Phân hiệu trường chỉ có… 20 học sinh!

Theo dõi VGT trên

Khuôn viên rộng hơn 1.200 m2 với 2 dãy nhà, 6 phòng học, bàn ghế khang trang, nhưng phân hiệu 2 của Trường tiểu học Quang Trung (Buôn Hồ, Đắk Lắk) chỉ có 20 học sinh.

Ngày 18/1, đến phân hiệu này, các thầy cô giáo vẫn đang dạy học cho hai lớp học với 10 em lớp 1 và 10 em lớp 5. “Năm tới, khi 10 em cuối cấp tốt nghiệp thì trường chỉ còn 10 em lên lớp 2, chưa biết số phận ngôi trường này sẽ như thế nào” – một cô giáo đứng lớp ở đây buồn bã nói.

Phân hiệu trường chỉ có... 20 học sinh! - Hình 1

Lớp học chỉ có 10 học sinh tại phân hiệu 2 Trường tiểu học Quang Trung, thị xã Buôn Hồ, Đắk Lắk. Ảnh: T.uổi Trẻ.

Thầy Hoàng Văn Hùng – Hiệu trưởng Trường tiểu học Quang Trung – cho biết, ban đầu, phân hiệu 2 có đầy đủ các khối lớp, với trung bình 140 học sinh/năm. Nhưng vài năm trở lại đây, phụ huynh cho con em mình ra học trường chính và Trường tiểu học Võ Thị Sáu gần đó nên điểm trường này ngày càng thưa vắng học sinh.

“Theo quy định của Bộ GD&ĐT, trường tiểu học đạt chuẩn loại 1 có tối đa 19 lớp, nhưng Trường tiểu học Quang Trung đang quá tải với 42 lớp học, 1.180 học sinh. Chính vì vậy, dù có rất ít học sinh học ở phân hiệu 2 nhưng việc sáp nhập về trường chính là rất khó khăn” – thầy Hùng phân vân.

Ông Trần Ngọc Cẩm, Trưởng phòng GD&ĐT thị xã Buôn Hồ, cho biết: “Nếu sáp nhập phân hiệu 2 vào điểm chính trường Tiểu học Quang Trung thì số lớp học và sĩ số mỗi lớp (35 học sinh/lớp) sẽ vượt quá quy định của Bộ GD&ĐT; đồng thời, sẽ có sáu giáo viên tại đây dôi dư mà… chưa có chỗ luân chuyển. Hơn nữa, nhiều học sinh ở phân hiệu 2 sẽ phải di chuyển khá xa để đến trường, gây khó khăn cho các cháu”.

Cũng theo ông Cẩm, Phòng GD&ĐT thị xã Buôn Hồ vẫn tiếp tục duy trì hoạt động ở phân hiệu 2 Trường tiểu học Quang Trung, bất chấp tình trạng thiếu vắng học sinh như trên.

Theo đó, phòng sẽ yêu cầu các học sinh có hộ khẩu tại tổ dân phố 11, 12 (phường An Bình) phải chuyển về học tại phân hiệu 2 trường Tiểu học Quang Trung để duy trì sĩ số lớp trong các năm tiếp theo.

“Phòng cũng sẽ đề nghị UBND thị xã Buôn Hồ xây thêm một trường tiểu học tại phường An Bình (thị xã Buôn Hồ) nhằm giải quyết tình trạng học sinh quá tải tại phân hiệu chính trường Tiểu học Quang Trung” – ông Cẩm thông tin.

Theo Thái Thịnh/Tuổi Trẻ

Những thầy cô làm dậy sóng mạng xã hội

Một người thầy đến giảng đường từ giường bệnh, một cô giáo với những đề văn làm lay động học trò, thầy hiệu phó mỏ fanpage chuyên giải đáp thắc mắc thi cử cho thí sinh...

