Phấn đấu đến 2030 có khoảng 40% cơ sở giáo dục là tư thục
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu ban Chấp hành Trung ương khóa XII về việc sắp xếp, tổ chức lại hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp, Bộ LĐ-TBXH đang trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy hoạch phát triển mạng lưới giáo dục nghề nghiệp.
Bộ LĐ-TBXH sẽ đẩy mạnh mạng lưới cơ sở giáo dục tư thục để phấn đấu đến 2030 có khoảng 40% cơ sở giáo dục là tư thục
Song song với đó, Bộ sẽ phối hợp với các địa phương để triển khai xây dựng các đề án ở cấp tỉnh và cấp ngành.
Được biết, năm 2017, công tác tuyển sinh đã được các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của Bộ LĐ – TBXH tích cực triển khai, ước đạt 2,2 triêu ngươi, trong đó tuyển sinh trình độ cao đẳng và trung cấp là 540 nghìn người, sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng khoảng 1.660 nghìn người.
Công tác đào tạo được các cơ sở giáo dục nghề nghiệp triển khai theo hướng đổi mới chương trình và phương thức đào tạo theo mô đun, tín chỉ hoặc kết hợp giữa mô đun và tín chỉ. Nội dung, chương trình đào tạo được xây dựng với sự tham gia của các doanh nghiệp, quá trình đào tạo được gắn kết với các doanh nghiệp đảm bảo cho học sinh, sinh viên có những kiến thức, kỹ năng bám sát theo yêu cầu của người sử dụng lao động, của khoa học, công nghệ.
Theo Thứ trưởng Bộ LĐ-TBXH Lê Quân, năm 2018, trong lúc chờ Thủ tướng ban hành Quy hoạch tổng thể, những trường nào trong 3 năm vừa qua chỉ tiêu tuyển sinh không hiệu quả, dưới 50% chỉ tiêu được giao sẽ xem xét tái cấu trúc. Sát nhập vào các trường khác để tạo điều kiện cho việc cường cơ sở vật chất để hình thành lên mạng lưới các trường trọng điểm chất lượng cao.
Trong một số trường hợp, các trường có cơ sở vật chất và một số điều kiện khác không đáp ứng nếu sát nhập về cơ sở khác mà không khả thi thì sẽ giải thể. Về cơ bản sẽ thực hiện theo lộ trình.
Mục tiêu đến 2020 có khoảng 100 trường cao đẳng chất lượng cao đạt chuẩn và đến 2030 sẽ là 200 trường. Bên cạnh đó đẩy mạnh mạng lưới cơ sở giáo dục tư thục để phấn đấu đến 2030 có khoảng 40% cơ sở giáo dục là tư thục.
Theo Giaoducthoidai.vn
Đại học Đà Nẵng sẽ tuyển sinh vào Đại học năm 2018 như thế nào?
Trong kỳ tuyển sinh lần này, có 6 cơ sở giáo dục thành viên của Đại học Đà Nẵng xét tuyển vào đại học hệ chính quy dựa trên học bạ trung học phổ thông.
Video đang HOT
Đại học Kinh tế Đà Nẵng sẽ có thêm hai ngành mới trong đợt tuyển sinh đại học hệ chính quy năm 2018. Ảnh: TT
Đại học Đà Nẵng vừa công bố thông tin đăng ký xét tuyển vào đại học hệ chính quy năm 2018 của các cơ sở giáo dục đại học thành viên.
Cụ thể, đối với các trường đại học xét tuyển theo kết quả thi trung học phổ thông quốc gia gồm:
Trường Đại học Bách khoa, Đại học Kinh tế, Đại học Ngoại Ngữ, Đại học sư phạm, Đại học sư phạm Kỹ thuật, Phân hiệu Đai học Đà Nẵng tại Kontum, Khoa Y Dược, Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt - Anh, Khoa Công nghệ thông tin và truyền thông, Khoa giáo dục thể chất.
Tại trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng: năm nay tuyển sinh 38 ngành với chỉ tiêu dự kiến là 3.180 chỉ tiêu.
Các tổ hợp xét tuyển gồm: Toán - Hóa học - Vật Lý, Toán - Hóa Học - Tiếng Anh, Toán - Vật Lý - Tiếng Anh, Vẽ mỹ thuật - Toán - Ngữ Văn...
Điểm sàn đăng ký xét tuyển vào các ngành này đều từ 18 điểm trở lên (ba môn). Trường cũng đã công bố áp dụng tiêu chí phụ đối với thí sinh bằng điểm nhau ở tất cả các ngành.
Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng: sẽ tuyển 2.920 chỉ tiêu ở 16 ngành. Điểm xét tuyển đầu vào sẽ công bố sau khi có kết quả thi trung học phổ thông quốc gia.
Đại diện nhà trường cho biết, phương án tuyển sinh hệ Đại học chính quy của Trường không thay đổi. Năm 2018, Nhà trường xét tuyển ưu tiên theo trình tự như sau:
Xét tuyển thẳng những thí sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia và những thí sinh đủ điều kiện khác theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Xét tuyển những thí sinh tốt nghiệp trung học phổ thông, điểm xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2018.
