Phần mềm tra cứu lịch sử Việt Nam của nữ sinh Gia Lai
Phần mềm ‘Tra cứu lịch sử Việt Nam’ của cặp nữ sinh tóm tắt các sự kiện, thông tin nhân vật lịch sử ngắn gọn, giúp người học dễ nắm bắt và ghi nhớ lâu hơn.
Hiểu được sự khó khăn và mong muốn giúp giới trẻ thêm hứng thú khi học môn Lịch sử, Trương Thị Thúy An và Nguyễn Dương Diệp Linh, học sinh lớp 9A, Trường THCS thị trấn Phú Hòa (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) cùng nghiên cứu và thiết kế phần mềm “Tra cứu lịch sử Việt Nam”.
Sản phẩm đạt giải ba Cuộc thi sáng tạo thanh-thiếu niên, nhi đồng tỉnh lần thứ 10 năm 2022. Phần mềm là công cụ học tập có thể tóm tắt các sự kiện, thông tin về nhân vật ngắn gọn, giúp người học dễ nắm bắt và ghi nhớ lâu hơn.
Mong muốn các bạn có thêm hứng thú khi học môn Lịch sử, Thúy An và Diệp Linh thiết kế phần mềm “Tra cứu lịch sử Việt Nam”.
Thúy An chia sẻ, phần mềm được thiết kế theo trục thời gian, gồm 6 thư mục: Thời đại nguyên thủy, thời kỳ dựng nước (2000-258 trước Công nguyên), thời kỳ Bắc thuộc và chống Bắc thuộc, thời đại phong kiến dân tộc, thời Pháp thuộc, giai đoạn 1945 đến nay.
Mỗi thư mục được nhóm học sinh đầu tư kỹ lưỡng. Điển hình như thư mục thời Pháp thuộc (1884-1945) là thông tin về các vị vua trị vì trong từng giai đoạn, những thăng trầm của thời kỳ đó kèm theo hình ảnh minh họa.
Giai đoạn 1945 đến nay, nhóm tác giả thiết kế 3 thư mục nhỏ: 1945-1954, 1954-1975, từ 1975 đến nay với nhiều thông tin, dữ liệu liên quan đến từng giai đoạn. “Với cách làm này, khi muốn tìm hiểu về một sự kiện lịch sử, các bạn chỉ cần click chuột vào phần mềm để tra cứu thông tin”, Thúy An nói.
Thúy An và Diệp Linh còn nghiên cứu, tạo ra chuỗi câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến các sự kiện lịch sử, được minh họa bằng những hình ảnh sinh động, giúp người xem, người học thêm hứng thú.
Video đang HOT
Quá trình sáng tạo phần mềm, hai nữ sinh cũng không tránh khỏi những khó khăn. Thực hiện khi đang học lớp 8 nên nhóm phải bao quát lượng kiến thức lớn, đọc trước lịch sử, tóm lược các sự kiện phù hợp, chính xác. Lúc đầu, hai em dựa vào nhiều nguồn tài liệu khác nhau song một số mốc lịch sử giữa các tài liệu không đồng nhất. Do đó, nhóm quyết định chọn thông tin chuẩn ở sách giáo khoa bậc THCS để viết thành dữ liệu hoàn chỉnh.
Trước khi đưa vào sử dụng, nhóm tác giả còn nhờ thầy, cô giáo trong trường khảo sát, lấy ý kiến để tiếp tục điều chỉnh, hoàn thiện sản phẩm.
Các em trình bày phần mềm “Tra cứu lịch sử Việt Nam” trước các bạn học sinh trong trường.
Cũng nhờ nghiên cứu trên mà chính Thúy An và Diệp Linh nhanh chóng nắm bắt, ghi nhớ sâu các sự kiện lịch sử. Trong năm học 2021-2022, điểm tổng kết môn Lịch sử của Thúy An là 9,4 còn Diệp Linh là 9,3.
Tháng 3/2022, nhóm tác giả giới thiệu phần mềm với các bạn trong trường. Lê Phạm Khánh Linh (lớp 8B, trường THCS thị trấn Phú Hòa) bày tỏ: “Em thấy phần mềm học lịch sử này rất ý nghĩa, giúp em ghi nhớ nhanh các sự kiện ở phần lịch sử Việt Nam”.
