Lý do Bắc Cực trở thành điểm nóng mới giữa các siêu cường

Theo dõi VGT trên

Khu vực Bắc Cực đang trở thành tâm điểm tranh giành ảnh hưởng giữa các siêu cường thế giới, khi các nguồn tài nguyên phong phú và tuyến đường chiến lược ở đây dần lộ diện.

Lý do Bắc Cực trở thành điểm nóng mới giữa các siêu cường - Hình 1
Tuyết bao phủ tại đảo Lofoten, Bắc Cực. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

Ngoài Nga và Mỹ, hiện nay Trung Quốc và Ấn Độ cũng ngày càng thể hiện vai trò lớn hơn trong khu vực này.

Bắc Cực: Vùng đất của cơ hội và xung đột

Bắc Cực, vùng đất chưa được khai thác nhiều, nổi tiếng với trữ lượng tài nguyên thiên nhiên khổng lồ, đặc biệt là dầu mỏ, khí đốt và nguồn lợi thủy sản. Ngoài ra, khu vực này còn được coi là điểm nóng tiềm năng của các xung đột giữa các cường quốc lớn.

Nga từ lâu đã chiếm ưu thế ở Bắc Cực với sự hiện diện quân sự mạnh mẽ. Tuy nhiên, sự mở rộng của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) về phía Bắc buộc Moskva phải gia tăng đáng kể năng lực quân sự tại đây. Trong khi đó, Trung Quốc ngày càng quan tâm đến các vấn đề Bắc Cực, còn Ấn Độ, dù cách xa địa lý, cũng không đứng ngoài cuộc.

Với việc Mỹ đối đầu ngày càng gay gắt với cả Nga và Trung Quốc, hai quốc gia này đã đẩy mạnh hợp tác tại Bắc Cực để đối trọng với Washington.

Tài nguyên và biến đổi khí hậu

Bắc Cực chiếm hơn 1/6 diện tích bề mặt đất liền của Trái Đất, bao gồm vùng Bắc Cực và các dải băng dày đến 20 m. Theo ước tính, khu vực này chứa khoảng 22% trữ lượng dầu mỏ và khí đốt chưa được khám phá trên toàn cầu, trong đó Nga sở hữu 52% và Na Uy nắm giữ 12%.

Tuy nhiên, quá trình công nghiệp hóa toàn cầu và khí thải nhà kính đã khiến nhiệt độ tăng lên, dẫn đến băng tan nhanh chóng. Năm 2024, diện tích băng biển Bắc Cực chỉ còn 4,28 triệu km, thấp hơn 1,8 triệu km so với mức trung bình dài hạn. Nếu xu hướng này tiếp tục, Bắc Cực có thể hoàn toàn không có băng vào mùa hè năm 2040.

Băng tan không chỉ gây ra hiện tượng nước biển dâng, đe dọa các thành phố ven biển và các quốc đảo, mà còn mở ra cơ hội khai thác tài nguyên và phát triển các tuyến hàng hải chiến lược.

Thiếu vắng hiệp ước toàn cầu

Video đang HOT

Không giống như Nam Cực được quản lý bởi Hiệp ước Nam Cực năm 1959, Bắc Cực không có hiệp ước tương tự để đảm bảo các hoạt động hòa bình. Hội đồng Bắc Cực, thành lập năm 1996, gồm 8 quốc gia thành viên (Mỹ, Canada, Đan Mạch, Iceland, Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan và Nga) cùng với các quan sát viên, trong đó có Ấn Độ.

Nga và Mỹ từ lâu đã duy trì các căn cứ quân sự và hệ thống giám sát tại Bắc Cực, bao gồm cả năng lực răn đe hạt nhân. Trong khi Nga sử dụng tàu phá băng hạt nhân, Mỹ và Trung Quốc chỉ mới có hai tàu phá băng diesel.

Tuyến đường biển và tiềm năng kinh tế

Băng tan tại Bắc Cực mở ra ba tuyến đường biển quan trọng gồm:

Tuyến Đường biển Phía Bắc (NSR): Chạy dọc bờ biển Nga, giúp giảm khoảng cách từ Đông Á đến châu Âu từ 2000 km qua kênh đào Suez xuống còn 12.800 km, tiết kiệm 10-15 ngày vận chuyển.

