Phân biệt quần áo hàng xịn
Hàng giả hiện đang là vấn nạn làm đau đầu các cơ quan chức năng và ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi cũng như lòng tin của người tiêu dùng khi mua sắm ở Việt Nam.
Thông thường, rất dễ phát hiện ra những sản phẩm hàng giả được sản xuất bằng chất liệu rẻ tiền, đường may ẩu, cũng như các chi tiết trên quần áogần như không giống hoặc nếu có giống thì cũng chỉ là sự sao chép vụng về từ hàng chính hãng. Tuy nhiên, cũng có những loại hàng giả được sản xuất và “sao y bản chính” hết sức tinh vi, nếu không tinh mắt thì khó mà có thể phát hiện được. Chính điều này đã gây tâm lý hoang mang cho người tiêu dùng vì họ không biết sản phẩm đồ hiệu mà họ đã bỏ ra một khoản tiền không nhỏ để sở hữu có phải là hàng chính hãng hay không. Sau đây là một số gợi ý về cách phân biệt quần áo hàng fake
Chất liệu
Hàng fake thường được làm bằng chất liệu rẻ tiền, chất vải thường không mịn và thô, sờ vào không có cảm giác “xịn” – đó là kinh nghiệm mà một số khách hàng quen thuộc của chúng tôi đã chia sẻ sau những lần “đụng” phải hàng fake ở một số cửa hàng khác. Hàng xịn của các hãng thời trang danh tiếng luôn được may bằng chất liệu cao cấp, bề mặt mịn, vải ít nhão, và mặc vào cảm thấy rất thoải mái, nhất là các sản phẩm làm bằng chất liệu lụa và da thật.
Hàng fake thường được làm bằng chất liệu rẻ tiền
Đường may
Lưu ý tới đường may. Đường may trên hàng chính hãng thường rất đều, ít khi bị lệch, đường chỉ bám chặt vào vải hoặc len. Đồng thời cũng nên để ý tới nhãn vải ghi thông tin, đặc biệt là trên quần jeans, quần âu và áo khoác. Nếu miếng vải mỏng dính và nhìn rẻ tiền, có thể nhìn xuyên được đường chỉ may ở phía bên kia, thì chắc chắn 99.99% đó là hàng fake. Đôi khi bạn có thể nhìn thấy đường chỉ may ở phía bên kia trên quần áo hàng hiệu, nhưng thường là phải nhìn rất kỹ mới thấy. Nhãn vải thường có màu phù hợp với chất liệu chính của chiếc quần hay chiếc áo. Ít khi thấy miếng nhãn vải cotton trắng phau trên chiếc quần màu xám. Và đường chỉ may nhãn vải thường xộc xệch và may bằng loại chỉ rẻ tiền.
Cúc áo/quần
Nhiều loại hàng fake cao cấp thường có cúc áo,quần nhìn khá xịn. Tuy nhiên những kẻ sản xuất các loại hàng fake rẻ tiền hơn thường ít khi để ý đến những chi tiết nhỏ như cúc áo. Họ thường sử dụng loại cúc rẻ tiền, nhựa không đều và nhìn có cảm giác “nham nhở”, thậm chí còn in sai thông tin trên đó. Chẳng hạn, nếu bạn mua 1 chiếc áo sơ mi Versace nhưng trên cúc áo lại thấy khắc chữ HK368, chắc chắn 100% đó là hàng fake.
Kích cỡ
Video đang HOT
Các nhãn hiệu thời trang nổi tiếng rất ít khi thay đổi kích cỡ sản phẩm của họ. Mặc dù mỗi nhãn hiệu có số đo kích cỡ riêng nhưng trong phạm vi một nhãn hiệu thì các số đo trên các sản phẩm quần áo của họ thường không thay đổi và rất nhất quán từ năm nay qua năm khác. Một đặc điểm để phân biệt là hàng fake thường có kích cỡ nhỏ hơn hàng xịn. Ví dụ, nếu bạn mua 1 chiếc áo polo hiệu Ralph Lauren chính hãng size S hôm nay, thì bạn có thể an tâm là các thông số đo của chiếc áo đó không hề khác so với cùng một chiếc áo như vậy cách đây vài năm. Các nhà thiết kế biết rất rõ yêu cầu này của khách hàng. Vì vậy, nếu bạn mua 1 chiếc quần/áo của thương hiệu mình yêu thích, nhưng thấy kích thước rộng hơn hay nhỏ hơn các sản phẩm chính hãng của nhãn hiệu đó mà bạn đã quen thuộc, rất có thể đó là hàng fake. Tuy nhiên cũng xin lưu ý là đôi khi cùng một size (S,M,L,XL v.v…), các hãng thường có nhiều lựa chọn kiểu dáng. Ví dụ như kiểu slim fit (áo/quần bó sát) sẽ khác với custom fit (áo/quần hơi bó), hay regular (áo/quần suông).
Các nhãn hiệu thời trang nổi tiếng rất ít khi thay đổi kích cỡ sản phẩm của họ
Chỉ nên mua từ những nguồn uy tín
và bạn biết chắc chắn là chỉ bán hàng thật. Nếu bạn nhìn thấy trên muare hay enbac.com có người rao bán hàng xịn với những lô hàng vài chục chiếc hay đủ màu, đủ size, chắc chắn 99.99% đó là hàng fake. Vì các hãng thời trang kiểm soát rất gắt gao số lượng hàng bán ra, họ thường không bán buôn (trừ các cửa hàng lớn ký hợp đồng nhập hàng lên tới hàng triệu đô la một năm), đặc biệt là bán buôn cho cá nhân nhỏ lẻ.