Nhóm dự định thời gian tới tiếp tục thêm hình ảnh đại diện cho các sự kiện và nhân vật lịch sử để phần mềm đa dạng hơn, và sắp xếp các sự kiện lịch sử theo trục thời gian hợp lý, tính toán, thiết kế phần mềm theo từng khối lớp. “Chúng em hy vọng phần mềm không chỉ được áp dụng tại trường mà còn lan tỏa, nhân lên tình yêu lịch sử trong học sinh”, Diệp Linh nói.
Trực tiếp hỗ trợ nhóm nữ sinh thực hiện phần mềm, cô Nguyễn Thị Tú Mai – giáo viên môn Tin học cho biết, phần mềm được 2 em thực hiện trong 6 tháng. “Với phần mềm hỗ trợ học lịch sử, học sinh sẽ ghi nhớ sâu hơn những kiến thức căn bản. Việc làm của An và Linh rất ý nghĩa, góp phần khơi gợi lòng yêu nước trong mỗi học sinh”, cô Mai bộc bạch.
Một môn tích hợp nhiều GV dạy, kiểm tra đánh giá khó tránh bất đồng quan điểm
GDVN-Theo thầy Phan Đình Kiên: Việc giáo viên chưa "mặn mà" với việc học thêm chứng chỉ tích hợp là do họ chưa bố trí được kinh phí và thời gian.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa 2 môn học tích hợp vào giảng dạy ở lớp 6 trong năm học 2021-2022 và lớp 7 năm học 2022-2023, những năm học tiếp theo bắt đầu được triển khai cho học sinh lớp 8 và lớp 9.
Cụ thể, môn Vật lý, Hóa học, Sinh học được tích hợp thành môn Khoa học tự nhiên; các môn Lịch sử, Địa lý đã được tích hợp thành môn Lịch sử và Địa lý.
Ở nhiều trường trung học cơ sở, không dễ để một giáo viên dạy kiến thức của 2-3 môn học và không phải giáo viên nào cũng có thể ngay lập tức chuyển từ dạy 1 môn sang dạy tích hợp.
Chính vì vậy, thực tế việc dạy và học môn tích hợp đối với lớp 7 năm nay, nhiều trường vẫn triển khai một sách nhưng nhiều giáo viên cùng dạy. Ví dụ như môn Khoa học tự nhiên (các giáo viên Vật lý, Hóa học, Sinh học cùng dạy); môn Lịch sử và Địa lý (giáo viên Lịch sử và Địa lý cùng dạy).
Chia sẻ với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam về việc triển khai môn tích hợp của trường, thầy Nguyễn Minh Lợi, Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Nguyễn Du, thành phố Đông Hà (tỉnh Quảng Trị) cho biết, hiện tại nhà trường không có giáo viên dạy môn tích hợp riêng, vì vậy, khi đến môn tích hợp các giáo viên bộ môn sẽ cùng đảm nhiệm, tức là 2-3 thầy cô cùng dạy một sách.
"Tổ chức dạy như này gây khó khăn cho trường trong việc sắp xếp thời khóa biểu sao cho hợp lý. Bên cạnh đó, là một môn nhưng nhiều thầy cô cùng dạy, cùng chấm bài kiểm tra và đánh giá nên không thể tránh khỏi có những lúc sẽ bất đồng quan điểm", thầy Lợi nói.
Trường Trung học cơ sở Nguyễn Du cũng đang vận động giáo viên đi học chứng chỉ tích hợp để thuận tiện hơn trong việc đảm nhiệm trọn bộ môn này. Tuy nhiên, thầy Nguyễn Minh Lợi cho hay, chưa có giáo viên nào của nhà trường đăng ký đi học, vấn đề được các thầy cô băn khoăn nhiều nhất là về kinh phí và thời gian học. Ngoài ra, nếu tổ chức dạy chứng chỉ tích hợp vào các ngày trong tuần thì chắc chắn đội ngũ giáo viên của trường sẽ bị thiếu, đó cũng là một bất cập mà các trường đang gặp phải.
Ảnh minh họa: Lã Tiến
Cùng chia sẻ về vấn đề trên, thầy Phan Đình Kiên, Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Lý Thường Kiệt, thành phố Kon Tum, (tỉnh Kon Tum) chia sẻ, việc tổ chức môn tích hợp của nhà trường là nhiều giáo viên cùng dạy theo kiểu song song, trong phân phối chương trình môn Khoa học tự nhiên, đến tiết của phân môn nào, thầy cô phân môn đó lần lượt vào dạy.