Hành lang Tây Bắc (NWP): Kết nối Đại Tây Dương và Thái Bình Dương qua quần đảo Bắc Cực của Canada, tiềm năng rút ngắn quãng đường từ Trung Đông đến Tây Âu còn 13.600 km so với 24.000 km qua kênh đào Panama.

Tuyến đường biển xuyên Bắc Cực (TSR): Tuyến đường trung tâm Bắc Cực, nối eo biển Bering (là eo biển phân cách châu Á và Bắc Mỹ, nằm giữa mũi Dezhnev, điểm cực đông của châu Á và mũi Prince of Wales, điểm cực tây của châu Mỹ) với cảng Murmansk (Nga). Tuy nhiên, tuyến này còn phụ thuộc vào sự biến đổi khí hậu trong tương lai.

Chiến lược của Nga

Nga xem Bắc Cực là khu vực chiến lược, đóng góp khoảng 10% GDP và 20% kim ngạch xuất khẩu. Chính sách Bắc Cực 2035 của Nga nhấn mạnh quyền chủ quyền đối với NSR, trong khi Mỹ kêu gọi NSR trở thành tuyến đường quốc tế.

Nga đã tái kích hoạt các căn cứ quân sự thời Liên Xô và tăng cường đội tàu phá băng hạt nhân. Các nỗ lực này nhằm củng cố vị thế của Moskva trước sự cạnh tranh từ Mỹ và NATO.

Sự tham gia của Trung Quốc và Ấn Độ

Trung Quốc, tự coi mình là “quốc gia cận Bắc Cực”, đã đầu tư mạnh vào nghiên cứu và phát triển cơ sở hạ tầng tại đây.

Vào tháng 1/2018, Trung Quốc đã công bố báo cáo Chính sách Bắc Cực, nêu bật mối quan tâm của mình đối với các nguồn tài nguyên ở Bắc Cực và nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng cho mục đích nghiên cứu, quân sự và các mục đích khác.

Trung Quốc đầu tư nhiều hơn Mỹ vào nghiên cứu Bắc Cực và điều hành một Viện nghiên cứu Bắc Cực tại Thượng Hải. Trung Quốc sở hữu một đội tàu nghiên cứu và hai tàu phá băng MV Xue Long. Ngoài ra, Trung Quốc đã thành lập Trạm Bắc Cực Hoàng Hà vào năm 2004. Năm 2018, công ty COSCO Shipping Corporation Limited, có trụ sở tại Thượng Hải, đã thực hiện tám chuyến đi qua Bắc Cực giữa châu Âu và Trung Quốc.

“Con đường tơ lụa Bắc Cực” của Trung Quốc , được khởi động vào năm 2018 như một sáng kiến ​​chung với Nga, nhằm mục đích tăng cường kết nối trong khu vực. Giống như Nga, Trung Quốc cũng mong muốn triển khai tàu phá băng chạy bằng năng lượng hạt nhân ở Bắc Cực, trở thành quốc gia thứ hai làm như vậy. Tuy nhiên, Đan Mạch, được Mỹ khuyến khích, đã từ chối lời đề nghị của Trung Quốc về việc mua một căn cứ quân sự cũ ở Greenland và xây dựng một sân bay quốc tế tại đó.

Trong khi đó, Ấn Độ có trạm nghiên cứu “Himadri” tại Svalbard (Na Uy) từ năm 2008, đồng thời tham gia các dự án khí hóa lỏng ở Nga.

Chính sách Bắc Cực của Ấn Độ năm 2022 nhấn mạnh tầm quan trọng của phát triển bền vững và hợp tác quốc tế. New Delhi cũng đang đàm phán với Nga để xây dựng tàu phá băng tại Ấn Độ, nhằm tăng cường sự hiện diện ở khu vực này. Bắc Cực ngày càng trở nên quan trọng đối với New Delhi khi nước này tìm cách mở rộng các tuyến đường thương mại trên biển để tiếp cận nhiều thị trường hơn cho lượng hàng xuất khẩu ngày càng tăng của mình và đảm bảo tuyến đường vận chuyển dầu và các mặt hàng thiết yếu khác.

Cả Ấn Độ và Nga đều đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc thúc đẩy Hành lang vận tải quốc tế Bắc Nam (INSTC) dài 7.200 km có thể vận chuyển hàng hóa giữa Ấn Độ, Iran, Azerbaijan, Nga, Trung Á và châu Âu, giúp giảm đáng kể chi phí và thời gian, cũng như hành lang Chennai-Vladivostok, có thể trở thành một phần của NSR.

