Phần thưởng Hạnh Đức, góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục địa phương
Ra đời từ năm học 2016-2017, Phần thưởng Hạnh Đức đã cùng với các Quỹ Khuyến học, khuyến tài trên địa bàn huyện Thoại Sơn (tỉnh An Giang) góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục ở địa phương.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh An Giang Lê Văn Nưng làm việc với đại diện Phần thưởng Hạnh Đức
Huyện Thoại Sơn từ lâu được mệnh danh là “vựa lúa”, là vùng đất gắn liền với danh thần Thoại Ngọc Hầu, người có công khai phá vùng đất Tây Nam Bộ. Đây cũng là địa phương “phát tích” nhiều phong trào mang tính đột phá trong nông nghiệp, trong xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế – xã hội.
Nếu 30 năm trước, huyện Thoại Sơn đẩy mạnh sản xuất lúa (từ 1 vụ lên 2, rồi 3 vụ) để tăng sản lượng lương thực, đưa cả nước, cả tỉnh thoát khỏi tình trạng nghèo đói thì nay trong xây dựng, phát triển kinh tế, Đảng bộ huyện Thoại Sơn chọn lĩnh vực giáo dục làm đột phá trong tư duy, hành động, trong định vị lại chính mình để xây dựng chiến lược phát triển cho vùng đất.
Mở đầu cho việc đẩy mạnh phát triển sự nghiệp giáo dục địa phương là việc ủng hộ, vận động thành lập các Quỹ Khuyến học, khuyến tài tại 17 xã thị trấn, Quỹ Khuyến học, khuyến tài trong các trường học (từ mẫu giáo đến THPT), Quỹ Ân sư (đền ơn đáp nghĩa cho những người giúp địa phương khai trí), đồng thời ủng hộ cho việc ra đời Phần thưởng Hạnh Đức.
Tính đến thời điểm này, Thoại Sơn là huyện đi đầu cả tỉnh trong thành lập Quỹ Khuyến học, khuyến tài ở xã, thị trấn. Số tiền vốn gốc của các quỹ hiện nay gần 20 tỷ đồng. Cùng với các Quỹ Khuyến học, khuyến tài trên địa bàn huyện, Phần thưởng Hạnh Đức đã góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục ở địa phương.
Phần thưởng Hạnh Đức ra đời năm học 2016-2017, người sáng lập là bà Lâm Thanh Hương (nguyên Hiệu trưởng Cơ sở Giáo dục nội trú tình thương Khai Trí). Hàng năm, bà Hương đã ủng hộ kinh phí, gửi về Hội Khuyến học huyện Thoại Sơn để tổ chức trao thưởng cho các em học sinh có hạnh kiểm tốt, học giỏi.
“Đây là phần thưởng đặc biệt dành cho các em học sinh. Đặc biệt ở chỗ, tiêu chí chọn xét thưởng đầu tiên là đạo đức, kế tiếp là học lực phải tiêu biểu, đạt từ loại giỏi trở lên. Để nhận được phần thưởng, các em phải vượt qua được kỳ thi viết, thời gian làm bài 90 phút. Đề thi do Ban Điều hành Phần thưởng Hạnh Đức ra hàng năm. Nguồn kinh phí trao thưởng do bà Hương và bà con kiều bào gửi tặng.
Ngoài khuyến khích các em sống có đạo đức, đúng với thuần phong, mỹ tục, quỹ còn động viên các em luôn sống có hoài bão, ước mơ trên con đường lập thân, lập nghiệp… Xuất phát từ những điều đặc biệt đó, Hội Khuyến học huyện đã đồng hành cùng Phần thưởng Hạnh Đức trong 4 năm qua” – Chủ tịch Hội Khuyến học huyện Thoại Sơn Nguyễn Khảm chia sẻ.
