Phản ứng của Iran trước các lệnh trừng phạt mới của Mỹ
Phó Tổng thống Iran Es’haq Jahangiri và Bộ Ngoại giao nước này đồng loạt lên tiếng chỉ trích các lệnh trừng phạt mới của Mỹ.
Theo Phó Tổng thống Iran, động thái của Mỹ là hành động đơn phương, vi phạm luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc. Ông Es’haq Jahangiri kêu gọi cộng đồng quốc tế cùng nhau lên án bước đi mới nhất của Mỹ trong việc chống lại Iran.
Iran trước các lệnh trừng phạt mới của Mỹ. (Ảnh: Global Look Press/ Ahmad Halabisaz)
Cùng ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Abbas Mousavi cũng khẳng định, các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ chỉ cho thấy sự yếu kém và không đủ năng lực của ngành ngoại giao Mỹ. Theo đó, Bộ Ngoại giao Mỹ đã không thể nêu ra bất kỳ sáng kiến nào, ngoài việc gây áp lực và “khủng bố kinh tế” với Iran. Bộ Ngoại giao Iran khẳng định, những biện pháp trừng phạt lặp đi, lặp lại chỉ chứng tỏ những áp lực tối đa mà Mỹ gây ra cho Iran đã thất bại.
Ông Abbas Mousavi nhấn mạnh, thay vì trừng phạt Iran, Mỹ nên quay trở lại thực hiện các cam kết trong thỏa thuận hạt nhân Iran đã ký năm 2015.
Video đang HOT
Trước đó, ngày 31/10, chính phủ Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với lĩnh vực xây dựng tại Iran và một số vật liệu nhất định đang được sử dụng liên quan tới quân đội và chương trình tên lửa đạn đạo của nước Cộng hòa Hồi giáo.
Đình Nam/VOV1 (Biên dịch)
Theo Tân Hoa Xã, Press TV
Iran dùng cách bất ngờ này để né trừng phạt Mỹ và kiếm bộn tiền
Người Iran đang sử dụng Bitcoin để né các lệnh trừng phạt của Mỹ trong bối cảnh căng thẳng giữa 2 nước không ngừng leo thang.
Cơn sốt Bitcoin và các loại tiền ảo khác ở Iran đã tăng lên đều đặn kể từ tháng 4/2019. Một loạt các địa điểm, bao gồm trường học, nhà thờ Hồi giáo, nhà ở, nhà máy, công ty tư nhân và thậm chí cả chuồng ngựa đã được sử dụng làm nơi khai thác Bitcoin. "
Theo một nguồn tin, tính đến tháng 3/2018, người Iran đã đầu tư ít nhất 2,5 tỷ USD vào các loại tiền kỹ thuật số. Đối với một nền kinh tế như Iran, đây không phải là một khoản tiền ít ỏi.
Một số người đã tham gia chơi Bitcoin để kiếm lấy những tiền dễ dàng, nhưng có nhiều người ở Iran xem việc này như là cơ hội để tránh các lệnh trừng phạt.
Khai thác một Bitcoin tiêu thụ 72.000 kilowatt điện và chính phủ Iran cung cấp khoản trợ cấp 500 toman (0,12 USD hoặc 2.800 đồng) cho mỗi kilowatt. Nói cách khác, mỗi Bitcoin được khai thác ở Iran nhận được khoảng 35 triệu tomans (8.289 USD) trợ cấp của chính phủ (theo thời điểm báo cáo, một Bitcoin có giá trị 11.297,60 USD Mỹ).
Theo đó, số lượng người khai thác itcoin ngày càng tăng do điện giá rẻ. Nima Deh Afghanistan, một nhà nghiên cứu blockchain tại một công ty khởi nghiệp tiền điện tử có trụ sở tại Tehran tên là Areatak, đã nói với trang web CoinDesk rằng công ty đã gặp gỡ các nhà đầu tư nước ngoài đang xem xét khai thác Bitcoin ở Iran. "Chúng tôi đã có các nhà đầu tư từ Tây Ban Nha, Ukraine, Armenia, Pháp", ông nói.
CNN gần đây cũng đã đưa tin về Bitcoin ở Iran. Nhiều người khai thác bitcoin Trung Quốc đã di cư sang Iran vào năm 2018 vì điện giá rẻ.
Một trong những lý do chính khiến người Iran đang đổ xô khai thác các loại tiền kỹ thuật số, bao gồm Bitcoin, để thực hiện các giao dịch là nhằm tránh các lệnh trừng phạt nghiêm ngặt của Mỹ đối với các lĩnh vực tài chính và ngân hàng của Iran. Các quan chức Cộng hòa Hồi giáo không phủ nhận điều này. Ông Mohammad Sharghi, thư ký Cộng đồng Blockchain Iran thậm chí còn nói rằng, khai thác tiền kỹ thuật số phải được hỗ trợ như một phương tiện để vượt qua các lệnh trừng phạt.
"Chính phủ phải mở rộng cơ sở hạ tầng cho các loại tiền kỹ thuật số để tránh các lệnh trừng phạt và tăng cường giám sát loại tiền này", ông Masoumeh Aghapour, thành viên của ủy ban điều hành thuộc Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Iran nhấn mạnh. "Nếu các điều kiện trong nước thuận lợi, chúng ta có thể sử dụng tiền kỹ thuật số để thực hiện các giao dịch với các quốc gia khác và bỏ qua các lệnh trừng phạt".
Ông Ali Hosseini, một chuyên gia tiền tệ kỹ thuật số, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc mở rộng ngành công nghiệp khai thác Bitcoin. Để vượt qua các lệnh trừng phạt, chúng tôi cũng phải sử dụng các loại tiền (kỹ thuật số) khác ngoài Bitcoin, ông nói.
Giá trị của Bitcoin, loại tiền tệ trực tuyến thống trị trên thế giới là không thể đoán trước được, một bài báo của New York Times cho biết.
Tuy nhiên, nền kinh tế của Iran đã gặp khó khăn bởi các lệnh trừng phạt ngân hàng ngăn chặn các công ty nước ngoài kinh doanh tại nước này. Trong khi đó, các giao dịch bằng Bitcoin, khó theo dõi, có thể cho phép người Iran thực hiện thanh toán quốc tế trong khi bỏ qua các hạn chế của Mỹ đối với các ngân hàng. Theo đó, các loại tiền điện tử được cho là một mặt trận mới nổi trong cuộc chiến kinh tế giữa Washington và Tehran. Bộ Tài chính Mỹ cho biết Bộ đã nhận thức rõ về mánh khóe của Iran và đang cố gắng kiểm soát Bitcoin cũng như các loại tiền điện tử khác.
Theo Danviet
Mỹ giáng đòn hiểm, nhằm đúng 'yếu huyệt' của Iran Chính quyền Tổng thống Donald Trump vừa thông báo áp các đòn trừng phạt mới lên ngành xây dựng của Iran cùng hoạt động buôn bán 4 vật liệu sử dụng trong các chương trình quân sự hoặc hạt nhân của nước Cộng hòa Hồi giáo. Quyết định này, được Bộ Ngoại giao Mỹ công bố hôm 31/10, chứng tỏ quyết tâm của...