Những diễn biến gần đây cho thấy New Delhi đang thảo luận với Moskva về việc đóng tàu phá băng tại các xưởng đóng tàu của Ấn Độ, nhấn mạnh cam kết của Ấn Độ đối với hoạt động ở Bắc Cực và tiềm năng mở rộng hợp tác.

Ấn Độ cũng có thể khám phá các cơ hội khai thác ở khu vực Bắc Cực. Bất chấp những lời kêu gọi quốc tế rộng rãi về lệnh tạm dừng khai thác biển sâu.

Trò chơi lớn tại Bắc Cực

Cuộc đua tại Bắc Cực không chỉ dừng lại ở tài nguyên mà còn mở rộng sang các vấn đề chiến lược và địa chính trị. Khi Nga, Mỹ và Trung Quốc cạnh tranh gay gắt, Ấn Độ với cách tiếp cận hợp tác có thể đóng vai trò cân bằng.

Với nguồn tài nguyên phong phú và tuyến đường chiến lược, Bắc Cực đang trở thành sân khấu cho cuộc chơi lớn của thế kỷ 21. Các quốc gia cần phối hợp để đảm bảo rằng khu vực này không biến thành điểm nóng xung đột, mà là nơi hợp tác quốc tế vì lợi ích chung.

Khủng hoảng tàu phá băng: Nga đối mặt thách thức lớn ở Bắc Cực

Phần lớn tàu phá băng của Nga là loại nhỏ, chạy bằng diesel, thay vì chạy bằng năng lượng hạt nhân, và thiếu các công nghệ điện tử hiện đại.

Khủng hoảng tàu phá băng: Nga đối mặt thách thức lớn ở Bắc Cực - Hình 1
Tàu phá băng hạt nhân Yamal của Nga. Ảnh: Wiki

Nga, quốc gia sở hữu đội tàu phá băng lớn nhất thế giới, thường được xem là sẽ duy trì vị thế thống trị ở Bắc Cực. Tuy nhiên, phần lớn tàu phá băng của Nga là loại nhỏ, chạy bằng diesel, thay vì chạy bằng năng lượng hạt nhân, và thiếu các công nghệ điện tử hiện đại.

Chúng không thể hỗ trợ các tàu hoạt động xa bờ biển Nga, khiến khả năng duy trì tuyến đường biển phía Bắc (NSR) quanh năm vẫn chưa được đảm bảo.

Các thách thức này đặc biệt nghiêm trọng ở phần phía Đông của tuyến đường và các khu vực xa hơn về phía Bắc, nơi đang lạnh đi thay vì ấm lên theo diễn biến thất thường của biến đổi khí hậu. Điều này cản trở khả năng thương mại của Nga với Trung Quốc và làm suy yếu các tuyên bố chủ quyền của Moskva đối với đáy biển giàu tài nguyên ở Bắc Cực.

Thiếu hụt tàu phá băng nước sâu ngày càng thể hiện rõ, dù Nga đã triển khai một chương trình đóng tàu phá băng hoành tráng. Tuy nhiên, các chuyên gia Nga thừa nhận rằng chương trình này khó có thể sớm hiện thực hóa.

Phó Tư lệnh Hạm đội phương Bắc, Phó Đô đốc Oleg Golubyov, gần đây thừa nhận các tàu ở phía Đông Bắc Cực thường phải trôi dạt vào ban đêm để tránh băng hoặc nguy cơ mắc cạn ở các khu vực khảo sát chưa kỹ lưỡng.

Trong một cuộc phỏng vấn, ông Golubyov cho biết trong năm nay, các tàu thuộc quyền chỉ huy của ông đã gặp phải băng biển dày đặc ở vùng nước phí Đông Bắc Cực, giữa đảo Wrangel và lãnh thổ Nga, cũng như ở khu vực gần eo biển Bering. Không có tàu phá băng hỗ trợ, các tàu Nga buộc phải chờ hai trực thăng thám sát lộ trình an toàn vào ban ngày trước khi di chuyển.