Họ đã làm sáng bừng lên hình ảnh của người thầy trong mắt học sinh, là động lực và nguồn cảm hứng để các em phấn đấu học tập, rèn luyện.

Cô giáo của những đề văn khơi dậy sáng tạo

2015 là năm nối dài những comment sôi nổi của nhiều thế hệ học sinh trên các diễn đàn về những đề văn gây hứng thú của cô giáo Đặng Nguyệt Anh, giáo viên dạy văn ở trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam.

Video đang HOT

Những thầy cô làm dậy sóng mạng xã hội - Hình 1

Cô giáo Đặng Nguyệt Anh và học sinh. Ảnh: T.uổi Trẻ.

"Tôi biết không phải lúc nào mình cũng tìm được tiếng nói chung nhưng tôi vẫn lựa chọn cách đi của riêng mình".

"Đợt đó cô tổ chức trao quà tết, kèm theo... x.ổ s.ố. Cô đề nghị đúng ngày tết mở quà và viết bài văn về cảm tưởng khi mở quà. Bài văn ngờ nghệch của em đã được cô trao thưởng. Đó là cảm xúc thật của một đ.ứa t.rẻ cứ lâm râm khấn mong t.rúng g.iải ba x.ổ s.ố, vì giải là một con gà trống để mang về cho mẹ chứ không màng gì đến giải nhất hay giải nhì..." - đây là dòng comment của một trong những học sinh của cô giáo Nguyệt Anh.

Đưa học sinh đi thực tế, tạo tình huống, yêu cầu học sinh làm các đề văn về chính những điều các em vừa trải nghiệm, là cách mà cô Đặng Nguyệt Anh đã làm trong nhiều năm qua. Điều khiến cô Đặng Nguyệt Anh tạo nên dấu ấn khác biệt so với nhiều giáo viên khác là cách cô gợi cho học sinh biết suy nghĩ về những điều sâu sắc, nhân văn từ một tình huống, một câu chuyện tưởng rất nhỏ nhặt. Như đề văn yêu cầu học sinh kể về người giúp việc trong gia đình, về ngày làm việc của cha, mẹ; bày tỏ suy nghĩ về việc nên hay không nên mặc đồng phục khi đến trường...

Rất nhiều vấn đề thời sự n.óng b.ỏng đã xuất hiện trong những đề văn của cô Nguyệt Anh. Mỗi đề văn "điểm" trúng vào miền cảm xúc của học sinh lại làm xuất hiện những bài văn gây xôn xao dư luận. Từ đề văn yêu cầu học sinh bày tỏ suy nghĩ về việc Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép trên Biển Đông, đã xuất hiện bài văn "Bức thư gửi ông Tập Cận Bình" của một học sinh chuyên, hay bức thư gửi ông già Noel...

Không chỉ "gây sốt" ở dạng đề văn nghị luận xã hội, mà ở thể loại nào cô Nguyệt Anh cũng cố gắng tìm cách để tạo hứng thú cho học sinh.

"Tôi chú trọng hơn đến dạng văn thuyết minh. Đây là dạng học sinh thường không thích vì khô khan. Để làm dạng này nhiều học sinh phải thuộc lòng văn mẫu, hoặc copy các bài trên mạng mang nộp cho thầy cô để đối phó. Dạng thuyết minh không bao giờ xuất hiện trong đề thi nên nhiều thầy cô không chú trọng, học sinh cũng bỏ qua. Nhưng tôi nhận thấy nó rất cần thiết cho cuộc sống sau này của các em, nên tôi dành tâm sức để tạo hứng thú cho học sinh, rèn luyện kỹ năng một cách tự nguyện, thích thú" - cô Nguyệt Anh chia sẻ.

Để học sinh lớp 8 viết một bài văn về "Tò he, thứ đồ chơi dân gian thú vị", cô Nguyệt Anh đã mời cả nghệ nhân đến giới thiệu về làng nghề tò he, hướng dẫn học sinh nặn tò he tại lớp. Cũng với học sinh lớp 8, để các em làm bài "Thuyết minh về một phương pháp", cô Nguyệt Anh đã cho học sinh lập nhóm, tự tìm hiểu một món ăn.

