Phân công giáo viên chủ nhiệm theo năng lực, không theo độ tuổi
Chúng tôi luôn chú trọng đào tạo nghiệp vụ, trong công tác chủ nhiệm thì phần không thể thiếu là công tác tổ chức lớp, kỹ năng giao tiếp, thấu hiểu học sinh.
Công việc của một giáo viên chủ nhiệm không chỉ đơn giản chỉ là giảng dạy và quản lý lớp, nó còn đòi hỏi giáo viên phải có nhiều kỹ năng khác nữa.
Giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi là phải có khả năng lắng nghe và thấu hiểu học sinh, đây là kỹ năng không nằm trong những kiến thức bạn đã được học trong trường đại học.
Kỹ năng này giáo viên sẽ được học tại trường, đó là kỹ năng mềm mà thực tế sẽ cho bạn trải nghiệm và học hỏi, kỹ năng lắng nghe và thái độ thân thiện với học sinh sẽ giúp giáo viên chủ nhiệm là nơi tin cậy để các em tin tưởng và chia sẻ tâm sự.
Ngoài những quy định của nhà trường, ở mỗi lớp giáo viên chủ nhiệm cũng phải thiết lập và thống nhất những định hướng riêng cho lớp mình để đảm bảo tính nhất quán trong mọi hoạt động và khích lệ tinh thần đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau của các em.
Giáo viên chủ nhiệm được coi là cầu nối gắn kết giữa gia đình, nhà trường và học sinh, giáo viên phải không ngừng quan sát và quan tâm các em để có thể kịp thời uốn nắn và giúp các em chỉnh sửa lỗi sai của mình.
Thạc sĩ Nguyễn Quang Tùng – Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông M.V.Lômônôxốp, Hà Nội: Công việc của một giáo viên chủ nhiệm không chỉ đơn giản chỉ là giảng dạy và quản lý lớp, nó còn đòi hỏi giáo viên phải có nhiều kỹ năng khác nữa. Ảnh: Tùng Dương.
Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, Thạc sĩ Nguyễn Quang Tùng – Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông M.V.Lômônôxốp, Hà Nội, chia sẻ quan điểm về giáo viên chủ nhiệm trẻ:
“Thời gian đầu thì phụ huynh của trường cũng băn khoăn về giáo viên chủ nhiệm trẻ quá, một phần sợ học sinh không nghe lời và cũng một phần vì trẻ quá nên chưa có nhiều kinh nghiệm để dìu dắt các em.
Nguyên tắc của trường chúng tôi là làm việc theo năng lực, với những thầy cô giáo trẻ thì khi tuyển chọn, chúng tôi có hội đồng thi tuyển nên vào được trường Lômônôxốp là rất khó.
Trong quá trình tuyển thì giáo viên phải trải qua nhiều bước như thi viết, thi chuyên môn, thi giảng dạy trên lớp…và quan trọng nhất là phần phỏng vấn trực tiếp của thầy Hiệu trưởng nhà trường.
Ngoài những yêu cầu bắt buộc theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chúng tôi quan tâm đến chuyên môn và phần này được đánh giá của tổ chuyên môn, ngoài ra chúng tôi quan tâm đến sự tương tác của các thầy cô giáo với học sinh trên lớp, trong giờ ra chơi…và trong các tình huống thực tế.
Video đang HOT
Các thầy cô có tâm huyết với nghề hay không cũng được ban giám hiệu rất quan tâm và đánh giá, về phần này thì các giáo viên phải qua nhiều lần trò chuyện với ban giám hiệu trước khi có quyết định cuối cùng.
Nếu như cả hai giáo viên cùng có điểm thi tuyển vào trường như nhau thì chúng tôi ưu tiên chọn thầy cô nào có những kỹ năng mềm, thích hợp với công tác chủ nhiệm.
Việc thi tuyển giáo viên bao giờ chúng tôi cũng làm trước 1 năm, thứ nhất là có nhiều thời gian và hơn nữa các giáo viên này sau khi trúng tuyển còn phải trải qua một khóa đào tạo thực tế trong vòng 3 tháng tại nhà trường.
Chúng tôi luôn chú trọng đào tạo về kỹ năng, nghiệp vụ, và trong công tác chủ nhiệm thì phần không thể thiếu là công tác tổ chức lớp, kỹ năng giao tiếp với học sinh cũng như với phụ huynh, giao tiếp với đồng nghiệp.
Chúng tôi quan niệm giáo viên chủ nhiệm không nhất thiết phải dạy các môn như Toán, Văn hay còn gọi là những môn chính, nếu như đáp ứng được yêu cầu thì chúng tôi sẽ phân công làm giáo viên chủ nhiệm, bất kể giáo viên đó dạy môn gì.
Chúng tôi quan tâm đến việc thầy cô chủ nhiệm sẽ chăm sóc học sinh thế nào, kết nối, gần gũi của cô với các em có tốt không, dạy các em và tổ chức lớp ra sao? Chứ không nhất thiết phải là giáo viên dạy Toán có nhiều giờ ở trên lớp.