Ông Golubyov nhấn mạnh rằng đây là giải pháp bất đắc dĩ và Moskva hy vọng sẽ vượt qua tình trạng này bằng cách đóng thêm tàu phá băng, bất chấp những dự đoán rằng biến đổi khí hậu có thể khiến nỗ lực này trở nên không cần thiết.

Tuy nhiên, các vấn đề lâu dài trong ngành đóng tàu của Nga, bao gồm tham nhũng, tác động của các lệnh trừng phạt và cắt giảm ngân sách do xung đột ở Ukraine, khiến Nga khó có thể xây dựng đủ số lượng tàu cần thiết.

Việc phát triển cơ sở hỗ trợ ven bờ dọc theo NSR cũng gần như ngừng lại. Điều này đã tạo ra một tình thế địa kinh tế và địa chính trị mới: dù Nga vẫn là quốc gia có nhiều tàu phá băng nhất, sự thống trị này ngày càng mang tính hình thức hơn là thực tế.

Ngoài ra, các nước như Mỹ, Canada, Phần Lan và Trung Quốc đang tích cực xây dựng đội tàu phá băng của riêng mình để đối phó với những khó khăn của Nga. Đặc biệt, Trung Quốc đã nhanh chóng gia tăng năng lực đóng tàu phá băng, không chỉ về số lượng mà còn rút ngắn thời gian hoàn thiện mỗi tàu.

Moskva lo ngại rằng, trong tương lai, Trung Quốc có thể giành vị thế thống trị ở Bắc Cực, đẩy Nga vào thế yếu, nhất là khi các xưởng đóng tàu của Nga không thể đáp ứng nhu cầu.

Nga hiện không thể đảm bảo hoạt động ổn định qua vùng băng ở phí Đông Bắc Cực và điều này báo hiệu sự thay đổi lớn trong cán cân địa chính trị ở khu vực. Các chính phủ phương Tây sẽ buộc phải mở rộng đội tàu phá băng của mình nếu muốn đối phó hiệu quả với thách thức này.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ông Trump nói muốn gặp ông Putin ngay lập tứcÔng Trump nói muốn gặp ông Putin ngay lập tức
21:41:56 24/01/2025
Các 'ông trùm' công nghệ tranh cãi về dự án 500 tỷ USD mà Tổng thống Trump vừa công bốCác 'ông trùm' công nghệ tranh cãi về dự án 500 tỷ USD mà Tổng thống Trump vừa công bố
19:03:50 23/01/2025
Mỹ bắt đầu trục xuất người nhập cư trái phép bằng máy bay quân sựMỹ bắt đầu trục xuất người nhập cư trái phép bằng máy bay quân sự
23:29:01 24/01/2025
Hệ thống y tế tại Mỹ 'căng mình' đối phó nguy cơ dịch chồng dịchHệ thống y tế tại Mỹ 'căng mình' đối phó nguy cơ dịch chồng dịch
20:12:34 23/01/2025
Sắc lệnh của Tổng thống Trump tước quyền 'sinh ở Mỹ có quốc tịch Mỹ' bị chặnSắc lệnh của Tổng thống Trump tước quyền 'sinh ở Mỹ có quốc tịch Mỹ' bị chặn
21:00:01 24/01/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump vấp phải trở ngại pháp lý đầu tiênTổng thống Mỹ Donald Trump vấp phải trở ngại pháp lý đầu tiên
15:10:56 24/01/2025
Tổng thống Mỹ điều chuyển 20 quan chức Bộ Tư phápTổng thống Mỹ điều chuyển 20 quan chức Bộ Tư pháp
19:42:47 23/01/2025
Chưa kiểm soát được cháy rừng Los Angeles, Mỹ lại căng mình với cháy ở San DiegoChưa kiểm soát được cháy rừng Los Angeles, Mỹ lại căng mình với cháy ở San Diego
12:57:56 24/01/2025

