Phải xem căn bệnh ngụy thành tích, giả dối,… trong giáo dục là tội ác
Những nhà giáo chân chính, thậm chí phụ huynh học sinh, mong chờ ngành giáo dục cần lấy lại chữ “thật” trong đánh giá học tập.
Gần đây vụ việc một số học sinh Trường Trung học cơ sở – Trung học phổ thông Tân Mỹ, huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) được báo chí phát hiện đọc, viết khó khăn. Có em đọc không liền câu mà phải đánh vần; viết chữ sai chính tả nhiều.
Điều đáng nói là các em đang học lớp 6 khi hiện nay nếu các em đọc, viết chưa rành có nghĩa là các em chưa đủ kiến thức của lớp…1.
Nhưng mà nghiễm nhiên các em được cho lên lớp và học đến lớp 6 thì vụ việc mới bị phát hiện. Thực tế, các vụ việc này không phải hiếm, nếu làm khảo sát các em trước khi vào lớp 6 sẽ có nhiều trường hợp như trên.
Ảnh minh họa. (Nguồn: vtv.vn)
“Lùa”, “đẩy” học sinh lên vì bệnh ngụy thành tích
Chắc chắn, những trường hợp ở Trường Trung học cơ sở – Trung học phổ thông Tân Mỹ không phải trường hợp duy nhất, thậm chí nhiều em có thể lên lớp cao hơn khi các trường đang cố “đẩy” học sinh lên lớp vì bệnh ngụy thành tích như hiện nay.
Chính vì căn bệnh ngụy thành tích, bệnh giả dối trong giáo dục đã tạo ra các trường hợp trên.
Điều này giờ quy trách nhiệm thì phải có trách nhiệm từ giáo viên lớp 1 đến lớp 5, gồm cả giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, ban giám hiệu nhà trường.
Nếu xử lý thì tất cả các thành viên trên đều phải bị xử lý kỷ luật, thậm chí xử lý nặng hơn, chính vì họ mà hiện nay các em được coi là “cá biệt”, chính vì học mà bây giờ để học sinh “ngồi nhầm lớp”, chính vì họ mà tương lai các em có thể “đen tối”,…
Video đang HOT
Nếu từ lớp 1 nếu đã làm đủ mọi cách mà học sinh chưa đủ kiến thức thì được cho ở lại lớp thì có lẽ giờ đây các em đã khác xưa.
Về lý thuyết như thế, nhưng những người làm giáo viên mới hiểu, họ không có cái “quyền” cho học sinh ở lại vì hầu hết chỉ tiêu 100% học sinh là lên lớp thẳng, chỉ tiêu của trường cũng gần như 100% học sinh lên lớp thẳng, nếu giáo viên cho học sinh ở lại đồng nghĩa với việc cắt thi đua, đồng nghĩa với việc “chống đối” quy định nhà trường, đồng nghĩa với việc sẽ bị sa thải trong thời gian tới.
Vì chỉ tiêu gần như 100% trên nên học sinh ở lại lớp thì không chỉ giáo viên bị cắt thi đua mà trường cũng bị cắt thi đua, thì giáo viên mà cho học sinh ở lại bị xem như “tội phạm”, phải làm giải trình, báo cáo, cam kết, bằng chứng,…
Không ai tự dám đứng lên, mạnh dạn làm điều chống lại quy định của nhà trường, cấp trên vì làm như thế thì có thể mất việc bất cứ lúc nào.
Thôi thì đánh nhắm mắt làm trái lương tâm mà giữ được việc, trường được xét thi đua, nên tiếp tục “lùa”, “đẩy” học sinh lên lớp, đó chính là suy nghĩ của một số giáo viên hiện nay.
Phải xem việc chạy theo thành tích ảo, giả dối trong giáo dục,… là tội ác
Muốn dẹp nạn chạy theo chỉ tiêu thành tích, giả dối, báo cáo láo,… trong giáo dục phải mạnh tay với xử lý vi phạm, với việc chạy theo các chỉ tiêu thành tích như hiện nay.
Các em học sinh học tới lớp 6, 7 mà chưa biết đọc, biết viết trôi chảy là lỗi của căn bệnh ngụy thành tích trầm kha trong giáo dục hiện nay.
Phụ huynh đã tốn 5 năm, tốn biết bao nhiêu công sức, tiền bạc,… để đưa con, em họ đến trường với hy vọng được học, được biết, đảm bảo kiến thức,… tuy nhiên kết quả nhận được là các em chưa đủ kiến thức của học sinh lớp 1, vậy mà giờ các em đang ngồi ở lớp 6.
Ai phải chịu trách nhiệm, đền bù lại những gì phụ huynh và học sinh đã bỏ ra trong 5 năm qua?
Rồi tiếp sau đây đến lớp 7, 8, 9,… các em sẽ được học như thế nào?
Theo kinh nghiệm của tôi đến lứa tuổi lớp 6 mà các em chưa đọc, viết trôi chảy thì các môn khác các em cũng như “ngáo ộp”, các em không còn cách gì để học và lên lớp được, dù làm kiểu gì cũng không thể phụ đạo kiến thức cho các em được.
