“Phần dưới” quá nặng mùi khiến bạn trai chán yêu, cô gái đi khám phát hiện thứ lạ
Nếu gặp vấn đề viêm nhiễm “vùng kín”, chị em nên đi khám để điều trị dứt điểm, tránh việc để bệnh tái phát nặng nề.
Theo thống kê, 70% đến 80% phụ nữ trên thế giới từng bị viêm nhiễm “vùng kín” trong cuộc đời họ. Tình trạng viêm nhiễm “vùng kín” của phụ nữ không chỉ gây khó chịu cho người bệnh mà còn ảnh hưởng đến quan hệ giữa các cá nhân.
Bác sĩ Li Weihao, khoa Sản Phụ khoa, Bệnh viện Chấn Hưng, Đài Loan chia sẻ trong chương trình Doctor is Hot về một trong những trường hợp nữ bệnh nhân bị viêm nhiễm “vùng kín” nặng nhất mà anh từng gặp.
Nữ bệnh nhân 29 tuổi đến khám và ngượng ngùng nói rằng đã bị viêm nhiễm “vùng kín” nhiều lần và có quan hệ với bạn trai trong nửa năm. Tuy nhiên gần đây “vùng kín” của cô càng ngày càng bốc mùi nặng nề khiến bạn trai không muốn thân mật. Điều này khiến cô rất buồn.
Người phụ nữ buồn bã vì bạn trai chê “vùng kín” cô bốc mùi nên không muốn quan hệ. (Ảnh minh họa)
Thời gian đầu, người phụ nữ cũng đến phòng khám tư để chữa bệnh và được kê thuốc uống, thuốc đặt nhưng đều không có tác dụng. Thêm vào đó, bạn trai liên tục chê bai cô bốc mùi nên người phụ nữ ngày càng thiếu tự tin.
Cùng vì bệnh khó nói mà người phụ nữ còn bị ảnh hưởng tới công việc. Được biết nữ bệnh nhân là nhân viên quầy mỹ phẩm, cô thường xuyên phải thử sản phẩm cho khách, nhưng vì ngại “vùng kín” bốc mùi sợ khách chê cười nên cô không dám phục vụ khách, thường xuyên phải nhờ đến sự hỗ trợ của đồng nghiệp. Lâu dần người phụ nữ bắt đầu sống khép mình, thậm chí còn bị sếp cảnh cáo vì thái độ và hiệu suất làm việc kém.
Cuối cùng cô phải tìm đến bệnh viện để được hỗ trợ cả về thể chất lẫn tinh thần. Bác sĩ Li Weihao sau đó đã tiến hành kiểm tra cho nữ bệnh nhân và vô cùng sốc. “Thật kinh hoàng. Tôi có thể nhìn thấy toàn bộ phần âm hộ bị sưng tấy. Mủ vàng không ngừng chảy ra. Tình trạng này khá nghiêm trọng”, bác sĩ Li Weihao nói.
Bác sĩ phụ khoa Li Weihao.
Trong khi khám, người phụ nữ liên tục khẳng định cô đã uống thuốc đều đặn nhưng mãi vẫn không khỏi. Điều này khiến bác sĩ cảm thấy lạ bởi nếu bị viêm nhiễm thông thường thì điều trị một thời gian sẽ khỏi. Vì vậy, bác sĩ sau khi xử lý toàn bộ dịch tiết đã tiến hành kiểm tra kỹ hơn thì phát hiện có một vệt đen lạ ở sâu bên trong.
Bác sĩ Li Weihao giải thích rằng vệt đen này chính là dụng cụ tránh thai bị dính chặt vào tử cung và đã gây viêm nhiễm bên trong tử cung, gây chảy mủ. Tuy nhiên người phụ nữ không chịu bỏ dụng cụ tránh thai và cho biết cô và bạn trai chưa có ý định kết hôn sinh con nên cô đã dùng dụng cụ tránh thai.
Video đang HOT
Lúc này, bác sĩ phải giải thích cho cô rằng nếu không lấy dụng cụ tránh thai ra, dùng kháng sinh liên tục cũng chỉ điều trị được triệu chứng chứ không chữa được tận gốc. Sau cùng, người phụ nữ cũng đồng ý tháo dụng cụ tránh thai và dùng thuốc điều trị. Sau 1 tuần dùng kháng sinh, tình trạng bệnh của nữ bệnh được cải thiện, mùi hôi biến mất và cô cũng lấy lại được sự tự tin, không những công việc suôn sẻ hơn mà mối quan hệ với bạn trai cũng tốt đẹp.
Người phụ nữ bị viêm “vùng kín” do mắc kẹt dụng cụ tránh thai.