Hiện nay xã hội phát triển nên học sinh có xu hướng phát triển cá tính rất mạnh, nhà trường rất tôn trọng sự khác biệt đó nên dẫn đến các lớp học hiện nay nếu các thầy cô không biết cách tiếp cận, dung hòa học sinh thì vô tình dẫn đến tình trạng các em tụ thành những nhóm khác biệt.
Thực tế là như vậy nên các thầy cô giáo phải có những kỹ năng tập hợp các em lại, biết lắng nghe, vậy nên giáo viên có nhiều tiết hay ít tiết dạy không quan trọng vì thày cô chủ nhiệm luôn có mặt ở lớp trước 30 phút đầu giờ hàng ngày”.
Ngoài phòng tư vấn tâm lý của trường thì bản thân mỗi thầy cô giáo chủ nhiệm luôn được các chuyên gia tập huấn về kỹ năng tư vấn tâm lý cho học sinh, cũng như cha mẹ các em.
Có rất nhiều vấn đề tâm lý của học sinh hiện nay khá phức tạp, nên các thầy cô phải định hướng làm sao để học sinh cùng có một luồng mà nhà trường định hình là: Học trải nghiệm sáng tạo, sống trách nhiệm yêu thương.
Giáo viên chủ nhiệm được coi là cầu nối gắn kết giữa gia đình, nhà trường và học sinh, giáo viên phải không ngừng quan sát và quan tâm các em để có thể kịp thời uốn nắn và giúp các em chỉnh sửa lỗi sai của mình. Ảnh: Tùng Dương.
Ưu điểm của giáo viên chủ nhiệm trẻ.
Vấn đề phân công giáo viên chủ nhiệm cho các giáo viên trẻ vừa ra trường, tôi thấy rất bình thường vì quan niệm của chúng tôi là phân công công việc theo năng lực chứ không theo độ tuổi.
“Giáo viên trẻ thì sự nhiệt huyết của họ rất cao, vì chưa lập gia đình nên thời gian họ dành cho học sinh cũng rất nhiều, các giáo viên trẻ đang trong giai đoạn thể hiện mình nên họ sẽ dành tâm huyết để khẳng định nghề nghiệp.
Sự gắn kết về lứa tuổi của các giáo viên trẻ với học sinh sẽ không bị khoảng cách quá xa giữa học sinh lớp 10 và giáo viên vừa ra trường, trong các câu chuyện hoặc các ngôn từ cũng rất đồng điệu, điều đó khiến học sinh tự tin hơn và chia sẻ mọi khúc mắc, giảm áp lực cho các em.
Trẻ thì các thầy cô chủ nhiệm sẽ giúp ích rất nhiều cho học sinh về mặt tâm lý, các em tâm sự với bố mẹ không nhiều bằng tâm sự với giáo viên chủ nhiệm, nhất là đối với các thầy cô trẻ, điều đó cũng giúp ích rất nhiều cho học sinh.
Các thầy cô trẻ thì khả năng luôn cập nhật xu hướng công nghệ mới, trình độ công nghệ thông tin luôn là điểm mạnh hơn các giáo viên nhiều tuổi.
Nhiều khi đến 23h đêm các em học sinh còn nhắn tin trên mạng xã hội hỏi thầy cô chủ nhiệm về bài vở, hoặc vấn đề riêng tư gì đó mà các em đang băn khoăn, nếu là thầy cô chủ nhiệm trẻ tuổi thì thì sẵn sàng trả lời tư vấn ngay, trong khi các thầy cô chủ nhiệm có tuổi thường không mấy khi quan tâm đến mạng xã hội, nhất là những mạng học sinh hay dùng.
Cách thức quản lý, công việc điều hành lớp, trao đổi về kiến thức mới hoặc nhắn nhủ học sinh thì các giáo viên trẻ thường ứng dụng công nghệ thông tin tạo ra những nhóm cho từng lớp, hoặc nhóm phụ huynh nhưng điều này lại rất hạn chế với những giáo viên đã lớn tuổi.
Một số không ít thầy cô chủ nhiệm có tuổi khá bảo thủ, ngại thay đổi từ suy nghĩ đến việc cập nhật thông tin xã hội cũng như những xu hướng mới của ngành Giáo dục”, thầy Tùng cho biết.
Tùng Dương
Theo giaoduc
Thấu hiểu và lắng nghe
"Để làm tốt vai trò của một giáo viên chủ nhiệm, điều quan trọng là phải có sự lắng nghe và thấu hiểu", đó là chia sẻ của cô giáo Trần Thị Thanh Thoảng, một trong những giáo viên chủ nhiệm của Trường THPT Trần Đại Nghĩa, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.