Các em chọn món, tìm hiểu cách làm, thực hành chế biến món ăn đó. Vừa làm vừa thuyết minh, quay clip và trình chiếu trước cả lớp. "Việc học sinh thuyết minh chính những việc các em tự lựa chọn và cùng nhau làm khác hơn nhiều việc sao chép, thuộc lòng một nội dung nào đó chỉ để chấm điểm" - cô Nguyệt Anh nhận xét.

"Tôi biết không phải lúc nào mình cũng tìm được tiếng nói chung nhưng tôi vẫn lựa chọn cách đi của riêng mình. Cũng chỉ là được thể hiện tâm huyết với nghề, với bọn trẻ mà thôi" - cô Nguyệt Anh nói.

Thầy giáo tuyển sinh "hot" trên Facebook

Facebook của PGS.TS Đỗ Văn Xê - Phó hiệu trưởng ĐH Cần Thơ - đã trở thành nơi cung cấp thông tin về quy chế, tình hình xét tuyển, điểm chuẩn... trong mùa tuyển sinh 2015.

Những thầy cô làm dậy sóng mạng xã hội - Hình 2

Thầy Đỗ Văn Xê bên các sinh viên. Ảnh: T.uổi Trẻ.

Thầy Đỗ Văn Xê lập Facebook cách đây vài năm để trao đổi với bạn bè, sinh viên của trường về các vấn đề giáo dục - đào tạo, các vấn đề xã hội nhiều người quan tâm. Rồi kỳ thi THPT quốc gia 2015 diễn ra, Facebook này trở nên quá tải. Thầy phải lập thêm một fanpage cũng mang tên Đỗ Văn Xê để đáp ứng yêu cầu kết bạn, theo dõi của thí sinh và phụ huynh.

"Mình chỉ cần bỏ ra vài phút để viết bài, nhưng rất nhiều phụ huynh và thí sinh có được thông tin bổ ích".

Chỉ trong thời gian ngắn, fanpage này có gần 17.000 lượt thích và theo dõi. Mỗi bài viết vào thời điểm công bố điểm thi, điểm xét tuyển đều có cả ngàn lượt thích, bình luận và chia sẻ trên mạng xã hội.

Vào thời điểm từ tháng 7 đến tháng 9/2015, hằng ngày thầy Xê đều đặn đăng bài viết về tình hình điểm thi, tư vấn cách thức xét tuyển để trấn an thí sinh và phụ huynh... Tin nhắn gửi đến thầy để nhờ tư vấn cũng hằng hà sa số. Thậm chí đêm hôm nhiều phụ huynh cũng gọi điện cho thầy để nhờ tư vấn về tình hình xét tuyển, cách chọn trường, chọn ngành phù hợp...

Nói về việc lập fanpage, thầy Xê cho biết hằng ngày nhận được rất nhiều email của sinh viên hỏi về vấn đề học tập. Lượng email ngày càng nhiều hơn, trùng lắp. Vậy là thầy lập fanpage để trả lời những thắc mắc của thí sinh lên đây.

Hàng ngày, thầy Xê đều đăng bài viết mới. Những thông tin về tình hình thi THPT quốc gia 2016, đổi mới giáo dục, phương pháp học tập bậc ĐH... được rất nhiều người quan tâm, chia sẻ, phản hồi. "Nhiều người hỏi tôi làm phó hiệu trưởng bộ rảnh lắm hay sao mà ngày nào cũng lên Facebook rồi đăng bài này nọ. Thật ra Facebook là công cụ để tôi làm việc, cung cấp thông tin cho thí sinh trong những thời điểm quan trọng, giúp các em có thông tin đầy đủ, từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn" - thầy Xê nói.