Những nguyên nhân khiến chị em tái phát viêm âm đạo
Viêm âm đạo lặp lại nhiều lần trong một năm có thể là do bệnh cũ tái phát hay tái nhiễm vì các lý do sau:
- Chưa được điều trị dứt điểm: Trong thời gian điều trị, người bệnh thấy các triệu chứng bệnh giảm, nghĩ là bệnh đã khỏi nên ngừng uống thuốc, hoặc đã dùng hết thuốc nhưng không tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ. Do vậy, mầm bệnh vẫn không được điều trị đứt điểm.
- Nhờn thuốc: Người bệnh tự ý mua thuốc theo đơn đầu của bác sĩ để điều trị cho những lần tiếp theo mà không tái khám, do đó bệnh không khỏi do vi khuẩn đã nhờn thuốc.
- Chồng không điều trị: Khi viêm âm đạo do một số tác nhân như nấm, trùng roi, lậu cầu, Chlamydia…, nếu người chồng không điều trị cùng sẽ là nguồn truyền bệnh sang vợ, tạo nên tình trạng viêm nhiễm tái phát nhiều lần.
- Do sử dụng kháng sinh lâu ngày: Trong quá trình điều trị viêm âm đạo cần thiết phải sử dụng các thuốc đặc trị đặt âm đạo, hoặc uống là các kháng sinh diệt tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, nấm, trùng roi, lậu cầu…. Tác dụng phụ của kháng sinh khi dùng lâu ngày là diệt cả các vi khuẩn có lợi sống thường trú trong âm đạo, làm pH âm đạo thay đổi, làm giảm khả năng tự bảo vệ của hệ sinh dục, tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh tiếp tục xâm nhập gây viêm trở lại.
Vì vậy để diệt các tác nhân gây bệnh một cách triệt để, khi cần dùng kháng sinh lâu dài, nên sử dụng các kháng sinh có nguồn gốc thực vật. Kháng sinh nguồn gốc thực vật từ từ tiêu diệt vi khuẩn, vi rút, nấm… mà ít ảnh hưởng đến vi khuẩn có lợi trong môi trường âm đạo.
Và cần thiết phải bổ sung ngay lượng vi khuẩn có lợi đã bị tiêu diệt sau khi dùng thuốc đặc trị. Phương pháp này giúp cân bằng pH âm đạo, tăng cường sức đề kháng, phục hồi lại cơ chế bảo vệ tự nhiên của đường sinh dục, giúp chị em thoát khỏi tình trạng viêm phụ khoa tái phát khó điều trị dứt điểm
Giải pháp điều trị triệt để
Để điều trị dứt điểm viêm âm đạo, cần phải thực hiện triệt để các bước như sau:
- Cần khám kịp thời và điều trị các tác nhân gây viêm bằng kháng sinh đặc trị.
- Để diệt các tác nhân gây bệnh triệt để, khi cần sử dụng kháng sinh lâu ngày nên sử dụng kháng sinh có nguồn gốc thực vật như Trinh nữ hoàng cung, hoàng bá, khổ sâm, dây ký ninh…Kháng sinh thực vật từ từ loại bỏ tác nhân gây bệnh triệt để mà ít ảnh hưởng cơ chế bảo vệ tự nhiên của hệ sinh dục nữ.
- Giảm tình trạng tái nhiễm, tái phát bằng cách bổ sung lượng vi khuẩn có lợi bị tiêu diệt do dùng kháng sinh đặc trị hoặc do các nguyên nhân khác. Những dưỡng chất quan trọng như immune gamma giúp cơ thể sản sinh hiệu quả hệ lợi khuẩn này.
- Vệ sinh phụ khoa hàng ngày đúng cách bằng sản phẩm vệ sinh chuyên dụng có PH = [4-6], có khả năng kháng khuẩn chống viêm hiệu quả nhưng phải nhẹ dịu, không gây kích ứng
- Sinh hoạt tình dục an toàn, cách ly nguồn lây nhiễm.
Sau sinh chịu khó tắm với 5 loại lá này, mẹ vừa sạch sẽ thơm tho lại tránh viêm nhiễm
Thay vì kiêng cữ không tắm, mẹ nên tham khảo những loại lá nấu nước tắm quen thuộc, rẻ tiền nhưng cực tốt sau sinh.
Quan niệm kiêng tắm gội, tránh động nước cả tháng sau khi sinh đã lạc hậu và được chứng minh là không tốt cho cả mẹ và bé. Các bác sĩ đều khuyên mẹ sau sinh hãy vệ sinh cơ thể sạch sẽ để cơ thể được thoải mái và tránh bị viêm nhiễm, sẽ ảnh hưởng đến quá trình hồi phục sau sinh và gây ra nhiều bệnh nguy hiểm.
Tuy nhiên, mẹ cũng phải lưu ý tắm ở nơi kín gió với nước ấm. Không tắm quá lâu và tránh ngâm bồn vì có thể gây viêm nhiễm vùng kín. Để cơ thể thêm thơm tho, sạch sẽ và tinh thần thoải mái hơn, mẹ có thể tham khảo 5 loại lá nấu nước tắm được các bác sĩ Đông y khuyên dùng dưới đây.