Video đang HOT
Năm học 2020-2021, Phần thưởng Hạnh Đức đã xem xét 76 hồ sơ được đề cử từ 16 trường THCS, 4 trường THPT trong toàn huyện. Theo đó, mỗi khối lớp của cấp học, nhà trường sẽ chọn bài dự thi của 1 em tiêu biểu để tổng hợp, gửi Hội Khuyến học huyện. Năm học này, toàn huyện có 20 học sinh nhận được phần thưởng, 52 học sinh nhận phần thưởng khích lệ và 4 em nhận phần thưởng khích lệ cùng với trợ giúp trong học tập.
“Hoàn cảnh gia đình em quá nghèo, số tiền 2 triệu đồng nhận được từ Phần thưởng Hạnh Đức giúp giải quyết được rất nhiều khó khăn đầu năm học. Cụ thể, em trích tiền từ phần thưởng để mua đồng phục, dụng cụ học tập, đóng tiền học phí, nạp tiền điện thoại để học online trong lúc thực hiện giãn cách xã hội. Em học được rất nhiều điều bổ ích từ quyển sách “Những tâm hồn cao thượng”. Em vô cùng biết ơn ơn các cô, chú trong Ban Điều hành Phần thưởng Hạnh Đức đã hỗ trợ trên con đường tìm đến tri thức…” – em Nguyễn Thị Loan (học sinh lớp 7A4, Trường THCS Định Mỹ, xã Định Mỹ) chia sẻ.
“Phần thưởng đã góp phần giúp các em giảm bớt khó khăn trong năm học, tạo động lực cho các em vươn lên, tiếp tục rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, sống có tình thương, trách nhiệm hơn nữa với những người xung quanh…” – Hiệu trưởng Trường THCS Định Mỹ (xã Định Mỹ, huyện Thoại Sơn) Nguyễn Ngọc Châu Mai chia sẻ.
Ngoài việc giúp các em học sinh, phần thưởng đã giúp UBND xã, thị trấn, ban giám hiệu các trường bớt đi phần nào trong việc vận động kinh phí hỗ trợ học sinh đầu năm học mới. Nhà trường có nhiều thời gian hơn cho việc tập trung công tác chuyên môn, giảng dạy, làm tốt hơn công việc “trồng người”.
Qua 4 năm hoạt động, trao thưởng trên địa bàn huyện Thoại Sơn, bà Lâm Thanh Hương mong muốn mở rộng hoạt động trao thưởng sang các địa phương lân cận, nhằm tiếp tục hỗ trợ các em học sinh nhiều hơn. Năm học 2022-2023, Phần thưởng Hạnh Đức sẽ tiếp tục trao thưởng lần thứ 5 vào dịp đầu năm học mới trên địa bàn huyện Thoại Sơn.
Phần thưởng Hạnh Đức trao tặng sẽ bao gồm: 1 giấy khen, 2 triệu đồng tiền mặt, 1 quyển sách “Những tâm hồn cao thượng”. Phần thưởng khích lệ gồm 1 giấy khen và 300.000 đồng tiền mặt và quyển sách “Những tâm hồn cao thượng”.
Nam sinh Hà Nội chia sẻ bí kíp chọn quốc gia du học
Những tiêu chí để lựa chọn quốc gia du học dưới đây sẽ là kiến thức hữu ích dành cho các bạn học sinh đang có dự định ra nước ngoài sinh sống và học tập.
Ngày nay, chuyện đi du học càng trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Mỗi học sinh đều đưa ra những tiêu chí khác nhau để đánh giá môi trường phù hợp. Tuy nhiên, có nhiều bạn chỉ vì cảm mến đất nước đó xinh đẹp, nền công nghiệp giải trí phát triển hay đơn giản là nơi sinh sống của thần tượng mà vội vàng đưa ra quyết định. Rất có thể, sự vội vàng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tương lai. Vì vậy, khi quyết định đi du học, ngoài sở thích cá nhân, bạn cần tìm hiểu cẩn thận nhiều thông tin khác.