Tin đang nóng

Bắt nguyên Trưởng phòng Cảnh sát hình sự Công an TPHCMBắt nguyên Trưởng phòng Cảnh sát hình sự Công an TPHCM
09:03:52 25/01/2025
HOT: Lưu Diệc Phi bí mật đăng ký kết hôn với cha nuôi tỷ phú?HOT: Lưu Diệc Phi bí mật đăng ký kết hôn với cha nuôi tỷ phú?
10:21:54 25/01/2025
Sự thật clip 'chồng đưa vợ đi cấp cứu bị CSGT giữ xe, mặc kệ 30 phút'Sự thật clip 'chồng đưa vợ đi cấp cứu bị CSGT giữ xe, mặc kệ 30 phút'
07:02:26 25/01/2025
Điều tra vụ cô giáo trẻ nghi bị sát hại trong rừng già ở Lào CaiĐiều tra vụ cô giáo trẻ nghi bị sát hại trong rừng già ở Lào Cai
11:08:28 25/01/2025
Mỹ Tâm bị "tóm dính" sánh đôi cùng tình trẻ, hành động đặc biệt của đàng trai nói lên tất cả!Mỹ Tâm bị "tóm dính" sánh đôi cùng tình trẻ, hành động đặc biệt của đàng trai nói lên tất cả!
07:36:39 25/01/2025
MC Mai Ngọc lộ bụng bầu sau 1 tháng kết hôn với thiếu gia Bắc GiangMC Mai Ngọc lộ bụng bầu sau 1 tháng kết hôn với thiếu gia Bắc Giang
06:49:35 25/01/2025
Màn ra mắt nhà bạn gái khiến 1 người rơi lệ, 5 triệu người ngồi cườiMàn ra mắt nhà bạn gái khiến 1 người rơi lệ, 5 triệu người ngồi cười
12:41:17 25/01/2025
"Vũ trụ VTV" tụ họp cuối năm: 1 cặp bị tóm dính về chung nhà có chi tiết lạ gây chú ý"Vũ trụ VTV" tụ họp cuối năm: 1 cặp bị tóm dính về chung nhà có chi tiết lạ gây chú ý
12:50:15 25/01/2025

Tin mới nhất

Kỹ sư Đức lập kỷ lục thế giới với 120 ngày sống dưới nước

Kỹ sư Đức lập kỷ lục thế giới với 120 ngày sống dưới nước

13:38:51 25/01/2025
Một kỹ sư hàng không vũ trụ người Đức ngày 24.1 đã ăn mừng cho việc ông lập kỷ lục thế giới về thời gian sống dưới nước lâu nhất mà không cần giảm áp suất.
Xuân vận năm nay phá kỷ lục về lượt đi lại ở Trung Quốc ?

Xuân vận năm nay phá kỷ lục về lượt đi lại ở Trung Quốc ?

13:36:26 25/01/2025
Đợt du lịch Tết Nguyên đán hằng năm của Trung Quốc, còn được gọi là mùa Xuân vận, là thời điểm người dân lên kế hoạch đoàn tụ với gia đình hoặc du lịch dài ngày.
Hàn Quốc thiết lập đường dây nóng giữa Văn phòng quyền Tổng thống và cảnh sát

Hàn Quốc thiết lập đường dây nóng giữa Văn phòng quyền Tổng thống và cảnh sát

13:25:25 25/01/2025
Bên cạnh đó, cựu Bộ trưởng Quốc phòng cũng thừa nhận chính ông đã điều quân đội đến trụ sở Quốc hội, nhưng sau đó đã rút lại kế hoạch theo lệnh của Tổng thống Yoon.
Xuất hiện loại vũ khí tạo bước đột phá đặc biệt quan trọng trong xung đột Nga-Ukraine

Xuất hiện loại vũ khí tạo bước đột phá đặc biệt quan trọng trong xung đột Nga-Ukraine

13:23:00 25/01/2025
Những thiết bị bay không người lái này thường được thiết kế cho các nhiệm vụ tầm trung đến tầm xa, với khả năng hoạt động lên tới 20 km, tùy thuộc vào chiều dài cáp và cấu hình triển khai.
Mỹ đóng băng loạt viện trợ nước ngoài, đổi tên vịnh Mexico

Mỹ đóng băng loạt viện trợ nước ngoài, đổi tên vịnh Mexico

12:16:54 25/01/2025
Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 24.1 ban hành lệnh ngừng hoạt động đối với mọi khoản viện trợ nước ngoài hiện có và tạm dừng viện trợ mới.
Tổng thống Trump bị đe dọa trên TikTok, nghi phạm đã bị bắt

Tổng thống Trump bị đe dọa trên TikTok, nghi phạm đã bị bắt

12:10:33 25/01/2025
Giới chức thông báo một người đàn ông Mỹ đã bị bắt với cáo buộc nói trên TikTok rằng Tổng thống Donald Trump cần phải bị ám sát .
Tân Ngoại trưởng Mỹ điện đàm với Ngoại trưởng Trung Quốc, đề cập Biển Đông, Đài Loan

