Phản ứng bất ngờ tại chợ Long Biên sau thông báo kết thúc lệnh cách ly xã hội
Trong khi nhiều loại hình kinh doanh ở Hà Nội vui mừng nhận lệnh kết thúc cách li để trở lại hoạt động thì các tiểu thương chợ đầu mối Long Biên lại tỏ ra “thơ ơ” với lý do: “ Hàng hóa vẫn tiêu thụ dù cách li hay không”
Ngày 23/4, nhiều loại hình kinh doanh tại các tỉnh thành thuộc diện gia hạn cách li xã hội trong đó có Hà Nội vui mừng nhận thông báo chính thức của Chính phủ. Rất nhiều tiểu thương đã tất bật nhập thêm hàng hóa, tuyển nhân viên và sẵn sàng trở lại hoạt động sau gần 1 tháng đóng cửa.
Khung cảnh bình yên buổi chiều tại chợ Long Biên trong thời gian cách li xã hội.
Trong khi đó, khung cảnh bình yên khác thường của các tiểu thương chợ Long Biên gần như đối lập với sự tất bật chung của các hộ kinh doanh trong thành phố. Ban ngày, hàng quán ở đây vẫn hoạt động, và ban đêm, sự nhộn nhịp đặc trưng của những xe hàng, tiếng trao đổi của dân buôn – cửu vạn… vẫn diễn ra dù trước hay trong lệnh cách ly.
Chợ Long Biên nổi tiếng là chợ đầu mối hoa quả lớn nhất Hà Nội, chuyên cung cấp hoa quả cho các tỉnh thành lân cận như Bắc Ninh; Phú Thọ; Bắc Giang; Hà Nam… Do hoa quả là một trong những mặt hàng thiết yếu được phép kinh doanh nên ngay cả trong thời gian cách li, chợ này vẫn được hoạt động bình thường.
Do hoa quả là mặt hàng thiết yếu nên chợ Long Biên vẫn được hoạt động bình thường trong thời gian cách li xã hội.
Tuy nhiên, do là nơi tập trung đông người qua lại, trong quá trình hoạt động ban quản lí chợ đã cử người liên tục theo dõi, rà soát, nhắc nhở tiểu thương và người dân tuân thủ đúng quy định của bộ Y tế. Trong hai ngày 18-19/4, Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh thành phố Hà Nội phối hợp với Trung tâm y tế các quận, huyện đã tiến hành lấy hàng trăm mẫu xét nghiệm test nhanh cho tiểu thương chợ Long Biên để đánh giá yếu tố dịch tễ cộng đồng.
Video đang HOT
Tiểu thương; cửu vạn; người dân… tại chợ Long Biên chấp hành đúng quy định của Bộ Y tế về phòng chống covid-19 để bảo vệ bản thân và cộng đồng.
Do vậy, khác với sự vui mừng của nhiều loại hình kinh doanh khác, những ngày này tiểu thương chợ Long Biên lại khá ung dung với lý do: “Hàng hóa vẫn tiêu thụ dù cách li hay không”.
Trong thời gian cách li, nhiều hộ kinh doanh chợ Long Biên tìm kiếm các nguồn hàng mới ở tỉnh thành lân cận hoặc các quận ngoại thành Hà Nội để bán buôn số lượng lớn và gần như không giữ lại hàng để bán lẻ như trước. Đối với các hộ trước đây chủ yếu bán lẻ thì chuyển hẳn qua bán online vì bán lẻ ở chợ không còn đông khách mua.
Tuy vẫn hoạt động bình thường song để phù hợp với diễn biến kinh tế – xã hội chung trên cả nước, nhiều tiểu thương đã phải thay đổi hình thức kinh doanh.
Tăng số lượng hàng bán buôn tới các tỉnh thành lân cận và chuyển sang bán online cho khách mua lẻ.
“Mỗi đêm tôi xuất đi tỉnh khoảng 2 tấn hàng. Tuần vừa rồi nhiều tỉnh kết thúc cách li nên mức tiêu thụ nhanh hơn hẳn. Ngay khi nhận thông báo về cách li xã hội trên toàn quốc, chúng tôi đã nhanh chóng đổi hướng kinh doanh, tìm nguồn hàng mới ở nhiều tỉnh lẻ, do vậy mọi việc vẫn trong tầm kiểm soát”, chị Thanh Mai – một tiểu thương bán hoa quả tại chợ Long Biên – chia sẻ.
Chị Mai cho biết thêm, trước thời gian kết thúc lệnh cách li, chị không có sự chuẩn bị gì cũng không nhập thêm hàng, vì hàng hóa vẫn còn đủ để bán. Chị sẽ nhập thêm khi thấy sức mua tăng trở lại.
Những xe hàng nối tiếp nhau sẵn sàng trở lại bất cứ lúc nào sau lệnh kết thúc cách li.
