Phản ứng lạ của ông Trump khi Nga nổ súng bắt 3 tàu chiến Ukraine
Nhiều lãnh đạo phương Tây đã bày tỏ sự phản đối với hành động “gây hấn” của Nga nhằm vào Ukraine, nhưng Tổng thống Mỹ Donald Trump lại có cách thể hiện khác.
Hai nhà lãnh đạo Nga-Mỹ sắp gặp nhau tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Argentina.
Theo CNN, ông Trump lên tiếng khá muộn, sau một ngày kể từ khi vụ việc xảy ra và cũng nhường phần chỉ trích Nga cho Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc.
Khi được hỏi về màn đụng độ Nga-Ukraine ở eo biển Kerch, ông Trump nói: “Không tốt. Không vui vì điều đó”. Ông Trump dường như không muốn chỉ trích Nga, nói thêm rằng, “Chúng tôi không thích điều đó. Hi vọng là mọi việc sẽ được sớm giải quyết”.
Ông Trump phát biểu với các phóng viên chỉ vài ngày trước khi Tổng thống Mỹ gặp người đồng cấp Nga Vladimir Putin tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Argentina.
CNN nhận định, phản ứng của ông Trump khá nhẹ nhàng so với các lãnh đạo phương Tây khác. Thủ tướng Đức Angela Markel, Thủ tướng Anh Theresa May và các nước châu Âu khác trong Hội đồng Bảo an đều lên tiếng bày tỏ sự quan ngại sâu sắc và kêu gọi hạ nhiệt căng thẳng.
Trong thời điểm đó, ông Trump và Ngoại trưởng Mike Pompeo đều im lặng. Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley mới là người chỉ trích Nga mạnh mẽ nhất, khi yêu cầu “Nga ngừng ngay các hành động vi phạm pháp luật và tôn trọng quyền tự do hàng hải của tất cả các nước”.
“Hành động vi phạm chủ quyền Ukraine của Nga ngày 25.11 là tiếp diễn của những gì xảy ra khi Nga sáp nhập Crimea và đàn áp người Ukraine ở Crimea”, bà Haley nói thêm. “Tổng thống đã nói rằng sẵn sàng chào đón mối quan hệ bình thường với Nga. Nhưng những hành động vi phạm luật pháp như vậy càng khiến điều này trở nên bất khả thi”.
Video đang HOT
Bà Haley là người duy nhất trong chính quyền Trump lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ Nga.
Trong khi đó, các chuyên gia kêu gọi phương Tây cần phải phản ứng mạnh mẽ. “Nếu phương Tây không phản ứng mạnh mẽ, đe dọa hậu quả thì Nga có thể nghĩ rằng mình không bị trừng phạt”, Steven Pifer, chuyên gia về Nga tại Đại học Stanford, Mỹ, nhận định.
Theo Pifer, việc ông Trump tỏ ra kiềm chế sẽ không giúp nhà lãnh đạo Mỹ có vị trí vững chắc trước khi gặp ông Putin.
“Ông Putin cảm thấy mình có thể thoải mái hơn trước ông Trump. Tôi không nghĩ người Nga cảm thấy lo ngại với chính quyền Mỹ hiện tại”, Pifer ám chỉ việc Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao không đưa ra tuyên bố cứng rắn.
John Herbst, cựu đại sứ Mỹ tại Ukraine, cho rằng tuyên bố cứng rắn của bà Haley như một sự “cứu cánh” đối với chính quyền Mỹ. Nhưng điều này không mang nhiều ý nghĩa bởi bà Haley sẽ rời vị trí Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc trong vài tháng tới.
Theo Danviet
Diễn biến vụ chạm trán tàu chiến thổi bùng căng thẳng Nga - Ukraine
Vùng biển gần bán đảo Crimea đã trở thành "điểm nóng" căng thẳng giữa các tàu chiến của Nga và Ukraine hôm 25/11 trước khi hai nước khẩu chiến qua lại để đổ lỗi cho nhau.
Theo hãng tin RT, các tàu của Ukraine thường di chuyển qua lại giữa hai cảng của nước này: từ cảng Odessa trên biển Đen tới cảng Mariupol trên biển Azov. Tuyến đường duy nhất nối hai cảng này là eo biển Kerch nằm giữa bán đảo Crimea và lục địa Nga. Ukraine cho biết đã thông báo trước cho Nga về việc các tàu hải quân của Kiev sẽ di chuyển qua khu vực này, trong khi Moscow khẳng định không được thông báo trước.