1. Lá kinh giới
Theo Đông y, kinh giới có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng tiêu độc, trị ngoại cảm phong hàn, mẩn ngứa, ban sởi, xuất huyết, mụn nhọt. Trong lá kinh giới có chứa nhiều kháng sinh tự nhiên nên rất tốt cho da. Theo kinh nghiệm dân gian, mẹ sau sinh có thể dùng nước lá kinh giới để làm sạch da, phòng mẩn ngứa.
2. Lá trầu không
Lá trầu không là loại cây dây leo, sống lâu năm được trồng rộng rãi, phổ biến ở khắp mọi nơi. Theo Đông y, lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm có tác dụng trừ phong, tiêu viêm, sát trùng, kháng khuẩn.
Theo kinh nghiệm dân gian từ lâu đời nay, mẹ sau sinh nên tắm bằng lá trầu không để vừa làm sạch da, giúp giữ sạch vùng kín khỏi viêm nhiễm. Mẹ sau sinh thực hiện tắm sau sinh bằng nước lá trầu sẽ có làn da mịn màng và bảo vệ được vùng kín khỏi nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm.
Mẹ tắm lá trầu không có thể ngăn ngừa viêm nhiễm vùng kín sau sinh. (Ảnh minh họa)
3. Lá chè xanh
Lá chè xanh rất phổ biến và là loại thảo dược tuyệt vời cho sức khỏe. Uống nước trà xanh giúp phòng chống lão hóa, sát khuẩn, có lợi cho tim mạch, còn giúp tiêu hao mỡ thừa, giảm béo.
Không chỉ thế, lá chè xanh từ lâu đã được coi là một loại kháng sinh tự nhiên được các bà, các mẹ dùng vệ sinh vùng kín, tránh khỏi các viêm nhiễm phụ khoa. Bên cạnh đó, nếu dùng nước chè xanh để tắm sẽ giúp tẩy các tế bào chết trên da, làm cho da săn chắc và sáng mịn hơn.
4. Lá mã đề
Cây mã đề là cây thuốc không còn xa lạ với nhiều người, cây có tên khoa học là Plantago asiatica L, ngoài ra còn được dân gian gọi với nhiều tên gọi khác như cây xa tiền, mã tiền...
Theo y học cổ truyền thì cây mã đề có vị ngọt, có tính lạnh, đi thẳng vào các kinh, can, thận và bàng quang; có công dụng trị mẩn ngứa, kháng viêm, tăng sức đề kháng. Tắm lá mã đề sau sinh sẽ giúp vết khâu tầng sinh môn hoặc vết mổ của mẹ nhanh lành hơn. Ngoài ra, mẹ cũng có thể tắm lá mã đề cho cả bé sơ sinh để trị hăm, mẩn ngứa.
Lá mã đề có thể dùng để tắm cho cả mẹ và bé sơ sinh. (Ảnh minh họa)
5. Vỏ và lá bưởi
Vỏ bưởi có vị đắng, cay, có nhiều tinh dầu, mùi thơm, tính ẩm, có tác dụng trừ hàn, tán khí, thông kinh lạc, hoạt huyết, tiêu sưng, giải cảm... Mẹ sau sinh khi tắm nước vỏ bưởi sẽ giúp cho cơ thể giảm mệt mỏi, tăng cường sức đề kháng, thoải mái và dễ chịu hơn.
Khi đun nước vỏ bưởi, nếu có sẵn lá bưởi, hoa bưởi mẹ cũng có thể cho thêm vào rất thơm và tốt cho sức khỏe.
Tắm các loại lá sau sinh rất tốt nhưng mẹ cũng lưu ý nên lấy lá ở nơi có nguồn gốc rõ ràng, không còn tồn dư thuốc trừ sâu. Trước khi đun nước tắm nên rửa sạch kĩ càng cả hai mặt lá, loại bỏ các sinh vật bám trên mặt lá, ngâm muối để khử trùng. Nếu tắm lá lần đầu có biểu hiện ngứa ngáy, dị ứng thì nên dừng sử dụng ngay và tham khảo ý kiến của bác sĩ.
19 tuổi mới cắt bao quy đầu có muộn quá không? Có phải cắt bao quy đầu muộn sẽ rất đau? Chăm sóc "cậu nhỏ" thường xuyên để phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường các bạn nam nhé! Hai "quả bóng nhỏ" bên dưới "cây kiếm nhỏ" có dấu hiệu khác nhau về kích thước, liệu như thế có vấn đề gì không nhỉ? Chuyện kích thước của hai "quả bóng nhỏ" khác nhau đôi chút là một vấn đề hoàn toàn...