Mới đây, em Nguyễn Việt Hoàn, 17 tuổi (Thanh Xuân, Hà Nội), học sinh trường THPT chuyên Nguyễn Huệ đã có những chia sẻ hữu ích về vấn đề chọn quốc gia khi đi du học. Bài viết được em đăng tải trên một hội nhóm dành cho những học sinh, sinh viên và những ai quan tâm đến chương trình học bổng của các trường Đại học quốc tế.
Nguyễn Việt Hoàn hiện đang là học sinh trường THPT chuyên Nguyễn Huệ.
Việt Hoàn cho biết, em ấp ủ ước mơ đi du học từ khi mới vào lớp 10. Bản thân em là người hướng ngoại, đặc biệt yêu thích các hoạt động trải nghiệm nên mong muốn được ra thế giới bên ngoài để khám phá nền văn hóa, học hỏi được những điều mới lạ. Bên cạnh đó, việc được sống trong một môi trường có nhiều anh chị, bạn bè chung chí hướng đã giúp nam sinh có thêm động lực thực hiện ước mơ. Từ những tham khảo trên sách báo, Internet, những lần đi dự hội thảo các trung tâm tư vấn và từ các anh chị "tiền bối", Việt Hoàn đã rút ra một vài tip nhỏ trong việc chọn lựa quốc gia du học.
1. TÀI CHÍNH
Đây có lẽ là bài toán nan giải nhất với mỗi gia đình khi quyết định cho con em mình đi du học. Với những nước như: Mỹ, Úc, Canada thì chi phí học cũng như sinh hoạt khá đắt đỏ. Thay vào đó, các bạn có thể chọn đi du học ở các nước có phí rẻ hơn ở châu Á như: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc,... hay một vài đất nước đang phát triển khác. Đây đều là quốc gia có nền giáo dục phát triển, mở ra cơ hội làm việc trong những môi trường lý tưởng.
Khi nhìn vào chi phí cho việc du học, bạn hãy chú ý các gói hỗ trợ tài chính mà trường hỗ trợ như: Cho phép nợ học phí, trợ cấp, học bổng đều là các sự lựa chọn. Và chúng sẽ có sẵn dựa theo đất nước quê nhà và quốc gia du học bạn đang nhắm tới.
Việt Hoàn cho rằng những bạn có ý định đi du học cần nghiên cứu cẩn thận khả năng tài chính của gia đình.
Việt Hoàn chia sẻ: "Đối với những bạn khó khăn về tài chính thì đây chính là rào cản lớn nhất. Khi quyết định ra nước ngoài học tập, mỗi người đều phải có sự chuẩn bị từ sớm và đặc biệt quan tâm đến vấn đề tài chính. Nếu cảm thấy ngân sách kinh tế gia đình hạn hẹp, bạn có thể chọn một ngôi trường đại học ở Việt Nam và sau này nộp đơn lên học bậc Thạc sĩ ở nước ngoài sẽ phù hợp hơn.
Không nên cố đi du học trong khi điều kiện kinh tế không cho phép. Bởi điều này sẽ trở tành gánh nặng và bạn luôn đau đầu nghĩ cách kiếm ra tiền để đi học. Như vậy, chất lượng học tập có thể bị giảm sút".
2. NGÔN NGỮ
Liệu rằng ngôn ngữ là một rào cản? Có chứ, mặc dù chuyển đến sinh sống ở một đất nước lạ là cách rất tốt để bạn học được ngôn ngữ mới. Hãy chăm chỉ học Tiếng Anh cùng thứ tiếng của quốc gia mà bạn chuẩn bị đi du học. Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin, thích nghi sớm với môi trường và giúp việc học tập trở nên tốt hơn. Chú tâm vào việc học ngôn ngữ sẽ đem lại lợi ích lớn và đó cũng là giai đoạn quan trọng để thúc đẩy bản thân phát triển.