Một số thương hiệu quần áo hay gặp phải hàng giả
Louis Vuitton, Chanel, Gucci, DG, Versace, Burberry, Lacoste, Ralph Lauren, Zara, Bebe. Các thương hiệu tầm trung như Calvin Klein, Nine west thì ít bị làm giả hơn.
Trên đây là những đặc điểm để nhận biết quần áo hàng hiệu chính hãng và hàng fake. Hãy xem những bài viết khác tại thatgia.com để chọn cho mình những món đồ thời trang chất lượng.
Theo thatgia.com
8 mẹo của người bán quần áo khiến bạn mua hớ
Bạn có biết nhiều sản phẩm sale thực chất vẫn giữ nguyên giá ban đầu.
1. Những đợt siêu giảm giá không lợi như bạn tưởng
Giảm giá là thời điểm bạn hay mua phải những thứ ban đầu không nghĩ sẽ mua, nhưng khi nhìn thấy sale 30%, 50% là không thể cưỡng lại được. Bạn nghĩ rằng các nhãn hàng tiến hành các đợt siêu giảm giá là để nhanh bán hết hàng, dù lợi nhuận có thể thấp hơn, nhưng thực tế không hẳn là như vậy.
Có nhiều cửa hàng đã tăng giá trước khi tiến hành đợt sale. Có nghĩa là thực ra bạn vẫn mua sản phẩm với giá ban đầu của nó.
Nhiều cửa hàng có thể hạ giá tới 70% nhưng bạn sẽ chỉ tìm thấy một vài mặt hàng giảm sâu tới vậy, còn mọi thứ khác, giá sale không quá 10%.
2. Cùng một size nhưng các nhãn hàng kích cỡ không giống nhau
Các nhà sản xuất có bảng size khác nhau. Vì thế, có thể bạn mặc chuẩn size ở hãng này, nhưng chưa chắc mặc vừa size đó ở nhãn hàng khác.
Một số công ty thậm chí còn ghi giảm size của mình xuống để các khách hàng dễ mua hơn. Người mua online rất hay bị dính chiêu này.
3. Hợp tác với nhà thiết kế nổi tiếng không đảm bảo chất lượng của sản phẩm
Các thương hiệu lớn đôi khi hợp tác với những nhà thiết kế nổi tiếng, để dễ dàng PR sản phẩm. Mục đích của họ là làm cho khách hàng phải trả nhiều tiền hơn cho các mặt hàng độc quyền. Tuy nhiên, điều đặc biệt nhất là phiên bản không đụng hàng của chúng, còn chất lượng của những bộ quần áo như vậy chưa chắc đã tốt hơn hẳn những sản phẩm khác.
4. Quần áo đổ đống để hút khách
Bạn có thấy rằng tất cả quần áo trong cửa hàng đều được xếp gọn gàng, hoặc xếp chồng lên nhau trong khi những đồ sale thường đổ đống, chồng chất? Việc làm này khiến cho khách hàng cảm thấy vui vẻ, hứng thú khi họ tìm thấy được một món đồ đẹp, giá hời trong đống hỗn độn đó và mua ngay.
5. Các hóa chất độc hại được sử dụng trong quần áo
Ngay cả khi một sản phẩm được dán nhãn 100% tự nhiên, nó vẫn có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn. Vì có thể nhà sản xuất sẽ dùng một số chất độc hại để giúp quần áo lên màu đẹp hơn, lên dáng đẹp hơn. Một số nhãn hàng bảo vệ các sản phẩm của họ bằng các chất trống côn trùng và nấm mốc. Vì thế, luôn giặt quần áo mới trước khi mặc. Nó sẽ giảm lượng các hóa chất nguy hiểm trong quần áo và giúp bạn an toàn hơn khi mặc đồ mới.
6. Để giá quần áo chất liệu tổng hợp gần bằng quần áo làm từ cotton
Các nhà sản xuất thường để giá quần áo làm từ chất liệu tổng hợp gần bằng chất liệu cotton, để hướng khách hàng mua sản phẩm cotton.
Khi một khách hàng nghĩ rằng, một chiếc áo choàng bông hoặc len không đắt hơn là mấy so với sản phẩm cùng loại chất liệu tổng hợp thì tại sao lại không mua chúng ngay.
7. Hàng chất lượng kém
Bố mẹ có thể để lại cho chúng ta những bộ quần áo đến giờ vẫn có thể mặc tốt. Tuy nhiên càng ngày quần áo có vẻ chất lượng kém hơn thời xưa: từ thùa khuyết, đính cúc, hình in... Nhiều nhà sản xuất hướng tới làm những sản phẩm nhanh, rẻ tiền để chúng ta phải mua thường xuyên hơn.
8. Xu hướng thời trang thay đổi mỗi tuần
Các nhà sản xuất hiện đại luôn đưa ra những bộ sưu tập hay cách phối đồ mới trong cửa hàng gần như mỗi tuần để kích thích bạn mua sắm, chi tiêu nhiều hơn.
Theo webphaidep.com
13 kinh nghiệm vàng khi đi mua xe máy Giữa một rừng các thương hiệu, chủng loại xe như hiện nay, việc chọn mua được một chiếc xe ưng quả thật không phải là việc dễ dàng chút nào. Dưới đây là 7 kinh nghiệm vàng dành cho những ai đang tìm mua xe máy. Kinh nghiệm 1: Dự trù chi phí Dự trù trước khoản tiền bạn có thể chi cho...