Số lượng môn xét tuyển là 3 môn theo các khối thi A00, A01, D01 (tất cả các ngành) và D90 cho nhóm 14 ngành và D96 cho nhóm 3 ngành:
Xét trúng tuyển theo ngành dựa trên chỉ tiêu đào tạo của từng ngành đã được công bố và điểm xét tuyển của thí sinh. Điểm xét tuyển của thí sinh được xác định như sau:
Điểm xét tuyển vào ngành = Tổng điểm ba môn xét tuyển (không nhân hệ số) Điểm ưu tiên tuyển sinh theo quy định của Bộ.
Sau khi trúng tuyển vào ngành, sinh viên được lựa chọn và đăng ký theo học ở bất kỳ chuyên ngành thuộc ngành đã đăng ký.
"Năm nay phương án tuyển sinh không khác năm ngoái. Tuy nhiên, năm 2018, trường tuyển sinh hai ngành mới là Ngành Thống kê Kinh tế và Ngành Thương mại Điện tử (trước đây là chuyên ngành).
Ngành Thương Mại Điện tử cùng với Du lịch là hai ngành sẽ đào tạo theo quy chế đặc thù với sự tham gia của doanh nghiệp trong quá trình đào tạo, theo quy định mới của Bộ.
Theo đó, người học sẽ được tăng 50% thời gian thực hành tại các doanh nghiệp bên cạnh 50% thời gian được đào tạo kiến thức ở trường", vị đại diện này cho hay.
Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng: sẽ tuyển 2.174 chỉ tiêu với 32 ngành đào tạo. Ngoài ra, nhà trường cũng áp dụng tiêu chí phụ đối với thí sinh bằng điểm nhau theo hướng ưu tiên theo thứ tự môn xét tuyển trong tổ hợp.
Điểm đảm bảo chất lượng đầu vào của các ngành phải có điểm môn thứ tự ưu tiên trong các tổ hợp xét tuyển từ 5 điểm trở lên. Điển hình như ngành: giáo dục tiểu học thì môn Toán>= 5 điểm.
Trường Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng: tuyển sinh 1.500 chỉ tiêu với 17 ngành đào tạo.
Các tổ hợp xét tuyển bao gồm: Toán - Ngữ Văn - Tiếng Anh (hệ số 2), Toán - Khoa học xã hội - Tiếng Pháp, Toán - Ngữ Văn - Tiếng Trung Quốc, Toán - Ngữ Văn - Tiếng Nhật...
Nhà trường cũng áp dụng tiêu chí phụ đối với các thí sinh bằng điểm. Trong đó, ưu tiên môn ngoại ngữ. Nhà trường cũng công bố điểm chuẩn đảm bảo chất lượng đầu vào sau kỳ thi trung học phổ thông quốc gia.
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Đà Nẵng:sẽ tuyển 1.000 chỉ tiêu với 8 ngành. Đây là trường vừa được nâng cấp từ trường Cao đẳng công nghệ Đà Nẵng và Khoa sư phạm kỹ thuật của trường Đại học Bách khoa.
Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum:tuyển sinh 462 chỉ tiêu với 13 ngành đào tạo.
Viện Nghiên cứu và đào tạo Việt Anh: tuyển 100 chỉ tiêu với 3 ngành: quản trị và kinh doanh quốc tế, khoa học và kỹ thuật máy tính, khoa học y sinh.
Khoa Y dược: tuyển sinh 250 chỉ tiêu với 4 ngành.
Khoa Công nghệ thông tin và truyền thông: tuyển sinh 350 chỉ tiêu với 4 ngành.
Khoa Giáo dục thể chất: tuyển 15 chỉ tiêu ngành giáo dục thể chất. Tiêu chí phụ xét điểm thi năng khiêu.
Đối với 6 cơ sở giáo dục đại học thuộc Đại học Đà Nẵng xét tuyển theo học bạ thì trường Đại học sư phạm có 15 ngành với 450 chỉ tiêu.
Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật xét tuyển 7 ngành với 200 chỉ tiêu, Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum có 12 ngành 390 chỉ tiêu.
Viện Nghiên cứu và đào tạo Việt Anh có 3 ngành với 80 chỉ tiêu, Khoa Công nghệ thông tin và truyền thông có 4 ngành với 150 chỉ tiêu, Khoa Giáo dục thể chất 1 ngành với 15 chỉ tiêu.
Theo Giaoduc.net
'Khai tử' những cơ sở dạy nghề yếu kém Bộ LĐ-TB&XH sẽ thực hiện sắp xếp lại những trường, trung tâm giáo dục nghề nghiệp hoạt động không hiệu quả theo hướng sáp nhập, thậm chí giải thể. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao được xem là nhiệm vụ trọng tâm Từ năm 2017, Chính phủ đã có Nghị quyết thống nhất giao cho Bộ LĐ-TB&XH là cơ quan quản...