Phân hiệu ĐH Kinh tế TPHCM tại Vĩnh Long sẽ đào tạo tiến sĩ trong tương lai
Đó là chia sẻ của Giáo sư Nguyễn Đông Phong, Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TP.HCM liên quan đến các hoạt động sẽ diễn ra ở Phân hiệu của trường tại Vĩnh Long sau quyết định thành lập của Bộ GD&ĐT.
Mới đây, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc đã ký quyết định về việc thành lập Phân hiệu Trường ĐH Kinh tế TP.HCM tại tỉnh Vĩnh Long trên cơ sở của Trường CĐ Kinh tế – Tài chính Vĩnh Long.
GS.TS. Nguyen Đong Phong, Hiẹu truong Truong ĐH Kinh te TP.HCM báo cáo chi tiet ve đe án thành lạp Phan hiẹu vào năm 2018
Liên quan đến vấn đề này, Giáo sư (GS). TS Nguyễn Đông Phong, Hiệu trưởng trường ĐH Kinh tế TP.HCM đã có những chia sẻ với Dân trí. Ông Phong cho biết, Phân hiệu Vĩnh Long ra đời nhằm phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) thông qua đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần khắc phục những khó khăn về nguồn nhân lực chất lượng cao của vùng.
Ngoài ra, Phân hiệu này còn thực hiện nghiên cứu và chuyển giao khoa học trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, tác động của biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường phục vụ phát triển kinh tế, phát triển doanh nghiệp, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, đào tạo nguồn giảng viên cho vùng. Cùng với trụ sở chính, phân hiệu này sẽ phát huy hết tiềm năng, thế mạnh trong đào tạo, nghiên cứu.
Giải đáp các thắc mắc liên quan đến việc vận hành các hoạt động đào tạo, nghiên cứu của Phân hiệu trong thời gian tới, GS Nguyễn Đông Phong khẳng định: “Phân hiệu tập trung đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ trong tương lai, dự kiến tuyển sinh từ năm 2020 khi đảm bảo các điều kiện đào tạo của Bộ GD&ĐT.
Video đang HOT
Đối với trình độ cao đẳng, trung cấp, trường tiếp tục duy trì các khóa đang theo học cho đến hết năm 2022, nhằm đảm bảo quyền lợi của sinh viên. Đồng thời, trường tiếp tục triển khai các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn kiến thức quản trị hiện đại gắn với thực tiễn, yêu cầu địa phương và những vấn đề của thời đại dưới tác động của cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4″.
Theo quyết định của Bộ GD&ĐT, trường CĐ Kinh tế tài chính Vĩnh Long trở thành phân hiệu của trường ĐH Kinh tế TPHCM (ảnh Internet)
Bên cạnh đó, ông Phong cho biết Phân hiệu tại Vĩnh Long sẽ đào tạo các ngành Kinh tế và Kinh doanh nông nghiệp, Công nghệ tích hợp với kinh tế kinh doanh, Quản lý công, Kế toán, Tài chính – Ngân hàng, Kinh tế tài nguyên môi trường, kinh doanh và tiếp thị sản phẩm… nhằm phục vụ phát triển của vùng. Đồng thời, tổ chức nghiên cứu khoa học, tư vấn và phản biện chính sách về kinh tế, xã hội và những vấn đề về môi trường, cũng như từng bước mở rộng hợp tác quốc tế tại Phân hiệu.
Người đứng đầu trường ĐH Kinh tế TP.HCM cũng cho biết nhà trường sẽ hỗ trợ tối đa về chương trình đào tạo, phương pháp quản trị, có các chính sách nâng cao trình độ và bổ sung đội ngũ hiện có, đặc biệt là tiếng Anh cũng như các chính sách hỗ trợ về tài chính phù hợp cho người học để Phân hiệu này hực hiện thành công sứ mạnh, tầm nhìn là phục vụ phát triển vùng ĐBSCL.
Lê Phương
Theo dantri
63 cán bộ trẻ được đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ tại Nhật Bản
63 cán bộ trẻ xuất sắc của Việt Nam sẽ được đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ tại Nhật Bản theo Chương trình Học bổng Phát triển Nguồn nhân lực sử dụng viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản (JDS).
63 cán bộ trẻ của Việt Nam chụp ảnh lưu niệm cùng đại diện các cơ quan, tổ chức liên quan trước khi lên đường sang học tập tại Nhật Bản. (Ảnh: JICA)
Ngày 24/7, tại Hà Nội, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, Văn phòng Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) Việt Nam phối hợp với Cục Hợp tác Quốc tế (Bộ Giáo dục và Đào tạo) tổ chức lễ chia tay 63 cán bộ trẻ xuất sắc được nhận học bổng toàn phần tại Nhật Bản.
