Phản ứng của người Iran trong ngày Mỹ tái áp đặt lệnh trừng phạt
Ngày 5/11, người biểu tình tập hợp bên ngoài toà nhà, nơi từng là đại sứ quán Mỹ tại Iran vào thời điểm các lệnh trừng phạt của Mỹ lên Tehran chính thức có hiệu lực.
Theo CNN, ngày 5/11, những người biểu tình đổ về trung tâm thủ đô Tehran trong một cuộc vận động hàng năm, kỷ niệm cuộc đột kích năm 1979 của các sinh viên Iran vào đại sứ quán Mỹ.
Người Iran tham gia biểu tình phản đối Mỹ. (Ảnh: CNN)
Cuộc biểu tình diễn ra vào đúng thời điểm các lệnh trừng phạt Mỹ tái áp đặt lên Iran sau khi rút khỏi thoả thuận hạt nhân có hiệu lực. “Mọi người tập trung tại đây để đối đầu với nước Mỹ” – một người biểu tình cho biết. “Người Mỹ khác với nhà nước Mỹ. Đúng là các lệnh trừng phạt đã gây áp lực cho những người dân vô tội của chúng tôi, nhưng chúng tôi quá kiên cường và sẽ vượt qua những khó khăn này” – người biểu tình nói.
Ngày 5/11, Mỹ tái áp đặt tất cả các lệnh trừng phạt chống Iran đã từng được dỡ bỏ trong thỏa thuận hạt nhân năm 2015, với một số miễn trừ tạm thời. Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 4/11 nói đó là những lệnh trừng phạt mạnh mẽ nhất mà Mỹ từng đưa ra.
Sau khi nhắm đến các ngành ô tô và hàng không vào tháng 8, các lệnh trừng phạt ngày 5/11 nhắm đến ngành dầu khí, ngành vận chuyển và ngân hàng của Iran. Mục đích cuối cùng của các lệnh trừng phạt, theo Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, là khiến lượng xuất khẩu dầu của Iran trở về bằng con số không.
Video đang HOT
Tổng thống Trump nói ông hy vọng siết chặt trừng phạt sẽ buộc chính phủ Iran phải đàm phán lại thỏa thuận hạt nhân năm 2015, thỏa thuận từng gỡ bỏ các lệnh trừng phạt quốc tế với Iran, đổi lại nước này phải ngừng làm giàu uranium.
Tháng 5/2018 ông Trump tuyên bố rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, dù Bộ Ngoại giao Mỹ chứng nhận Iran tuân thủ thỏa thuận. Tổng thống Mỹ cho rằng đây là một thỏa thuận “khủng khiếp, chỉ nghiêng về một phía và đáng nhẽ ra không bao giờ, không bao giờ nên được hình thành.”
Động thái của Mỹ khuấy động phản ứng mạnh mẽ từ các công ty quốc tế, bao gồm những công ty lớn châu Âu như Total và Airbus và từ Iran. Giá trị đồng Riyal của Iran giảm mạnh khoảng 70%, lạm phát tăng vọt sau quyết định của Tổng thống Mỹ
Video: Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt lên hàng loạt cá nhân và công ty Iran
Iran không xa lạ gì với các lệnh trừng phạt, nhưng lần này tuyên bố không muốn đàm phán với Mỹ. Tổng thống Donald Trump trong những tháng gần đây nói sẵn sàng tổ chức đối thoại với giới lãnh đạo Iran vào bất cứ lúc nào, song lãnh tụ tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei công khai cấm “bất cứ cuộc đối thoại nào” với Mỹ.
Theo một số nhà phân tích, đàm phán lại thỏa thuận hạt nhân sẽ là sự thừa nhận thất bại của thỏa thuận trước, dù Iran vẫn tiếp tục tuân thủ phần của mình.
“Tôi nghĩ nhiều người hiểu rằng chính phủ Rouhani hoặc không chịu trách nhiệm cho các lệnh trừng phạt hoặc chỉ chịu phần nhỏ trách nhiệm” – nhà phân tích Iran Hamid Mousavi nói. “Iran đã ở trong thỏa thuận hạt nhân ngay cả khi Mỹ quyết định rút, nên nhiều người Iran không thực sự hiểu họ phải thay đổi điều này như thế nào và cho rằng ông Donald Trump mới là người cần chịu trách nhiệm.”
Chưa có phản ứng rõ ràng nào với các lệnh trừng phạt, Iran dường như sẵn sàng đối đầu với cơn bão, tin vào sự thay đổi sắp xảy ra trong giới lãnh đạo Mỹ – Mohammed Ali Shabani, biên tập viên của Iran Pulse nhận định. “Rất khó để những người Iran bình thường cũng như giới lãnh đạo sẵn sàng từ bỏ toàn bộ chính sách ngoại giao vì Tổng thống Mỹ hiện tại có thể sẽ ra đi sau hai năm” – Shabani nói.