Vào khoảng 7 giờ sáng ngày 25/11 (theo giờ Moscow), hai tàu pháo và một tàu lai dắt của Hải quân Ukraine đi qua biên giới trên biển của Nga tại biển Đen và hướng về phía eo biển Kerch. Theo Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB), cơ quan chịu trách nhiệm duy trì trật tự tại lãnh hải Nga, các tàu Ukraine thông thường vẫn đi qua eo biển Kerch sau khi thông báo trước cho Nga và đi theo lịch trình đã thông báo. Tuy nhiên lần này, các tàu Ukraine không thực hiện theo đúng lộ trình trên.
Bản đồ vùng biển Azov tiếp giáp Nga, Ukraine và Crimea. (Ảnh: BBC)
Các sĩ quan Nga liên tục yêu cầu các tàu Ukraine rời khỏi vùng lãnh hải của Nga, tuy nhiên các tàu Ukraine đã phớt lờ những đề nghị này.
"Các tàu (Ukraine) đã thực hiện các động thái nguy hiểm, không tuân theo chỉ dẫn hợp pháp từ giới chức Nga", FSB cho biết trong thông báo. Các tàu của Ukraine khi đó đã đi vào vùng biển đang tạm thời bị đóng cửa vì lý do an ninh.
Vào khoảng 11h30, thêm 2 tàu của Ukraine rời cảng Berdyansk trên biển Azov và hướng về phía eo biển Kerch. Tuy nhiên, 2 tàu này cuối cùng đã quay lại và trở về cảng.
Ngay sau đó, một tàu chở hàng khổng lồ, được hộ tống bởi các tàu quân sự của Nga, đã chặn lối vào duy nhất qua eo biển Kerch dưới cầu vượt. Tổng giám đốc cảng biển Crimea Aleksey Volkov xác nhận eo biển bị đóng "vì lý do an ninh".
Quân đội Nga đã triển khai máy bay để tăng cường an ninh tại khu vực xảy ra vụ tàu Ukraine xâm phạm lãnh hải trong khi tình hình vẫn căng thẳng. Các video quay từ hiện trường cho thấy trực thăng tấn công Ka-52 bay dưới cầu Crimea. Sau đó, một số máy bay chiến đấu Su-25 cũng được nhìn thấy xuất hiện.
Tàu Nga và Ukraine di chuyển gần nhau trong vụ việc ngày 25/11. (Ảnh: RT)
Bất chấp cảnh báo từ tàu Nga, các tàu của Ukraine vẫn tiếp tục hành trình. Hải quân Ukraine cho biết các tàu quân sự của nước này đã di chuyển từ thành phố cảng Odessa tới cảng Mariupol trên biển Azov và đây là một phần trong hành trình thường kỳ đã được lên kế hoạch từ trước. Ukraine cũng khẳng định đã thông báo trước cho giới chức Nga về hành trình này.
FSB chỉ trích các hành động của tàu Ukraine là "khiêu khích", đồng thời bày tỏ quan ngại rằng hành động này có thể dẫn tới "tình huống xung đột".
Một đoạn video do giới chức Nga công bố cho thấy các tàu Ukraine đã di chuyển rất gần với các tàu Nga.
Tới nửa đêm, FSB tiếp tục ra thông báo cho biết các tàu chiến Nga buộc phải khai hỏa sau khi 3 tàu Ukraine phớt lờ "các yêu cầu pháp lý về việc phải dừng hành trình", đồng thời tiếp tục "thực hiện các động thái nguy hiểm".
Hành trình của các tàu Ukraine (đường màu vàng) qua eo biển Kerch. (Ảnh: RT)
3 thủy thủ Ukraine đã bị thương và được hỗ trợ y tế, trong khi các tàu Ukraine bị bắt giữ. Nhóm tàu từ biển Azov hướng về phía eo biển Kerch cũng đã quay trở về cảng.
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko chỉ đạo Hội đồng Quốc phòng và An ninh Ukraine tiến hành cuộc họp khẩn cấp để đề xuất áp đặt thiết quân luật. Trong khi đó, Nga đề xuất mở cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc với chương trình nghị sự mang nội dung "duy trì hòa bình và an ninh quốc tế".
Thành Đạt
Theo Dantri/RT
Nga bắt 3 tàu Ukraine gần Crimea: Nguy cơ gia tăng rủi ro và đối đầu Theo giới quan sát, vụ việc Nga bắt giữ 3 tàu chiến của Ukraine gần Crimea có thể gây ra một cuộc khủng hoảng nguy hiểm mới giữa hai nước. Theo giới quan sát, vụ việc Nga bắt giữ 3 tàu chiến của Ukraine gần Crimea có thể gây ra một cuộc khủng hoảng nguy hiểm mới giữa hai nước. Ảnh: Reuters Reuters...