Tham dự buổi lễ, ngoài 63 học viên JDS khóa 19, còn có đại diện từ các cơ quan của học viên, Văn phòng Đề án 165 thuộc Ban Tổ chức Trung ương, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, Văn phòng JICA Việt Nam và một số tổ chức liên quan của Nhật Bản tại Việt Nam.
63 cán bộ trẻ xuất sắc là những người đã nhận được học bổng toàn phần theo Chương trình Học bổng Phát triển Nguồn nhân lực sử dụng viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản (JDS), được JICA triển khai.
Trong số đó, 60 cán bộ sẽ khởi hành sang Nhật vào tháng 8/2019 để tham gia khóa thạc sĩ, và 3 cán bộ sẽ tham gia chương trình tiến sĩ tại các trường đại học hàng đầu của Nhật Bản.
Phát biểu tại buổi gặp gỡ 63 cán bộ chuẩn bị sang học tập tại Nhật Bản, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Lê Hải An cho biết, Nhật Bản hiện là quốc gia có lưu học sinh Việt Nam học tập đông nhất. Trong những năm qua, quan hệ Việt Nam - Nhật Bản ngày càng phát triển và là đối tác chiến lược tin cậy, hiệu quả trong khu vực. Chính phủ Nhật Bản luôn dành các chương trình, hoạt động hỗ trợ có ý nghĩa thiết thực để góp phần phát triển nguồn lực cho Việt Nam và thắt chặt thêm quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia.
Về phần mình, ông Konaka Tetsuo - Trưởng Đại diện Văn phòng JICA Việt Nam đã gửi lời chúc mừng tới 63 cán bộ của Việt Nam chuẩn bị sang học tập tại Nhật Bản. Ông mong rằng trong thời gian học tập tại Nhật Bản, các học viên Việt Nam sẽ liên lạc chặt chẽ với người dân Nhật Bản và thường xuyên tiếp xúc với cuộc sống và văn hóa địa phương để có thể hiểu được thực tế của Nhật Bản, tối đa hóa lợi ích của chương trình này. Ông cũng khẳng định, JICA cùng Chính phủ Nhật Bản luôn sẵn sàng hỗ trợ các học viên trong quá trình học tập, sinh sống tại Nhật Bản.
Chương trình Học bổng Phát triển Nguồn nhân lực sử dụng viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản (JDS) được Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) triển khai từ năm 1999. Tại Việt Nam, chương trình này được triển khai từ năm 2000 và tính đến tháng 7/2019, Việt Nam đã tiếp nhận 573 suất học bổng (chưa tính 63 suất đang chuẩn bị lên đường sang Nhật Bản học tập).
Mục tiêu của chương trình JDS dành cho Việt Nam là hỗ trợ các hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Chính phủ Việt Nam, đồng thời mở rộng và thắt chặt quan hệ song phương Việt Nam - Nhật Bản thông qua việc cung cấp cho cán bộ công chức viên chức Việt Nam học bổng thạc sĩ (chương trình 2 năm) và học bổng tiến sĩ (chương trình 3 năm) tại các trường đại học hàng đầu của Nhật Bản. Rất nhiều cán bộ sau khi tốt nghiệp được tuyển dụng vào các vị trí quan trọng tại các cơ quan Trung ương và chính quyền địa phương của Việt Nam.
JDS là chương trình học bổng toàn phần, gồm học phí, vé máy bay khứ hồi, sinh hoạt phí hàng tháng và rất nhiều các khoản trợ cấp khác. Ngoài các hoạt động học tập tại trường, các cán bộ theo học chương trình JDS còn được tham gia các hoạt động ngoại khóa, giao lưu văn hóa, gặp gỡ và kết nối với các cán bộ đang công tác tại các cơ quan công quyền của Chính phủ Nhật Bản và từ các quốc gia khác để từ đó học hỏi và tích lũy được nhiều kinh nghiệm cho công tác quản lý tại Việt Nam. Sau thời gian học tập và nghiên cứu tại Nhật Bản, các cán bộ được trang bị kiến thức chuyên ngành cũng như kỹ năng quản lý và lãnh đạo cần thiết, đã và đang đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam và góp phần xây dựng và củng cố cầu nối quan hệ hữu nghị giữa Chính phủ và nhân dân hai nước Việt Nam - Nhật Bản./.
Kiều Giang
Theo cpv.org
Sáp nhập Trường CĐ Kinh tế- Tài chính Vĩnh Long vào Trường ĐH Kinh tế TP HCM Bộ GD-ĐT vừa ra quyết định về việc thành lập phân hiệu Trường ĐH Kinh tế TP HCM tại Vĩnh Long trên cơ sở Trường CĐ Kinh tế- Tài chính Vĩnh Long. Trường ĐH Kinh tế TP HCM Trong quyết định này, Bộ GD-ĐT đề nghị Trường ĐH Kinh tế TP HCM có trách nhiệm báo cáo Bộ GD-ĐT, UBND tỉnh Vĩnh Long...