"Mình làm vì cái tâm, trách nhiệm với xã hội. Mình chỉ cần bỏ ra vài phút để viết bài, nhưng rất nhiều phụ huynh và thí sinh có được thông tin bổ ích; trong khi họ có thể sẽ mất hàng giờ, hàng ngày để tìm kiếm thông tin đó mà đôi khi không có hoặc không đầy đủ. Hiệu quả được nhân lên như vậy, hữu ích cho nhiều người như thế là tôi vui rồi" - thầy Xê tâm sự.

"Thầy hiệu trưởng bất thường"

PGS.TS Hồ Thanh Phong - Hiệu trưởng ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP HCM) - được bình chọn là giảng viên tiêu biểu của ĐH Quốc gia TP HCM năm 2015.

Năm qua, ông Phong còn cực nổi trên mạng xã hội với biệt danh "thầy hiệu trưởng bất thường".

Những thầy cô làm dậy sóng mạng xã hội - Hình 3

PGS.TS Hồ Thanh Phong trong một buổi ký kết hợp tác với đối tác nước ngoài. Ảnh:T.uổi Trẻ.

"Với tôi hạnh phúc nhất là đi dạy. Khi lên lớp mình biết được sinh viên đang nghĩ gì, cần gì...".

Trước thời điểm các trường ĐH chuẩn bị đón tân sinh viên, sáng 28/8/2015 Huỳnh Quang Minh - sinh viên ĐH Quốc tế - đã đăng status trên Facebook của mình: "Đừng có học tại ĐH Quốc tế". Bài viết này ngay lập tức gây sốt trong cộng đồng mạng. Đến nay bài viết đã có hơn 6.700 lượt like và gần 2.000 lượt chia sẻ.

Ngay đầu bài viết, tác giả đã g.ây s.ốc khi kể về trường mình: "Đây là một ngôi trường hoàn toàn đi ngược lại xu thế xã hội. Nhiều thứ kỳ quặc và vô lý ở cái trường này như: văn hóa xếp hàng; việc dạy sinh viên "phải biết đặt cái tôi lên hàng đầu"; điều kiện học tập, cơ sở vật chất của trường...".

Đáng chú ý, tác giả bài viết còn kể về "thầy hiệu trưởng bất thường" của ĐH Quốc tế với hình ảnh thầy mặc vest vào canteen ngồi ăn trưa cùng sinh viên như những người bạn, rồi hỏi han từng sinh viên: "Ăn được không em, có muốn thay đổi gì không?".

Đó còn là chuyện trước đây mái che nhà chờ xe buýt trong khuôn viên trường khá ngắn, sinh viên xếp hàng lại đông nên rất nhiều bạn phải chịu nắng... Một sinh viên đã lên thẳng phòng hiệu trưởng than rằng vì đứng chờ xe buýt nên bị đen da! Ngay chiều hôm đó, một nhóm công nhân đã đến thi công mái che. Ngoài ra, thầy hiệu trưởng còn cho xây hẳn một con đường có mái che từ trường ra canteen. Giờ nơi đây thành một con đường râm mát chuyên dùng để... selfie ảnh của sinh viên!

Năm 2007, nhận nhiệm vụ hiệu trưởng ĐH Quốc tế, PGS.TS Hồ Thanh Phong xác định phải tập trung tuyển được giảng viên giỏi, sinh viên giỏi, xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng tốt việc đào tạo. Một trong những việc làm đầu tiên của ông Phong khi nhận nhiệm vụ hiệu trưởng là đi tìm cơ chế hoạt động riêng.