Tân Ngoại trưởng Mỹ điện đàm với Ngoại trưởng Trung Quốc, đề cập Biển Đông, Đài Loan

12:07:33 25/01/2025
Tân Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio ngày 24.1 đã có cuộc điện đàm đầu tiên với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, theo AFP.
Hàn Quốc nói Triều Tiên sắp đưa thêm quân đến Nga

Hàn Quốc nói Triều Tiên sắp đưa thêm quân đến Nga

10:40:39 25/01/2025
Quân đội Hàn Quốc cho rằng CHDCND Triều Tiên sắp điều thêm quân đến Nga và đồng thời đang chuẩn bị phóng vệ tinh do thám hoặc tên lửa đạn đạo liên lục địa.
Nghị sĩ tung dự luật để Tổng thống Trump làm nhiệm kỳ 3

Nghị sĩ tung dự luật để Tổng thống Trump làm nhiệm kỳ 3

10:38:18 25/01/2025
Một hạ nghị sĩ đảng Cộng hòa Mỹ đã đưa ra đề xuất khó khả thi là sửa đổi hiến pháp để cho phép Tổng thống Donald Trump làm thêm nhiệm kỳ thứ 3.
Số người thiệt mạng do lở đất ở Indonesia gia tăng

Số người thiệt mạng do lở đất ở Indonesia gia tăng

09:22:20 25/01/2025
Indonesia thường xảy ra lở đất trong mùa mưa, kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 hằng năm. Biến đổi khí hậu cũng làm tăng cường độ của các cơn bão, dẫn đến mưa lớn hơn, lũ quét và gió giật mạnh hơn.
WHO đứng trước sức ép tái cơ cấu hoạt động

WHO đứng trước sức ép tái cơ cấu hoạt động

09:18:56 25/01/2025
Người đứng đầu WHO cũng bày tỏ hy vọng chính quyền mới tại Mỹ sẽ cân nhắc lại quyết định và sẵn sàng đối thoại để bảo vệ mối quan hệ song phương.
Tổng thống Trump điện đàm 'thân thiện' với Chủ tịch Tập, có thể đạt thỏa thuận

Tổng thống Trump điện đàm 'thân thiện' với Chủ tịch Tập, có thể đạt thỏa thuận

08:55:53 25/01/2025
Tổng thống Trumpcho biết cuộc điện đàm với ông Tập diễn ra một cách hữu hảo và tân chủ nhân Nhà Trắng cho rằng có thể đạt đượcthỏa thuận thương mạivới Trung Quốc.

Có thể bạn quan tâm

Áo và chân váy, cặp đôi hoàn hảo cho những ngày xuân

Áo và chân váy, cặp đôi hoàn hảo cho những ngày xuân

Thời trang

13:33:28 25/01/2025
Áo vải tơ có chi tiết nơ cách điệu phối chân váy xòe hợp cả đi làm lẫn đi chơi. Bản phối chân váy bút chì xẻ trước giúp tôn chân dài, mang đến sự thoải mái và ấm áp dễ chịu khi diện cùng áo mongtoghi cổ tròn họa tiết kẻ sọc
Video: Truy tìm xe bán tải chèn ngã 2 người rồi bỏ chạy

Video: Truy tìm xe bán tải chèn ngã 2 người rồi bỏ chạy

Netizen

13:13:31 25/01/2025
Sáng 25-1, trên mạng xã hội xuất hiện một đoạn video ghi lại cảnh chiếc xe bán tải bất ngờ gây va chạm với người đi xe máy rồi bỏ chạy khỏi hiện trường.
Nữ ca sĩ Vbiz ở penthouse để lộ số tiền được công ty thưởng Tết

Nữ ca sĩ Vbiz ở penthouse để lộ số tiền được công ty thưởng Tết

Sao việt

13:05:53 25/01/2025
Đây là lần hiếm hoi Bảo Anh để lộ thông tin liên quan đến lương nhận được. Tuy nhiên, đây chỉ là một khoản trong tổng các thu nhập mà Bảo Anh kiếm được mỗi tháng.
Mẹo hay chọn và giữ hoa đào đẹp ngày Tết đón tài lộc vào nhà