"Chương trình hiện tại mức độ tích hợp chưa nhiều, chính vì vậy dễ tổ chức dạy song song. Đối với môn Khoa học tự nhiên, Trường Trung học cơ sở Lý Thường Kiệt đã có sẵn giáo viên Hóa - Sinh giờ chỉ cần sắp xếp thêm giáo viên môn Vật lý vào dạy, do đó, trường sắp xếp thời khóa biểu thuận tiện hơn một số trường trung học cơ sở khác", thầy Kiên nói.
Cũng giống như Trường Trung học cơ sở Nguyễn Du (tỉnh Quảng Trị), dù Trường Trung học cơ sở Lý Thường Kiệt (tỉnh Kon Tum) đã động viên giáo viên đi học chứng chỉ tích hợp tuy nhiên vẫn chưa có giáo viên nào đăng ký. Theo thầy Kiên, việc giáo viên chưa "mặn mà" với việc học thêm chứng chỉ này là do họ chưa bố trí được kinh phí và thời gian. Hầu hết đều là những giáo viên đã có gia đình, con cái nên dù đã tạo điều kiện học cuối tuần nhưng đối với việc đã dạy cả tuần ở trường trung học cơ sở học (có giáo viên dạy cả thứ 7) thì để sắp xếp thời gian đi học chứng chỉ và thời gian cho gia đình của các cô sẽ khá eo hẹp.
Băn khoăn, trăn trở khi trường chưa có giáo viên môn tích hợp riêng, thầy Hoàng Công Anh, Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Triệu An, huyện Triệu Phong (tỉnh Quảng Trị) bày tỏ sự khó khăn khi tổ chức dạy các môn này.
"Đối với môn tích hợp Khoa học tự nhiên, 3 thầy cô của nhà trường cùng dạy; còn với môn Lịch sử và Địa lý là 2 thầy cô cùng dạy. Hiện tại, nhà trường đang tổ chức dạy nối tiếp. Tôi lấy ví dụ, đối với môn Khoa học tự nhiên, 2 tuần đầu giáo viên Vật lý dạy, 2 tuần sau giáo viên Hóa học dạy, 2 tuần tiếp giáo viên Sinh học dạy, rồi lại quay vòng lại. Việc tổ chức dạy như này gây ra vấn đề là đến tuần được phân công dạy, giáo viên đó sẽ bị "nặng" về số tiết, thậm chí vượt lên 19 tiết/ tuần, trong khi đó 2 giáo viên còn lại lại "nhàn rỗi". Ngoài ra, việc kiểm tra, đánh giá sẽ phức tạp vì chuyên môn ai người đó chấm và đánh giá, khi tổng hợp thành một đầu điểm rất dễ bất đồng.
Cái khó nữa là trong nội dung của môn tích hợp có phần kiến thức tích hợp thì ai sẽ dạy và dạy như thế nào? Vì giáo viên chưa được tập huấn nên không thể dạy "sâu" được.
Sau này, khi chương trình giáo dục phổ thông mới triển khai cuốn chiếu lên lớp 8, 9 thì nhà trường không thể dạy nối tiếp như này được mà sẽ phải triển khai dạy song song vì không đủ đội ngũ", thầy Hoàng Công Anh chia sẻ.
Từ những bất cập trên, Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Triệu An mong rằng Bộ Giáo dục dục và Đào tạo, đặc biệt là các trường sư phạm nhanh chóng đào tạo giáo viên môn tích hợp, cung ứng đủ cho các trường. Còn trước mắt, các Sở Giáo dục và Đào tạo địa phương cũng phải triển khai rốt ráo và có những chính sách khuyến khích giáo viên đi học thêm chứng chỉ môn tích hợp.
Hành trình giành tấm vé vào ngành báo chí của chàng trai người Tày Vào lớp 10, Ngô Tuấn Đạt đặt cho bản thân mục tiêu đậu vào ngành Báo chí của Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội). Ngô Tuấn Đạt - nam sinh giành điểm 10 môn Lịch sử kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022. Ảnh NVCC. Có mục tiêu cụ thể ngay từ khi vào THPT...