Ông Phong quyết định đăng ký thực hiện cơ chế tự chủ tài chính hoàn toàn từ năm 2008. "Khi tự chủ tài chính, trường sẽ không còn được nhận khoản kinh phí chi thường xuyên, nhưng bù lại nhà trường được quyền trả lương phù hợp với nhiệm vụ của cán bộ nhân viên... Đối với trí thức trẻ, lương chỉ cần đủ sống để không phải vất vả chạy vạy. Nhưng điều quan trọng với họ là điều kiện làm việc, có nền tảng để nghiên cứu..." - ông Phong chia sẻ.

Sau đó, ông Phong liên tục đi nước ngoài, đến các trường ĐH, tham dự nhiều hội nghị để giới thiệu về trường và mời gọi các tiến sĩ về đầu quân cho trường. Đến nay đã có hơn 50 GS, PGS, tiến sĩ từ nhiều nước về trường làm việc.

Sau thời gian phát triển, nhà trường cần mở rộng cơ sở vật chất. Nhưng kinh phí ĐH Quốc gia TP HCM cấp chỉ đủ xây dựng tòa nhà đầu tiên. Hiệu trưởng quyết định vay vốn kích cầu của TP HCM để xây dựng tòa nhà thứ hai. Dù bận rộn với nhiều việc, nhưng hiệu trưởng vẫn tranh thủ dành thêm ngày thứ bảy để lên lớp, đồng thời tham gia quản lý chuyên môn bộ môn kỹ thuật hệ thống công nghiệp.

Mặc áo bệnh nhân lên giảng đường

Một thầy giáo mặc quần áo bệnh nhân, lặng lẽ đi thẳng từ bệnh viện lên giảng đường, giảng cho sinh viên buổi cuối trước khi kết thúc môn. Người thầy đã quá lục tuần mang nặng tình thương với học trò ấy chính là TS Bùi Quý Lực, Viện Cơ khí - ĐH Bách khoa Hà Nội.

Những thầy cô làm dậy sóng mạng xã hội - Hình 4

Hình ảnh thầy Bùi Quý Lực mặc quần áo bệnh nhân trên giảng đường. Ảnh: T.uổi Trẻ.

"Tôi muốn trực tiếp dặn dò các em những lỗi mà sinh viên các khóa trước thường mắc phải, để các em tránh được sai sót".

Hình ảnh thầy Lực yếu ớt đứng trên bục giảng, khoác trên mình bộ quần áo kẻ xanh của bệnh nhân nội trú đã khiến hết thảy sinh viên đăng ký học tín chỉ môn phương pháp xây dựng bề mặt CAD/CAM hôm đó ngạc nhiên, ngỡ ngàng. Từ ngỡ ngàng đi đến xúc động và yêu thương. Không còn ở phạm vi của một lớp học trên tầng 5 của ĐH Bách khoa Hà Nội, mà câu chuyện xúc động này nhanh chóng làm "dậy sóng" cả cộng đồng Facebook.

Hai bức ảnh chụp thầy Lực, một ảnh thầy đứng trên bục giảng, một ảnh thầy ngồi trước màn hình máy tính để chiếu bài giảng được lan truyền với tốc độ chóng mặt, cùng những bình luận ấm áp từ những người trẻ. "Một người thầy!", "Thầy là tấm gương sáng cho nhà giáo", "Một ngày làm thầy thì cả đời làm cha", "Có những bài học thi qua rồi không còn nhớ gì hết, nhưng cũng có những thứ làm ta nhớ cả đời!!!"...

Nguyễn Xuân Chiến - chàng sinh viên ngành cơ khí Viện Cơ khí ĐH Bách khoa Hà Nội - không giấu được xúc động khi đưa những bức ảnh chụp thầy Lực lên Facebook cá nhân. "Người thầy ấy mặc quần áo bệnh nhân, đi dép vẫn là đôi dép đi trong viện. Thầy nói còn lập bập chưa khỏe, mặt nhợt nhạt, đi từ Bệnh viện Hữu Nghị rồi leo lên tầng năm nhà tại chức để dạy, dặn dò sinh viên hôm cuối cùng. Tự dưng cảm thấy hổ thẹn với thầy, với mình..." - Chiến viết.