Mẹo hay chọn và giữ hoa đào đẹp ngày Tết đón tài lộc vào nhà

Sáng tạo

12:27:29 25/01/2025
Cắm cành hoa đào hay bày một cây đào trong nhà mỗi dịp Tết đến xuân về là phong tục truyền thống của người Việt với hy vọng sẽ mang lại niềm vui và may mắn cho gia đình.
Bom tấn game nhập vai gacha bất ngờ giảm giá sập sàn trên Steam, xuống mức thấp nhất lịch sử

Bom tấn game nhập vai gacha bất ngờ giảm giá sập sàn trên Steam, xuống mức thấp nhất lịch sử

Mọt game

12:25:21 25/01/2025
Khi nhắc tới các tựa game gacha, nhiều người sẽ liên tưởng ngay tới những cái tên như Genshin Impact, Wuthering Waves hay Zenless Zone Zero.
Lừa đảo qua giao dịch mua bán heo, chiếm đoạt hơn 1 tỷ đồng

Lừa đảo qua giao dịch mua bán heo, chiếm đoạt hơn 1 tỷ đồng

Pháp luật

12:18:47 25/01/2025
Võ Văn Thành (SN 2000, ngụ tỉnh Bình Thuận) thỏa thuận mua heo hơi và bán cho người khác với giá thấp hơn thị trường và chiếm đoạt số tiền hơn 1 tỷ đồng.
Vụ cầm dao xông vào tiệm vàng rồi rơi lầu tử vong: Âm tính với ma túy

Vụ cầm dao xông vào tiệm vàng rồi rơi lầu tử vong: Âm tính với ma túy

Tin nổi bật

12:12:53 25/01/2025
Ngày 25/1, Cơ quan chức năng Đắk Lắk xác nhận, đã bàn giao thi thể của người đàn ông tử vong sau khi nhảy từ tầng 3 của một tiệm vàng xuống đất, cho gia đình mai táng.
Chọn ngày đẹp, giờ tốt để cúng Tất niên chuẩn bị đón Tết Ất Tỵ

Chọn ngày đẹp, giờ tốt để cúng Tất niên chuẩn bị đón Tết Ất Tỵ

Trắc nghiệm

11:56:50 25/01/2025
Gia chủ có thể chọn ngày đẹp, giờ tốt để thực hiện lễ cúng Tất niên trước khi đón Tết.Năm 2025 thích hợp trồng cây khế: Đặc biệt 2 mệnh này trồng là phất lên như diều gặp gió
Chứng nào tật nấy, Pax Thiên gây tai nạn giao thông vì buông cả 2 tay khi lái xe

Chứng nào tật nấy, Pax Thiên gây tai nạn giao thông vì buông cả 2 tay khi lái xe

Sao âu mỹ

11:38:38 25/01/2025
Sáng 25/1, tờ Pagesix đưa tin, Pax Thiên - con nuôi gốc Việt của Angelina Jolie và Brad Pitt vừa gặp tai nạn giao thông ở khu phố Los Feliz (Los Angeles, Mỹ).
Cách làm thịt kho tàu thơm ngon, đậm đà, béo ngậy kiểu miền Nam cho ngày Tết thêm ấm áp

Cách làm thịt kho tàu thơm ngon, đậm đà, béo ngậy kiểu miền Nam cho ngày Tết thêm ấm áp

Ẩm thực

11:33:15 25/01/2025
Với từng miếng thịt mềm thơm, hòa quyện cùng vị béo bùi của trứng vịt và nước dừa ngọt thanh, món ăn này đem đến hương vị trọn vẹn, ấm cúng cho bữa cơm ngày Tết.
Phim Trung Quốc đi vào lịch sử nhà đài, hay nhất hiện tại không ai dám cãi: Nữ chính đẹp đỉnh, diễn xuất phong thần

Phim Trung Quốc đi vào lịch sử nhà đài, hay nhất hiện tại không ai dám cãi: Nữ chính đẹp đỉnh, diễn xuất phong thần

Phim châu á

10:18:33 25/01/2025
Dù hiện tại mới tháng 1, thế nhưng với nhiều khán giả, Quốc sắc phương hoa chắc chắn sẽ có tên trong danh sách những bộ phim xuất sắc nhất năm 2025.