Nam sinh Hà Nội chia sẻ kinh nghiệm: "Với em, cách học ngôn ngữ tốt nhất là giao tiếp thực tế bởi mục đích cuối cùng chúng ta hướng đến là giao tiếp. Đó cũng là lý do vì sao em mong muốn được ra nước ngoài học tập. Qua giao tiếp sẽ giúp ngôn ngữ phát triển, nâng cao kỹ năng mềm và tiếp thu được nhiều nền văn hóa khác nhau".
3. NGÀNH HỌC
Điều cốt lõi khi đi du học chính là học tập. Ai trong các du học sinh cũng mong muốn tìm được một ngôi trường danh tiếng, có bề dày thành tích trong giáo dục và đào tạo. Việc tìm kiếm ngành học không khó vì có nhiều bảng xếp hạng uy tín như: Times Higher Education (THE), US News & World Report. Các bạn hoàn toàn có thể tra cứu thông tin dựa trên nhu cầu ngành học và bắt đầu khoanh vùng những trường phù hợp nhất với bản thân.
Nam sinh Hà Nội đang gấp rút chuẩn bị hồ sơ để "apply" vào các trường đại học ở nước ngoài.
4. TRẢI NGHIỆM MONG MUỐN
Cuối cùng, không kém phần quan trọng là những sở thích sẽ giúp bạn thu hẹp quốc gia phù hợp với bản thân. Vị trí địa lý, khí hậu, thời tiết và yếu tố ngoại cảnh là những điều ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của bạn. Nếu là người chịu lạnh kém thì các nước Bắc Âu chắc chắn không phải "miền đất hứa" với bạn. Hãy di chuyển xuống phía Nam nơi nhiều ánh nắng chan hòa cùng những bờ biển siêu đẹp.
Thời tiết, khí hậu là vấn đề đáng bàn đến, đặc biệt là đối với những bạn gặp các vấn đề về sức khỏe như: Bệnh huyết áp, bệnh tim mạch, bệnh hen suyễn,... Khí hậu phù hợp mới giúp chúng ta mạnh khỏe, từ đó có thể sinh sống và học tập tốt. Hãy đưa ra sự lựa chọn khôn ngoan về yếu tố khí hậu, thời tiết khi chọn lựa quốc gia.
Về văn hóa và cộng đồng, không quá khó để chúng ta tìm kiếm thông tin trên không gian mạng. Đặc biệt bạn nên quan tâm đến cộng đồng người Việt sinh sống ở địa phương đó. Đây sẽ là một cộng đồng mạnh có thể hỗ trợ bạn trong thời gian đầu bỡ ngỡ với cuộc sống mới.
"Không phải ngẫu nhiên mà nhiều học sinh lựa chọn việc đi du học. Thực chất giáo dục ở Việt Nam cũng rất tốt, tuy nhiên điều quan trọng mà các bạn trẻ hướng đến là môi trường và trải nghiệm. Khi bạn ra nước ngoài cũng là một hình thức bạn đi du lịch, được trải nghiệm nhiều nền văn hóa mới, tiếp thu được những tinh hoa của quốc gia khác và được học tập tại một môi trường năng động, thú vị", Việt Hoàn cho biết.
Quá trình tìm hiểu và định hướng du học nếu kết hợp khéo léo các yếu tố trên một cách hợp lí sẽ giúp bạn tìm ra điểm đến phù hợp, mang đến cơ hội trải nghiệm tốt hơn.
TP.HCM có chi phí sinh hoạt tốn kém nhất cả nước Việt Nam xếp ở vị trí 87/137 quốc gia có chi phí sinh hoạt đắt đỏ trên thế giới. Trong đó, TP.HCM có chi phí sinh hoạt cao hơn nhiều Hà Nội. Theo trang phân tích dữ liệu về chỉ số chi phí sinh hoạt, chất lượng cuộc sống Numbeo, 5 quốc gia có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất thế giới...