Phản ứng của Mỹ sau khi Trung Quốc mời thủ lĩnh Taliban đến Thiên Tân
Giới chức Mỹ đã đưa ra những bình luận đầu tiên sau khi Trung Quốc mời đoàn đại diện của lực lượng Taliban tới Thiên Tân trong bối cảnh Bắc Kinh tìm cách mở rộng ảnh hưởng ở Afghanistan.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken (Ảnh: Reuters).
“Không ai muốn khu vực rơi vào nội chiến hay rơi vào tay Taliban. Nếu Trung Quốc hoặc nước khác hành động vì lợi ích này thì đó là một tín hiệu tích cực”, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken bình luận trong chuyến thăm Ấn Độ.
Bình luận được đưa ra sau khi Trung Quốc xác nhận một phái đoàn của Taliban đã đến thành phố Thiên Tân và gặp gỡ Ngoại trưởng Vương Nghị hôm 28/7. Tại cuộc họp này, ông Vương cho rằng, Taliban là một “lực lượng chính trị, quân sự quan trọng ở Afghanistan”, đồng thời kêu gọi Taliban tạo tiến triển cho các cuộc hòa đàm ở Afghanistan.
Các cuộc hòa đàm ở Afghanistan đã diễn ra nhiều tháng nay tại Doha, Qatar, song đã bị đình trệ kể từ khi Taliban tiến hành các đợt tấn công quân sự nhằm mở rộng quyền kiểm soát lãnh thổ ở Afghanistan từ đầu tháng 5 khi Mỹ và các nước đồng minh NATO rục rịch kế hoạch rút quân.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và đại diện của Taliban tại Thiên Tân ngày 28/7 (Ảnh: AP).
Video đang HOT
Tại cuộc họp với phái đoàn Taliban do phó thủ lĩnh Mullah Abdul Ghani Baradar dẫn đầu, ông Vương Nghị nói rằng, quân đội Mỹ và NATO rút khỏi Afghanistan đã cho thấy sự thất bại về chính sách của Washington.
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố kế hoạch rút toàn bộ lực lượng quân sự của Mỹ tại Afghanistan trước ngày 31/8 năm nay. Việc Mỹ và các nước đồng minh rút quân có thể tạo ra khoảng trống quyền lực ở Afghanistan và có thể là cơ hội để Trung Quốc thế chân, mở rộng tầm ảnh hưởng ở đây. Mỹ từng phản ứng gay gắt với những nỗ lực của Trung Quốc nhằm tăng cường ảnh hưởng ở Afghanistan, tuy nhiên, theo Guardian , hiện giờ ưu tiên hàng đầu của Washington dường như là ngăn chặn nguy cơ một cuộc nội chiến toàn diện ở quốc gia này.
Mặc dù hầu hết các láng giềng của Afghanistan, trong đó có Bắc Kinh, sẽ vui mừng khi lực lượng quân sự của Mỹ rút khỏi Afghanistan, tuy nhiên, họ cũng lo ngại viễn cảnh sau đó. Những năm 1990, khi Afghanistan rơi vào nội chiến, tổ chức khủng bố al-Qaeda có cơ hội mở rộng chân rết ở đây, kéo theo làn sóng hàng triệu người tị nạn vào các nước láng giềng Afghanistan.
Bắc Kinh đặc biệt quan ngại kịch bản Afghanistan trở thành địa bàn hoạt động cho các phần tử ly khai ở Tân Cương. Đó là lý do trong cuộc gặp mới đây, ông Vương Nghị đề nghị Taliban cắt đứt quan hệ với Phong trào Hồi giáo Đông Turkestan (ETIM) vì đây là “đe dọa trực tiếp đối với an ninh quốc gia của Trung Quốc”.
Người phát ngôn Taliban Suhail Shaheen cam kết, lực lượng này sẽ đảm bảo “lãnh thổ Afghanistan không bị sử dụng để chống lại an ninh của bất cứ nước nào trong đó có Trung Quốc”. Người phát ngôn Taliban cho biết thêm, ngoài vấn đề an ninh, các cuộc gặp của phái đoàn ở Thiên Tân cũng đề cập đến các vấn đề kinh tế, chính trị cũng như tiến trình hòa bình ở Afghanistan.
"Chìa tay" với Taliban: Nước cờ của Trung Quốc ở Afghanistan
Gần đây, Trung Quốc dường như chuyển hướng sang vai trò chủ động hơn trong tiến trình hòa bình Afghanistan, đặc biệt khi Mỹ và các đồng minh bắt đầu rút lực lượng khỏi đây.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (giữa) và đoàn đại diện của Taliban ở Thiên Tân ngày 28/7 (Ảnh: Twitter).
Trung Quốc "chìa tay" với Taliban
Trong một diễn biến bất ngờ, giới chức Trung Quốc đã mời đoàn đại diện của nhóm vũ trang do phó thủ lĩnh Taliban Mullah Abdul Ghani Baradar dẫn đầu Taliban đến thành phố Thiên Tân ngày 28/7 để họp bàn.
Chuyến thăm của phái đoàn cấp cao Taliban có khả năng củng cố thêm sự công nhận với lực lượng này trên trường quốc tế vào thời điểm nhạy cảm không lâu sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố, Mỹ sẽ hoàn tất rút quân khỏi Afghanistan trước ngày 31/8.
Một người phát ngôn của Taliban cho biết, các cuộc gặp của nhóm với giới chức Trung Quốc đề cập đến hàng loạt vấn đề từ an ninh, kinh tế, chính trị đến tiến trình hòa bình ở Afghanistan.
