Phạm tội nhưng chưa đạt mục đích có phải chịu trách nhiệm hình sự
Người có chủ đích thực hiện hành vi phạm tội nhưng chưa đạt được mục đích như mong muốn thì vẫn bị pháp luật xử lý tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm và hậu quả của hành vi đó gây ra.
Pháp luật đã có những quy định rõ ràng về các hành vi vi phạm của người phạm tội. Người vô ý gây ra hành vi vi phạm nhưng dẫn đến hậu quả nghiêm trọng thì vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Đồng thời, người có chủ đích thực hiện hành vi phạm tội nhưng chưa đạt được mục đích như mong muốn thì vẫn bị pháp luật xử lý tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm và hậu quả của hành vi đó gây ra.
Hình minh họa.
Phạm tội chưa đạt là gì?
Phạm tội chưa đạt là hành động cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội. Hành vi phạm tội chưa đạt được hiểu là hành vi mà chủ thể phạm tội đã có chủ đích sẽ gây ra hành vi gì, đe dọa hoặc xâm hại đến chủ thể khác hoặc mối quan hệ xã hội nhưng khi thực hiện hành vi phạm tội thì vì lý do khách quan hoặc chủ quan mà mục đích ban đầu chưa đạt được.
Trong đó, hành vi phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành được hiểu là: chủ thể phạm tội có mục đích, đã hoặc đang thực hiện hành vi nhưng chưa đạt được hậu quả mong muốn và cũng chưa hoàn thành về mặt hành vi;
Hành vi phạm tội chưa đạt đã hoàn thành được hiểu là: chủ thể phạm tội có mục đích và hậu quả pháp lý mong muốn, tuy nhiêm trường hợp này thì chủ thể phạm tội đã thực hiện được hành vi nhưng do nguyên nhân phát sinh khiến hậu quả không như chủ thể mong muốn xảy ra.
Phạm tội chưa đạt có phải chịu trách nhiệm hình sự?
Người thực hiện hành vi phạm tội chưa đạt vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 57 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội chưa đạt: đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì áp dụng hình phạt tù không quá 20 năm; còn nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định.
Ngoài ra, có thể căn cứ vào Điều 102 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) xác định quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội chưa đạt như sau:
Tòa án quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi sẽ được thực hiện theo nguyên tắc sau: đối với hành vi phạm tội chưa đạt, hình phạt được quyết định theo các điều của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về các tội phạm tương ứng và tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến cho tội phạm không thực hiện được đến cùng.
Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi mà phạm tội chưa đạt thì mức hình phạt cao nhất không quá một phần ba mức hình phạt:
Video đang HOT
(1) Hình phạt cải tạo không giam giữ được áp dụng với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng (Điều 100 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017));
(2) Khi điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 12 năm tù, còn nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định (Điều 101 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)).
Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội chưa đạt không quá một phần hai mức hình phạt:
(1) Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu người đó có thu nhập hoặc có tài sản riêng và mức phạt tiền đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội thì không quá một phần hai mức tiền phạt mà điều luật quy định;
(2) Hình phạt cải tạo không giữ được áp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do vô ý hoặc phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng và khi áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đối với người dưới 18 tuổi phạm tội thì không khấu từ thu nhập của người đó, thời hạn cải tạo không giam giữ đối với người dưới 18 tuổi phạm tội không quá một phần hai thời hạn mà điều luật quy định.
Như vậy, đối với người phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng là không quá 20 năm tù.
Tội tham nhũng khi nào miễn truy cứu hình sự?
Miễn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội tham nhũng chỉ nên áp dụng trong trường hợp việc trả lại tiền tham nhũng đồng thời với thành khẩn khai báo giúp khởi tố thêm nhiều vụ việc, nhiều chủ thể phạm tội khác.