Khác với chị Mai, vợ chồng anh Quyết (quê Nam Định, bán hàng tại chợ Long Biên) lại mới nhập thêm 60kg hoa quả các loại để chuẩn bị sẵn sàng bán lẻ trở lại ngay sau ngày Hà Nội kết thúc cách li xã hội
Anh Quyết cho biết: “Nhà tôi chủ yếu bán lẻ ở chợ và bán buôn nhỏ thôi chứ không bán hàng tải xe hàng như nhiều hộ ở đây, vì thế những hộ như nhà tôi thường bị ảnh hưởng nhiều hơn. Mọi người ít ra đường nên tôi chuyển sang bán online cho một số mối quen cũ, nhưng thu nhập không tốt như trước. Hôm nay đã hết lệnh cách li, tôi mong mọi thứ sớm trở lại bình thường”.
Trước đó, kết luận cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 TP Hà Nội chiều 22/4, ông Nguyễn Đức Chung cho biết, từ 0h ngày 23/4 trên địa bàn thành phố chỉ còn hai huyện Mê Linh và Thường Tín vẫn phải thực hiện nghiêm túc theo chỉ thị 15 và 16 của Thủ tướng.
Theo đó, nhiều hàng quán kinh doanh ăn uống, các dịch vụ vận tải trong thành phố được trở lại hoạt động nhưng phải tuân thủ đúng quy định về phòng chống dịch Covid-19.
Thanh Thúy
Cách ly xã hội tiếp, TPHCM có lo thiếu thực phẩm, khẩu trang?
TPHCM hiện có hơn 1.400 điểm bán khẩu trang và 2.610 điểm bán lương thực, thực phẩm...với nguồn hàng dồi dào để phục vụ nhu cầu của người dân trong bất cứ tình huống nào xảy ra.
Ông Lê Thanh Liêm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TPHCM cho biết, thành phố hiện có hơn 1.400 điểm bán khẩu trang và 2.610 điểm bán lương thực, thực phẩm... với nguồn hàng dồi dào để phục vụ nhu cầu của người dân trong bất cứ tình huống nào xảy ra. "Chúng tôi đề nghị người dân không nên tích trữ lương thực, thực phẩm, bởi TPHCM không thiếu lương thực, thực phẩm cho người dân trong những ngày cách ly xã hội sắp tới"- Ông Liêm nói.
Nguồn thực phẩm trong siêu thị đầy ắp. Ảnh Văn Minh
Liên quan đến các dịch vụ khác như khách sạn, homestay, các cơ sở lưu trú... trên địa bàn TPHCM vẫn tiếp tục ngừng nhận khách cho đến khi có chỉ đạo mới của thành phố.
Theo ông Lê Thanh Liêm, thành phố tiếp tục quán triệt phương châm 5 "tại chỗ", tuyệt đối không chủ quan, không lơ là; vừa chống dịch vừa phải đảm bảo cuộc sống người dân và một số hoạt động sản xuất, kinh doanh trong điều kiện có dịch bệnh.
Chủ tịch UBND TPHCM đề xuất chính sách "kép" kích thích nền kinh tế. Ảnh Văn Minh
Trước đó chiều 15/4, trong cuộc họp trực tuyến với Chính phủ, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong đã đề xuất 5 nhóm nội dung, trong đó có việc thực hiện giãn cách xã hội, đặc biệt là khi kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống người dân và sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Do đó, để đảm bảo thực hiện mục tiêu "kép", TPHCM đề xuất Chính phủ xem xét, mở dần một số hoạt động thiết yếu ít có nguy cơ lây nhiễm, đáp ứng bộ tiêu chí kiểm soát dịch bệnh của Chính phủ. Bộ tiêu chí này phải được ban hành song song với việc cho phép mở cửa một số hoạt động thiếu yếu, ít nguy cơ và giao cho địa phương chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát và đóng cửa nếu không đạt các tiêu chí về phòng chống dịch.
"Đây là chính sách kép để kích thích kinh tế trong bối cảnh chưa xác định được thời điểm kết thúc dịch bệnh. Việc này tăng cường đạo đức trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội, đồng thời tạo ra văn hóa bảo vệ ngành nghề kinh doanh cho từng doanh nghiệp", ông Nguyễn Thành Phong cho biết.
Văn Minh - Huy Thịnh
Bất ngờ giá lợn hơi và thịt lợn tại chợ dân sinh quay đầu tăng sốc Không chỉ người tiêu dùng, mà nhiều tiểu thương tại các chợ dân sinh sáng (15/4) đều "kêu trời" vì giá thịt lợn ngược sóng mỗi ngày tăng một giá. Do thực hiện lệnh cách ly xã hội, chị Hà (Thanh Xuân Bắc, Hà Nội) đi chợ 1 lần/1 tuần. Chị Hà cho biết, thứ năm tuần trước chị vẫn mua thịt lợn...