Benin để giám sát việc vận chuyển dầu thô của Niger sang Trung Quốc.
Niger không giáp biển dựa vào cảng Seme của Benin để xuất khẩu dầu thô, chảy tới Benin thông qua đường ống dài gần 2.000 km do Trung Quốc xây dựng từ mỏ dầu Agadem của nước này.
Benin cáo buộc những công nhân Niger là "gián điệp"
Về phần mình, Benin cho biết họ đã bắt giữ những người Niger sau khi họ vào cảng trái phép, nơi đặt các bể chứa cho đường ống xuyên biên giới. Chính quyền Benin cáo buộc nhóm người Niger tự nhận là nhân viên của công ty Wapco và sử dụng giấy tờ giả để vào cơ sở.
Mario Metonou, công tố viên đặc biệt của Benin, cũng cáo buộc hai trong số những người bị bắt giữ là "đặc vụ" của chính quyền Niger.
Công tố viên trên nói: "Các cuộc điều tra đang được tiến hành để xác định động cơ thực sự của những người bị bắt trong bối cảnh có báo cáo định kỳ về các mối đ.e dọ.a có kế hoạch đối với an ninh quốc gia của Benin".
Vụ việc xảy ra chỉ vài tuần sau khi Benin đồng ý vào ngày 15/5 tạm thời cho chuyến tàu chở dầu Niger đầu tiên tới cảng Seme.
Tuy nhiên, hai nước vẫn chưa thống nhất được một giải pháp lâu dài. Và việc tải dầu của Niger lên các tàu Trung Quốc tại cảng Seme đã bị đình trệ sau khi chính quyền Niger cho biết họ sẽ chặn dầu chảy qua đường ống để trả đũa việc bắt giữ công dân của họ.
Bộ trưởng Dầu khí Niger Mahamane Moustapha Barke tuyên bố: "Chúng tôi sẽ không vận chuyển dầu qua đường ống cho đến khi Benin tôn trọng cam kết của họ và cho đến khi đối tác Trung Quốc yêu cầu họ tôn trọng cam kết của mình bởi vì rõ ràng đó là bên duy nhất mà họ đang lắng nghe".
Theo Cơ quan Năng lượng Châu Phi, việc dừng dòng dầu sẽ làm Benin mất đi khoản phí vận chuyển dầu trị giá 31 triệu USD (28,9 triệu euro) mỗi năm.
Quan hệ căng thẳng kể từ cuộc đảo chính năm 2023 ở Niger
Việc mở lại đường biên giới chung là một trở ngại khác trong quan hệ giữa hai nước. Căng thẳng quay trở lại sau cuộc đảo chính tháng 7/2023 ở Niger, khiến Cộng đồng Kinh tế Tây Phi (ECOWAS) áp đặt các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc đối với Niger trong hơn sáu tháng.
Vào tháng 3/2024, Niger đã mở lại biên giới với Nigeria sau khi dỡ bỏ các lệnh trừng phạt do ECOWAS áp đặt. Niger đã đóng cửa biên giới trong vài tháng sau khi quân đội lên nắm quyền và từ chối yêu cầu trao lại quyền lực cho một chính phủ dân sự.
Nhưng bất chấp việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt, Niger vẫn từ chối mở biên giới trên đất liền với Benin, nơi nước này cáo buộc có chứa các căn cứ của Pháp trên lãnh thổ của mình. Chính quyền Niger đã trục xuất quân đội Pháp trước đây đóng quân ở quốc gia khu vực Sahel này.
Niger quan tâm đến việc đặt căn cứ quân sự của Nga Quá trình nối lại quan hệ giữa Nga và Niger bắt đầu với việc quân Pháp rút khỏi quốc gia Tây Phi. Hiện tại, quân đội Mỹ cũng đang chuẩn bị rời khỏi nước này. Binh sĩ Pháp chuẩn bị tham gia một sứ mệnh tại căn cứ không quân BAP của Pháp ở Niamey, Niger. Ảnh: AFP/TTXVN Niger quan tâm đến việc...