Nộp đủ 25 tỉ khắc phục hậu quả, cựu chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung được giảm 3 năm tù trong vụ án mua chế phẩm Redoxy-3C trái quy định - Ảnh: DANH TRỌNG
Ngoài mục tiêu thu hồi tài sản tham nhũng, phải nhớ rằng mục tiêu quan trọng hơn là những người khác nhìn vào đó không muốn tham nhũng nữa. Tham nhũng là hành vi xâm phạm đạo đức xã hội, xâm phạm trật tự công cộng, do đó không nên áp dụng nguyên tắc cho nộp lại tiền gây thiệt hại như trong dân sự. PGS.TS VÕ TRÍ HẢO
PGS.TS VÕ TRÍ HẢO - hiệu trưởng Trường đại học Gia Định - đề nghị như vậy quanh đề xuất của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí về giảm xử lý hình sự mà thay thế bằng khởi kiện dân sự và tạo điều kiện cho chủ thể sai phạm khắc phục hậu quả. Ông Hảo phân tích:
- Nếu khi một người tham nhũng bị phát hiện và chỉ yêu cầu nộp đúng số tiền (tỉ lệ 1/1) bị phát hiện sẽ được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự thì tham nhũng trở thành "nghề" quá lời, quá an toàn. Lời ở chỗ họ tham nhũng 100 vụ, phát hiện 1 vụ và chỉ cần trả lại số tiền của 1 vụ, còn 99 vụ kia đút túi. An toàn bởi một người vào nhà dân ăn trộm gà có thể bị ném đá, đánh đập, ở đây chỉ cần ký biên bản trả lại tiền là xong. Như vậy, vô hình trung chúng ta đã cho họ chế tài quá nhẹ và có thể tạo cơ chế khuyến khích tham nhũng nhiều hơn.
Không nên vội vàng áp dụng
* Ông có ý kiến gì với đề xuất cho chủ thể vi phạm tội tham nhũng chủ động khắc phục để không bị xử lý hình sự?
- Tôi không phản đối tư duy linh hoạt trong áp dụng chế tài đối với các hành vi vi phạm. Tuy nhiên, trong bối cảnh ở Việt Nam không nên quá vội vàng bởi chúng ta chưa giải quyết được các vấn đề cơ bản để có thể áp dụng tốt cơ chế này.
Xét theo kinh tế học pháp luật, đối với những hành vi mang tính chất vụ lợi như trộm cắp, lừa đảo, cướp giật, tham nhũng..., nếu biện pháp chế tài chỉ gây cho đối tượng vi phạm thiệt hại ít hơn lợi ích họ đạt được thì tình hình tội phạm sẽ tăng lên.
Đối với những loại tội phạm này, chế tài phải lớn hơn lợi ích đạt được chia cho xác suất vụ việc phát hiện xử lý thành công. Xác suất phát hiện xử lý thành công càng thấp, chế tài phải càng lớn. Tập quán lập pháp ở Việt Nam chưa áp dụng nguyên tắc đó nên không có báo cáo nào thể hiện xác suất phát hiện xử lý, chứng minh thành công các vụ án tham nhũng là bao nhiêu.
* Nếu không xác định được tỉ lệ xác suất các vụ án được phát hiện xử lý sẽ khó đưa ra mức tiền người vi phạm phải đóng để được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự?
- Đúng vậy. Lập luận nếu phát hiện ai đó tham nhũng 1 tỉ sẽ buộc trả lại 1 tỉ để họ thấy không có lợi và dừng hành vi tham nhũng là không chính xác. Bởi trong các vi phạm pháp luật nói chung, không bao giờ xác suất phát hiện xử lý đạt được 100%. Đối với loại tội phạm có tổ chức đã khó phát hiện, loại tội phạm có sự liên kết giữa các công chức nhà nước càng khó. Do vậy xác suất phát hiện các vụ án, hành vi tham nhũng thông thường chỉ dưới 1/1.000. Với xác suất này, nếu toàn bộ tài sản tham nhũng là 1.000 đồng, chúng ta chỉ phát hiện thu lại được 1 đồng, còn 999 đồng kia không phát hiện được sẽ không đủ sức răn đe, và tình trạng tham nhũng vẫn tiếp tục diễn ra.
Thời gian qua, diễn biến vi phạm tham nhũng ngày càng tăng, càng phức tạp là biểu hiện có thể những biện pháp chế tài đang còn quá nhẹ. Quá nhẹ không phải trong tương quan lợi ích các đối tượng vi phạm chiếm đoạt được trong từng vụ, mà trong tương quan xác suất phát hiện xử lý.