Tuy nhiên, chính phủ Iran cũng phải đối mặt với sự phản đối từ chính người dân. Những người này cho rằng chính phủ nên đàm phán, họ lo sợ các lệnh trừng phạt sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến thế hệ trẻ và việc làm của họ.
(Nguồn: CNN)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Phân tích: 5 lý do đòn trừng phạt Iran của Mỹ sẽ thất bại
Theo Reuters, có 5 lý do cho thấy vòng trừng phạt mới của Mỹ vốn có hiệu lực vào hôm nay (4.11) sẽ thất bại.
Phụ nữ Iran biểu tình tại thủ đô Tehran vào hôm 11.5.2018 để phản đối quyết định rút Mỹ khỏi JCPOA của Tổng thống Donald Trump. Ảnh: Reuters.
Thứ nhất, dù Mỹ nhắm tới việc phá hủy ngành xuất khẩu dầu mỏ của Iran, nhiều người đã chỉ ra rằng đây là điều không thực tế. Theo đó, sẽ không có quốc gia nào bù đắp được sản lượng 2,5 triệu thùng dầu/ngày của Iran. Cho dù Ả Rập Saudi trước đó tuyên bố sẽ gia tăng sản lượng để bù đắp sự thiếu hụt, các chuyên gia lại tin rằng Riyadh và các đồng minh không đủ khả năng để làm việc này. Nếu Iran buộc phải cắt sản lượng dầu mỏ, giá dầu sẽ tăng lên, vô hình chung giúp Tehran bù đắp lại lợi nhuận - đồng nghĩa với việc cấm vận của Washington sẽ vô dụng.
Thứ hai, Nga và Trung Quốc có thể sẽ không hợp tác với Mỹ trong vấn đề Iran. Lý do là Washington đang có chiến tranh thương mại với Bắc Kinh và cấm vận kinh tế với Moscow. Hơn thế nữa, Nhà Trắng sẽ không thể dựa vào EU bởi khối này coi JCPOA là một trong những chính sách ngoại giao thành tựu nổi bật của mình. Bên cạnh đó, Brussels đang ngày càng có xu hướng muốn được tự chủ, độc lập trong chính sách đối ngoài chứ không muốn phụ thuộc vào Washington nữa.
Trong nhiều thập kỷ, đồng USD đã thống trị thị trường tài chính quốc tế. Ảnh: Getty.
Thứ ba, lệnh cấm vận của Mỹ đã vô tình dọn đường cho cuộc thay đổi lịch sử trong hệ thống tài chính toàn cầu. Trong nhiều thập kỷ, đồng USD đã thống trị thị trường tài chính quốc tế. Tuy nhiên, sau khi Mỹ rút khỏi JCPOA, nhiều quốc gia như Nga, Trung Quốc, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu chuyển sang nội tệ để giao dịch với Iran. Nếu châu Âu có thể thiết lập một hệ thống tài chính tách biệt với đồng USD, các quốc gia khác có thể sử dụng đồng euro để giao dịch với Tehran, qua đó phá vỡ sự thống trị của Mỹ trên thị trường toàn cầu.
Thứ tư, các thành viên còn lại của JCPOA coi thỏa thuận hạt nhân với Iran là cách để chống lại chủ nghĩa đơn phương của Mỹ. Được biết, JCPOA là một thỏa thuận đa phương được Nghị quyết số 2231 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (HĐBA LHQ) ủng hộ. Nếu các thành viên JCPOA nhượng bộ việc Mỹ đơn phương trừng phạt các quốc gia tuân thủ thỏa thuận, Washington sẽ tiếp tục "được đằng chân, lân đằng đầu". Do đó, cả Iran lẫn cộng đồng quốc tế sẽ ra sức bảo vệ JCPOA để tránh viễn cảnh này.
Cuối cùng, EU và Nhật Bản - các đồng minh mạnh mẽ nhất của Mỹ - đều tiếp tục ủng hộ JCPOA. Các quốc gia chủ chốt trung khu vực Trung Đông, gồm có Thổ Nhĩ Kỳ, Oman và Iraq, cũng ủng hộ thỏa thuận hạt nhân. Chỉ có một số quốc gia khác như Ả Rập Saudi, Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) và Israel là ủng hộ quyết định của ông Trump. Để trừng phạt Iran, Tổng thống Trump đang có quá ít sự ủng hộ cần thiết.
Theo Danviet
Iran tuyên bố cả thế giới chống lại Mỹ Nhà lãnh đạo hàng đầu Iran tuyên bố chính sách cấm vận nước này của Tổng thống Donald Trump đã gặp sự phản đối trên toàn thế giới. Nhà lãnh đạo Tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei phát biểu trong cuộc gặp với sinh viên tại thủ đô Tehran, Iran vào hôm 3.11.2018. Ảnh: Reuters. Theo Reuter, Nhà lãnh đạo Tối cao Ayatollah...