Chia sẻ với T.uổi Trẻ, thầy Lực cười hiền: "Đó là buổi học cuối cùng của các em để chuẩn bị cho buổi thi quan trọng. Học tín chỉ không thể đổi lịch sang buổi khác, vì nếu đổi lịch sẽ có em đến lớp được, có em không. Tôi muốn trực tiếp tổng hợp những vấn đề đã dạy, dặn dò các em những lỗi mà sinh viên các khóa trước thường mắc phải khi làm bài, để các em tránh được sai sót, mất điểm không đáng có".

Tuy nhiên, thực tế quyết định đến thẳng giảng đường từ giường bệnh của thầy không phải suôn sẻ. Cơn đột quỵ bất ngờ đã buộc người thầy 64 t.uổi phải gắn với giường bệnh hai tháng trời, sức khỏe chưa hồi phục hoàn toàn. Đưa ra lý do giảng viên phải có trách nhiệm với môn học, nhớ trò, nhớ lớp, gặp các em sẽ khỏe hơn..., người thầy có thâm niên 39 năm gắn bó với ĐH Bách khoa Hà Nội đã thuyết phục được người thân tôn trọng quyết định của mình.

Theo Vĩnh Hà - Minh Giảng - Trần Huỳnh - Ngọc Hà/Tuổi Trẻ

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Phúng Phính flex tiệc cưới sa hoa nhất bản, bị nhắc vô ơn Hoàng Hường, phán gắt?
08:11:32 22/09/2024
Duy Mạnh nói gì mà khiến Tuấn Hưng quỳ vái ngay trên sân khấu?
08:10:47 22/09/2024
Bác dâu khóc lụt nhà trong đám tang bà nội, nhưng lý do bác xin cái áo khoác của bà "làm kỉ niệm" khiến tôi bàng hoàng
05:58:17 22/09/2024
Rap Việt mùa 4: Nữ rapper cực xinh được 2 Anh trai ra tay hỗ trợ, 4 HLV chọn và cú "twist" không ngờ!
07:23:03 22/09/2024
Danh sách dàn sao đình đám dự lễ cưới hào môn của nữ diễn viên hạng A với thiếu gia gia kém 9 t.uổi
06:51:10 22/09/2024
Sốc với số người xem livestream cực khủng theo dõi anh em Tuấn Hưng - Duy Mạnh kết đoàn!
08:14:16 22/09/2024
Duy Mạnh khiến Tuấn Hưng vái lạy, MC Phan Anh đối mặt, tuyên bố ấm ức đàn anh
10:23:55 22/09/2024
Em chồng vào nhà bố mẹ tôi chẳng hỏi ai, thản nhiên mở tủ lạnh ăn hết sạch hoa quả rồi nhắn tin chê "mua toàn đồ rẻ tiền"
06:04:03 22/09/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Chưa ra mắt cập nhật mới, Genshin Impact đã rò rỉ các nhân vật trong banner, gây tranh cãi tột độ

Mọt game

12:35:17 22/09/2024
Phải tới hai tháng nữa, phiên bản 4.7 của Genshin Impact mới chính thức ra mắt thế nhưng vẫn giữ truyền thống như mọi khi, các rò rỉ từ phía nhiều leaker, spoiler cũng đã tiết lộ gần như đầy đủ những nhân vật sẽ ra mắt.

Nỗ lực hoàn lương để trở về với gia đình

Pháp luật

12:00:16 22/09/2024
Phạm nhân Nguyễn Công Hưng chia sẻ, khi phải chấp hành án phạt tù, tất cả phạm nhân đều nhận ra rằng, cuộc sống này sẽ trở nên vô nghĩa khi bị tách ra khỏi xã hội.