Nộp lại tiền phải đi đôi với chủ động khai báo
* Có ý kiến nói rằng ở nước ngoài họ cũng áp dụng cơ chế cho nộp tiền để miễn truy cứu trách nhiệm hình sự?
- Phải nói rõ là nhiều nước áp dụng cơ chế cho người vi phạm đóng tiền để không bị tước quyền tự do cá nhân đối với một số loại tội phạm. Có nghĩa là khi một người có tội vẫn bị khởi tố và đưa ra tòa xử, chỉ khác ở biện pháp chế tài. Ở một số tội, nếu người vi phạm nộp một khoản tiền hoặc có được bảo lãnh sẽ không bị tước quyền tự do cá nhân, trong bản án sẽ ghi thường phạm. Trong lý lịch tư pháp, vi phạm này được xem tương đương vi phạm hành chính. Còn nếu không có tiền hoặc chây ì không nộp sẽ bị tước quyền tự do cá nhân, lý lịch tư pháp ghi nghiêm trọng.
Ở Việt Nam cũng nên nghiên cứu áp dụng cơ chế thỏa thuận tư pháp hình sự, nhất là đối với tội phạm tham nhũng và các tội liên quan đến có tổ chức. Theo đó, xây dựng các cơ chế, trong tình huống nào, loại tội danh nào sẽ thỏa thuận gì, đến đâu...
* Cơ chế thỏa thuận tư pháp hình sự nên áp dụng như thế nào đối với tội phạm tham nhũng?
- Việt Nam đã từng thành công khi thỏa thuận tư pháp hình sự trong vụ án liên quan đến trùm ma túy Xiêng Phênh - kẻ bị tuyên tử hình và đến phút cuối được giảm xuống chung thân do đã khai ra đường dây buôn ma túy mà trong đó đứng đầu là đại úy lực lượng cảnh sát đặc nhiệm chống ma túy Vũ Xuân Trường. Thỏa thuận này rất đáng giá, giúp phanh phui một đường dây ma túy rộng lớn; hiệu quả đấu tranh, phòng chống tội phạm đạt được lớn hơn rất nhiều so với việc tử hình một người.
Theo tôi, cơ chế này chỉ nên áp dụng khi hành vi trả lại tiền tham nhũng đi liền với việc cá nhân vi phạm chủ động khai báo để có thể làm rõ, khởi tố thêm nhiều vụ việc, nhiều chủ thể phạm tội khác, nâng cao hiệu quả phá án. Nếu cho phép áp dụng thỏa thuận tư pháp hình sự, có thể đồng phạm sẽ khai ra, xác suất phát hiện xử lý tăng lên, người tham nhũng cảm thấy không an toàn nữa và động lưc, động cơ tham nhũng sẽ giảm xuống.
Ở Ấn Độ còn áp dụng một cơ chế thành công là khuyến khích người đưa hối lộ tố cáo. Nếu bình thường để cơ quan điều tra phát hiện vụ việc thì anh ta sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội đưa hối lộ, nhưng nếu chủ động tố cáo dựa trên bằng chứng giúp cho cơ quan nhà nước bắt được kẻ nhận hối lộ thì cơ quan điều tra sẽ ký một thỏa thuận tư pháp hình sự miễn truy cứu trách nhiệm tội đưa hối lộ.
Bít đường tẩu tán tài sản
* Bộ luật hình sự có quy định xem việc khắc phục hậu quả sẽ là tình tiết giảm nhẹ mức phạt. Quy định này liệu có giúp thu hồi tài sản tham nhũng?
- Quy định coi việc khắc phục hậu quả là tình tiết giảm nhẹ như xưa nay áp dụng là hợp lý. Việc này khác với đề xuất miễn hoàn toàn việc truy cứu trách nhiệm hình sự. Giảm nhẹ cùng lắm chỉ thay đổi khung hình phạt, chứ không thay đổi tội danh và người vi phạm vẫn chịu trách nhiệm hình sự trước Nhà nước. Tuy nhiên, hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có thể ban hành các hướng dẫn cụ thể về việc giảm khung theo tỉ lệ tài sản được khắc phục. Như vậy sẽ công bằng hơn, vì cùng một tội nhưng những người đã khắc phục sẽ được hưởng tình tiết giảm nhẹ nhiều hơn so với người không khắc phục.