GV chủ nhiệm cần gần gũi để hiểu HSGV chủ nhiệm cần gần gũi để hiểu HS
Một cố vấn mẫu mực
Cô giáo Trần Thị Thanh Thoảng cho biết: Bí kíp quan trọng nhất trong công tác chủ nhiệm đó là phải tạo dựng được ban cán sự lớp thật nhiệt tình, năng động. Bởi ban cán sự chính là cầu nối giữa thầy cô giáo và các thành viên trong lớp. Các em sẽ đóng vai trò nòng cốt trong mọi hoạt động từ học tập đến tham gia ngoại khóa của lớp. Một ban cán sự lớp có tinh thần trách nhiệm, gắn kết các thành viên trong lớp, tương tác tốt với giáo viên bộ môn sẽ quyết định một tập thể lớp phát triển hay không.
Rõ ràng giáo viên chủ nhiệm giỏi là người biết tổ chức và điều hành hoạt động của ban cán sự lớp. Thế nên việc lựa chọn, phân công trách nhiệm cho từng cá nhân, tổ nhóm khá quan trọng. Để các phong trào thi đua học tập của lớp đi vào thực chất, các cuộc sinh hoạt đoàn thể có nội dung hấp dẫn các thành viên trong lớp, giáo viên chủ nhiệm phải luôn hiểu rõ tâm tư các em để dịnh hướng giáo dục. Điều quan trọng lớp học phải có nền nếp, tính kỷ luật nhưng đồng thời phải kích thích được sự sáng tạo, tinh thần đoàn kết của các em.
Theo cô giáo Trần Thị Thanh Thoảng, muốn phát huy được tinh thần làm chủ, chủ động sáng tạo, mỗi giáo viên chủ nhiệm nên là một cố vấn đắc lực cho ban cán sự và ban chấp hành Chi đoàn của lớp. Với tinh thần trách nhiệm và kinh nghiệm công tác của mình, các thầy cô chủ nhiệm sẽ tham mưu cho Chi đoàn, cán bộ lớp lập kế hoạch công tác, xây dựng các hoạt động để đem lại hiệu quả giáo dục tốt nhất.
Thấu hiểu để giúp đỡ HS
Cô Trần Thị Thanh Thoảng, GV Trường THPT Trần Đại Nghĩa (TP Cần Thơ)
"Một giáo viên chủ nhiệm giỏi phải thực sự tâm huyết và yêu thương học trò của mình. Chính tình yêu thương sẽ giúp các thầy cô gần gũi và có những giải pháp tốt nhất đối với từng đối tượng HS", cô giáo Trần Thị Thanh Thoảng tâm sự như vậy. Thế nên, từ khi nhận lớp chủ nhiệm, cô đã dành nhiều thời gian để tìm hiểu và quan tâm tới các HS của mình. Những HS có hoàn cảnh gia đình đặc biệt, những em có lực học yếu được cô lưu tâm hơn hết.
Trường đóng trên địa bàn khá đặc thù nên HS trong lớp cô chủ nhiệm không ít em có hoàn cảnh gia đình éo le. Cô Thoảng cho biết: HS trong lớp cô chủ nhiệm thuộc nhiều đối tượng khác nhau. Đa số HS là con em gia đình làm nông dân, làm vườn, làm phụ hồ... Một số em có hoàn cảnh gia đình khó khăn, cha mẹ lo việc mưu sinh nên thiếu sự quan tâm đối với con cái. Nhiều em thiếu thốn tình cảm, thiếu sự động viên từ gia đình. Hơn nữa mặt bằng kiến thức của các em cũng không đồng đều, các em chơi thân với nhau theo từng nhóm.
Điều này cũng là một yếu tố gây khó khăn đối với giáo viên chủ nhiệm trong việc phân chia công việc. Bên cạnh đó, kĩ năng sống của các em còn hạn chế. Đa số các em còn lúng túng trong giao tiếp và giải quyết những tình huống xảy ra trong hoạt động nhóm học tập, ứng xử trong gia đình... Đây là những vấn đề đặt ra để cô xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục phù hợp.
"Có năm lớp tôi chủ nhiệm gần 10 HS thuộc diện gia đình nghèo, bố mẹ làm nghề tự do, thu nhập không ổn định, có em mồ côi cha, mẹ thậm chí không được sống với bố, mẹ... Với những HS đó tôi thường xuyên phải quan tâm gần gũi động viên. Để làm tốt vai trò của mình, giáo viên chủ nhiệm đặc biệt phải luôn tâm huyết, gần gũi để chia sẻ giúp đỡ kịp thời từng HS. Bởi khi thầy cô tâm huyết sẽ nhận được từ các em sự tin cậy, kính yêu và các em có thể chia sẻ bất cứ chuyện vui buồn của bản thân".
Châu Anh
Theo giaoducthoidai
Ghét ai thì bầu người đó làm lớp trưởng ! Bằng mọi cách 'phá đám' để không phải làm lớp trưởng vì sợ bị tẩy chay, hoặc không thích ai thì bầu người đó làm lớp trưởng để cho bạn bè ghét... là thực tế đang diễn ra trong các trường học. Một lớp trưởng điều hành các bạn trong tiết học thể dục (Ảnh có tính chất minh họa) - Ảnh: Ngọc...