Diện áo khoác gió sao cho sành điệu và năng động trong mùa mưa này

Thời trang

11:52:02 22/09/2024
Khi lựa chọn áo khoác gió cho mùa mưa, chất liệu chống thấm nước luôn là yếu tố hàng đầu cần cân nhắc. Những loại vải như nylon hoặc polyester không chỉ có khả năng chống nước tốt mà còn nhẹ nhàng, dễ dàng mang theo.

Louis Phạm xin lỗi 2 lần cho có lệ, 'giỡn mặt' với CĐM, 'lỗ hổng' ý thức?

Trẻ

11:51:30 22/09/2024
Mới đây thông tin Phạm Như Phương (hay còn gọi là Louis Phạm, sinh năm 2003) chính thức xin lỗi trên trang TikTok cá nhân về vụ phông bạt t.iền từ thiện, đang được dân mạng bàn tán rôm rả.

Hóa ra, phong thủy tốt nhất đối với phụ nữ không phải là ngoại hình hay cưới đúng người, mà là 3 điều này

Trắc nghiệm

11:37:25 22/09/2024
Nhiều người cho rằng phụ nữ đẹp, cưới chồng giùa có sẽ có cuộc sống như mong đợi. Thực tế, mọi chuyện không đơn giản như vậy.

Nhìn nếp nhăn ở cổ biết người thường xuyên sử dụng điện thoại

Sức khỏe

11:36:04 22/09/2024
Chưa kể đến, một số người dành 8 tiếng sử dụng máy tính trong ngày để làm việc, sau đó tiếp tục sử dụng máy tính hoặc điện thoại ở nhà. Tổng thời gian sử dụng thiết bị có màn hình kéo dài có thể gây mệt mỏi cho cổ và cơ thể.

Jennie chưa biết hối lỗi vì 'nhả khói', nói 1 câu ngạo nghễ, CĐM phán gay gắt?

Sao châu á

11:33:57 22/09/2024
Vào ngày 19/9, Jennie (BLACKPINK) gây bùng nổ mạng xã hội khi xuất hiện trên bìa Harper s Bazaar Mỹ số tháng 10/2024. Nữ idol đem đến bộ ảnh với diện mạo mới mẻ chưa từng có và bài phỏng vấn về sự nghiệp cũng như đời tư.

Những thảo dược nào giúp làm đẹp da?

Làm đẹp

11:32:39 22/09/2024
Sử dụng thảo dược chăm sóc da có thể mang lại hiệu quả tốt nhưng nên tham khảo ý kiến chuyên gia. Đồng thời, duy trì thói quen lành mạnh như uống đủ nước, tập thể dục và ngủ đủ giấc cũng là cách bảo vệ làn da khỏe - đẹp.

Cơm nhà 3 món dễ nấu hao cơm, có món tốt cho tiêu hóa lại dưỡng trắng da

Ẩm thực

11:26:37 22/09/2024
Cơm nhà 3 món - giản dị, dễ nấu nhưng chắc chắn sẽ khiến bạn cảm thấy no bụng, ấm lòng, hạnh phúc và tràn đầy năng lượng!

Sri Lanka áp đặt lệnh giới nghiêm sau bầu cử Tổng thống

Thế giới

10:49:08 22/09/2024
Sau khi hết giờ bỏ phiếu, việc kiểm phiếu bắt đầu ngay lập tức, trong khi lệnh giới nghiêm từ 10 giờ tối ngày 21/9 đến 6 giờ sáng ngày 22/9 (giờ địa phương) nhằm ngăn chặn các sự cố không mong muốn.

Vũ Luân đi quay MV được người đặc biệt tháp tùng, Phương Lê vắng mặt vì 1 lý do

Sao việt

10:41:02 22/09/2024
Sau chuyến thiện nguyện ở Lào Cai, mới đây, Vũ Luân đã lộ diện trên mạng xã hội và có những chia sẻ thu hút sự quan tâm từ khán giả về đứa con tinh thần sắp ra mắt của mình.