* Hiện nay việc thu hồi tài sản tham nhũng rất khó khăn, theo ông, giải pháp nào để việc thu hồi đạt hiệu quả cao?
- Giải quyết phải từ gốc, chứ không nên giải quyết phần ngọn. Theo tôi, lỗ hổng lớn nhất là các quan chức tham nhũng dễ dàng tẩu tán tài sản, cho nên hiệu quả thu hồi thấp. Nếu bít được đường tẩu tán thì không cần họ tự nguyện nộp, Nhà nước vẫn thu hồi được. Tham ô, tham nhũng hàng trăm, hàng nghìn tỉ không tẩu tán được sẽ nằm ở đâu đó. Luật các nước khác cho phép tòa và cơ quan điều tra hủy các giao dịch dân sự trong vòng 10 năm của người vi phạm, còn ở nước ta chỉ cần ra văn phòng công chứng ký giao dịch là tẩu tán xong tài sản. Mặt khác nữa là quy định thành tiêu chuẩn ứng cử: khi anh ra ứng cử giữ các chức vụ có khả năng tham nhũng, anh phải thuyết phục vợ con, anh chị em đồng ý kê khai tài sản và giám sát tài sản ngay từ đầu thì tẩu tán vào đâu được.
* TS - luật sư Đặng Văn Cường (Đoàn luật sư Hà Nội):
Phải trả lại tiền khi chưa bị cơ quan nào phát hiện
Tôi đồng ý với chính sách hình sự thay đổi theo hướng nhân văn nhân đạo, tăng cường các giải pháp phòng ngừa.
Đối với tội phạm tham nhũng, tùy vào mục tiêu từng thời kỳ, nếu như chúng ta đặt mục tiêu thu hồi tài sản lên hàng đầu thì cũng có thể miễn trách nhiệm hình sự cho những người khi chưa phát hiện ra tội phạm mà họ chủ động nộp tiền, tài sản trả lại cho Nhà nước. Chính sách như vậy phải được Nhà nước công nhận và phải được đưa vào Bộ luật hình sự.
Ở đây phải nhấn mạnh là người tham nhũng phải trả lại tiền khi chưa bị cơ quan nào phát hiện. Chỉ khi lương tâm người tham nhũng thức tỉnh, chấp nhận bị kỷ luật, nộp lại tài sản thì mới có thể được miễn trách nhiệm hình sự.
Trường hợp thứ hai là khi cá nhân có hành vi tham nhũng, đã bị phát hiện hoặc trong quá trình thanh tra, kiểm tra, xác minh đơn tố giác mà người này tự nguyện nộp lại tài sản thì đó chỉ là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và hiện nay chính sách này đang được thực hiện.
Tuy nhiên, việc này cũng cần phải được quy định rõ ràng để không dẫn đến việc lợi dụng, lạm dụng. Không thể có chuyện cứ tham ô, nhận hối lộ bị phát hiện ra và trả lại tài sản là không bị xử lý hình sự. Và không có nhà khoa học pháp lý nào đề xuất việc đó.
Quan điểm tội phạm tham nhũng nộp tiền khắc phục hậu quả để được giảm án là không sai. Đây là quan điểm tiệm cận sự phát triển văn minh của nền tư pháp Việt Nam là khoan hồng, nhân đạo, nhân văn, chú trọng các giải pháp phòng ngừa.
Hai cựu Tư lệnh Vùng "ngã ngựa" vì nhận hối lộ và hệ lụy gia đình Việc hai cựu Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển "ngã ngựa" vì những sai phạm rất nghiêm trọng trong quá trình công tác khiến họ phải trả giá đắt cho hành vi phạm tội của mình là hệ quả tất yếu. Sau bốn ngày xét xử sơ thẩm vụ án buôn lậu, nhận hối lộ, tổ chức cho người khác trốn đi nước...