Tại cuộc họp, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói rằng, quân đội Mỹ và NATO rút khỏi Afghanistan đã cho thấy sự thất bại về chính sách của Washington, đồng thời kêu gọi Taliban đóng vai trò quan trọng vào tiến trình hòa bình ở Afghanistan. Bộ Ngoại giao Trung Quốc dẫn lời ông Vương cho biết: "Lực lượng Taliban ở Afghanistan là một lực lượng quân sự, chính trị quan trọng ở đất nước này và sẽ đóng vai trò quan trọng vào tiến trình hòa bình, hòa giải và tái thiết ở đây".
Ông Vương nhấn mạnh, Trung Quốc ủng hộ sự toàn vẹn lãnh thổ của Afghanistan, nhưng cũng đồng thời đề nghị Taliban cắt đứt quan hệ với Phong trào Hồi giáo Đông Turkestan (ETIM) vì đây là "đe dọa trực tiếp đối với an ninh quốc gia của Trung Quốc".
Nước cờ của Trung Quốc
Nhấn để phóng to ảnh
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (Ảnh: AFP).
Khi Mỹ và các nước đồng minh bắt đầu rút quân khỏi Afghanistan cũng là lúc Trung Quốc bộc lộ vai trò chủ động hơn trong tiến trình hòa bình ở quốc gia này.
Các cuộc họp cấp bộ trưởng của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO - gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Nga và 4 nước Trung Á khác) và các cuộc họp giữa nhóm công tác của SCO với giới chức Afghanistan hồi giữa tháng này đã phần nào cho thấy cách tiếp cận của Trung Quốc với tình hình đang chuyển biến nhanh ở Afghanistan.
Bắc Kinh được cho là muốn lấp đầy khoảng trống quyền lực ở Afghanistan - quốc gia được cho là có thể mang lại cho Bắc Kinh nhiều lợi ích chiến lược. Mặc dù vậy, các tuyên bố của ông Vương Nghị tại những cuộc họp này cho thấy, Trung Quốc sẽ tránh để bị cuốn vào "cơn lốc" Afghanistan, mà trước tiên là không can thiệp quân sự.
Trung Quốc từ lâu đã tích cực thuyết phục chính quyền Afghanistan triển khai dự án đường cao tốc nối Afghanistan với Pakistan, đưa Afghanistan trở thành một mắt xích trong chuỗi dự án Sáng kiến Vành đai, Con đường của Trung Quốc. Điều này sẽ giúp Trung Quốc đạt mục tiêu tăng cường giao thương với các nước trong khu vực, cũng như tạo điều kiện để Bắc Kinh tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên ở Afghanistan. Theo một báo cáo năm 2014, Afghanistan có thể sở hữu trữ lượng đất hiếm lên đến nghìn tỷ USD. Tuy nhiên, để có được những lợi ích chiến lược đó, Trung Quốc trước tiên phải đảm bảo rằng Afghanistan ổn định về an ninh, chính trị.
Trong bối cảnh kịch bản chia sẻ quyền lực ở Afghanistan ngày càng có thể xảy ra khi Taliban tuyên bố giành quyền kiểm soát phần lớn Afghanistan, Trung Quốc đã có những động thái chuẩn bị sẵn.
Thời báo Hoàn Cầu , cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, từng đăng tải bài viết nói rằng: "Trung Quốc không có lợi khi coi Taliban là kẻ thù". Tờ báo cũng dẫn nhận định của một chuyên gia Trung Quốc nhận định, Taliban đang có xu hướng trở thành một tổ chức chính trị tập trung vào các vấn đề nội bộ của Afghanistan.
Với Taliban, Trung Quốc một mặt chìa tay ra với lực lượng này nhưng mặt khác vẫn lo ngại Taliban duy trì quan hệ với các tổ chức ly khai, khủng bố ở Tân Cương đe dọa đến an ninh của chính Trung Quốc. Do vậy, Trung Quốc đã giao tiếp với cả chính phủ Afghanistan và tổ chức Taliban.
Những lo ngại của Trung Quốc đã được giảm bớt phần nào khi mới đây phát ngôn viên của Taliban Suhail Shaheen nói rằng: "Trung Quốc là một quốc gia thân thiện và chúng tôi hoan nghênh Trung Quốc tham gia vào quá trình tái thiết, phát triển Afghanistan... Nếu Trung Quốc có các dự án đầu tư ở đây, tất nhiên, chúng tôi sẽ đảm bảo an toàn cho những dự án đó". Một tuyên bố nữa cũng giúp Bắc Kinh tạm thở phào đó là tổ chức này cho biết sẽ không can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc.
Yan Wei, giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Tây Bắc ở Trung Quốc, nhận định việc Trung Quốc và Taliban tương tác với nhau là điều cần thiết. "Cho dù Taliban có thể trở thành một chính phủ hay không, họ vẫn là lực lượng có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển chính trị và an ninh của Afghanistan. Taliban có thể kiềm chế một số tổ chức khủng bố ở Afghanistan. Trung Quốc có thể thông qua Taliban đưa ra những ràng buộc nhất định đối với các tổ chức khủng bố. Điều này mang lại lợi ích cho an ninh của cả Trung Quốc và khu vực", ông Wei nói.
Thủ lĩnh Taliban bất ngờ đến Trung Quốc, Bắc Kinh lên tiếng Một nhóm đại diện của Taliban ngày 28/7 đã đến Trung Quốc và gặp gỡ Ngoại trưởng Vương Nghị. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (giữa) và đoàn đại diện của Taliban ở Thiên Tân ngày 28/7 (Ảnh: Twitter). Reuters dẫn lời người phát ngôn Taliban Mohammed Naeem cho biết, 9 đại biểu của nhóm vũ trang này đã đến thành phố Thiên...