Do đó phải xem căn bệnh ngụy thành tích, giả dối,… trong giáo dục hiện nay chính là tội ác.
Và người để cho nó ngang nhiên tồn tại là người có “tội” đối với đất nước, nhân dân.
Phải đưa và xử lý nghiêm khắc, nghiêm minh thì mới có hy vọng dần dần loại bỏ căn bệnh trầm kha trên.
Do đó, những nhà giáo chân chính, thậm chí phụ huynh học sinh, mong chờ ngành giáo dục cần lấy lại chữ “thật” trong đánh giá học tập.
Điều đó lý giải vì sao, có chuyện giáo viên nhận xét tốt vào học bạ, có năng lực hoàn thành tất cả các môn nhưng thực tế học sinh lại chưa biết đọc.
Căn bệnh thành tích không chỉ “lùa”, “đẩy” học sinh lên lớp, khiến học sinh ngồi nhầm chỗ, học sinh yếu, kém vẫn lên lớp mà còn phát sinh nhiều vấn đề khác như báo cáo láo, làm láo thì được khen, làm thật thì bị xử lý, rồi ảnh hưởng đến thi đua, công bằng trong giáo dục,…
Phụ huynh không muốn con, em họ lên lớp khi kiến thức trong đầu là điều trống rỗng, họ chỉ mong muốn dù lên lớp hay ở lại thì các em tiến bộ hằng ngày, học thật, kiến thức thật là điều quan trọng nhất.
Rất mong trong thời gian tới, bằng sự quyết tâm, quyết liệt Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ dẹp cho bằng được căn bệnh ngụy thành tích, giả dối trong giáo dục, lấy lại niềm tin của nhân dân.
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Học sinh lên lớp 6 chưa đọc thông, viết thạo: Sở GD-ĐT nói gì?
Đại diện Sở GD-ĐT Đồng Tháp cho biết đã yêu cầu phòng GD-ĐT huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) rà soát lại trước thông tin học sinh lớp 6 Trường THCS - THPT Tân Mỹ chưa đọc, viết thông thạo.
Trước đó, có thông tin một số học sinh Trường THCS - THPT Tân Mỹ, huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) đọc viết khó khăn, thậm chí có chữ đọc được, chữ không. Có em đọc, viết còn sai, không thể đọc liền câu mà phải đánh vần từng chữ. Về phần chính tả các em viết sai nhiều. Có em bỏ học vì mặc cảm không theo kịp bài,...
Trao đổi với VietNamNet , ông Bùi Quý Khiêm, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT Đồng Tháp cho hay Sở đã nắm bắt được thông tin phản ánh về sự việc.
Hiện, Sở đã chỉ đạo phòng GD-ĐT huyện Thanh Bình và Trường THCS - THPT Tân Mỹ rà soát, tìm hiểu nguyên nhân và báo cáo vụ việc học sinh lớp 6 không đọc thông, viết thạo.
Cùng đó, tìm cách động viên, giúp đỡ các học sinh yếu kém; vận động các trường hợp học sinh bỏ học đi học lại.
Trường THCS - THPT Tân Mỹ, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp. Ảnh: Gdtd.
Ông Khiêm cũng cho hay, theo nắm bắt thông tin ban đầu, đa số các học sinh rơi vào trường hợp "chưa đọc thông, viết thạo" có hoàn cảnh khó khăn, gia đình không có điều kiện để quan tâm đúng mức, nhà trường tổ chức dạy học chưa sâu sát.
"Nguyên nhân cơ bản là do các em ở vùng sâu, có điều kiện khó khăn. Song, dĩ nhiên, ngành giáo dục phải có trách nhiệm và vào cuộc hết sức mình để tìm cách giải quyết", ông Khiêm nói.
Tuy nhiên, ông Khiêm cho hay, Sở GD-ĐT Đồng Tháp cũng không thể chỉ nhìn vào báo cáo, mà đầu tuần sau, Sở sẽ cử một đoàn công tác gồm các phòng chuyên môn xuống làm việc, kiểm tra cụ thể tại Trường THCS - THPT Tân Mỹ.
Ông Khiêm cũng cho biết, không chỉ đối với Trường THCS - THPT Tân Mỹ và phòng, mà Sở cũng sẽ yêu cầu tất cả các phòng GD-ĐT và các trường trên địa bàn toàn tỉnh báo cáo về việc đảm bảo chuẩn kiến thức và kỹ năng cho học sinh.
Xóa sổ bệnh thành tích, giả dối thì mới có chất lượng giáo dục thật Việc đánh giá trong giáo dục hiện nay phải đánh giá dựa vào sự hài lòng, sự vui vẻ của học sinh chứ không chỉ dựa vào số lượng tỉ lệ học sinh khá, giỏi hay 100% học sinh lên lớp. Chữa "bệnh thành tích" thế nào? Thầy giáo Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội đồng giáo dục trường THPT Đinh Tiên...