Phải triệt tiêu mọi hậu họa của tệ nạn “xin cho” trong quản lý giáo dục đại học
Đó là 1 trong 4 nội dung mà Hiệp hội vì Giáo dục cho mọi người kiến nghị sửa đổi và bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học gửi tới Ủy ban Văn hóa,Giáo dục, Thanh,Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc Hội.
Trong tháng 10 năm 2018 Quốc Hội sẽ thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học, chính vì vậy, Hiệp hội Vì giáo dục cho mọi người, trên cơ sở tập hợp ý kiến rộng rãi của các thành viên đã gửi tới Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh,Thiếu niên và Nhi đồng Quốc Hội một văn bản kiến nghị.
Theo Hiệp hội, Luật Giáo dục Đại học sắp tới tối thiểu phải đạt được các yêu cầu quan trọng sau:
Một là, phải định hướng cho sự hình thành một hệ thống giáo dục đại học (GDĐH) phân tầng, thống nhất, đa dạng, rõ ràng và hiệu quả, hiện đại, mang tính đại chúng và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, bảo đảm hội nhập quốc tế. Trong các luật về giáo dục và trong các văn bản hiện hành, hệ thống này còn mờ về triết lý, manh mún, thiếu gắn kết, chắp vá về cơ cấu, hạn chế về năng lực hội nhập và kém hiệu quả.
Hai là, phải khẳng định và tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát huy quyền tự chủ thực sự và hợp lý (trên tất cả các phương diện) và trách nhiệm xã hội của các cơ sở GDĐH.
Ba là, phải khẳng định được trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của cộng đồng xã hội đối với giáo dục đại học, thể hiện quan điểm xã hội hóa toàn diện về giáo dục.
Bốn là, phải triệt tiêu mọi hậu họa của tệ nạn “xin – cho” đang phổ biến hiện nay trong cơ chế quản lý GDĐH.
Đáng tiếc là cả 4 yêu cầu đó đều không được thể hiện hoặc nếu có thể hiện thì vẫn rất mờ nhạt ở Luật GDĐH hiện hành.
Hiệp hội cho rằng, chỉ khi Luật Giáo dục Đại học đáp ứng được cả 4 yêu cầu trên thì giáo dục đại học Việt Nam mới hy vọng trong tương lai không xa đạt được các tiêu chí cần có của một nền giáo dục đại học tiên tiến là: công bằng, chất lượng, hiệu quả, nhất quán và quốc tế hóa.
Theo Hiệp hội, triết lý của giáo dục đại học Việt Nam được thiết lập dựa trên các nguyên tắc: “Dân tộc, sáng tạo và đại chúng”.
Video đang HOT
Theo Hiệp hội, xét chung về kết cấu và nội dung Luật Giáo dục Đại học hiện hành vẫn nghiêng theo hướng của một luật về các cơ sở giáo dục đại học – một văn bản thường chỉ được trình bày dưới dạng “dưới luật”, tức Điều lệ trường đại học.
Điều này có thể thấy rõ ngay tại các Điều 1 và 2 của Luật quy định về phạm vi điều chỉnh và về đối tượng áp dụng. Trong Luật, những nội dung rất quan trọng của một Luật Giáo dục Đại học hiện đại như Hệ thống giáo dục đại học, quyền lợi và trách nhiệm của cộng đồng xã hội đối với giáo dục đại học hầu như không được thể hiện rõ. Mặt khác nhiều nội dung đưa vào lại quá chi li, không xứng tầm của một luật về Giáo dục đại học.
Hiệp hội đã đề nghị sửa đổi cụ thể tại Dự thảo Luật Giáo dục đại học với nhiều nội dung, trong đó với kết cấu Luật. Cụ thể: đề nghị bổ sung và bố cục lại một số nội dung để kết cấu thành hai chương mới trong Luật: một chương về Hệ thống giáo dục đại học (chương 2) và một chương về Quan hệ Xã hội (chương gần cuối).
Chương đầu cần chứa đựng các nội dung như: cơ cấu hệ thống GDĐH, các chuẩn mực GDĐH quốc gia, các loại hình đào tạo, các trình độ đào tạo, hệ thống văn bằng, các cơ sở GDĐH, mạng lưới các hội và hiệp hội về GDĐH… (tương tự như Luật Giáo dục Đại học của Liên Bang Nga, Luật GDĐH Indonesia,…).
Hệ thống giáo dục đại học ở đây cần phù hợp với Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân do Hiệp hội các trường ĐH,CĐ Việt Nam, Hội Khuyến học Việt Nam và Hiệp hội Vì giáo dục cho mọi người kiến nghị lên các cấp lãnh đạo Nhà nước từ năm 2015.
Chương sau cần đưa vào các nội dung về nguyên tắc bình đẳng trong cơ hội và điều kiện tiếp cận với GDĐH của mọi công dân có nguyện vọng và nhu cầu được học đại học, về trách nhiệm và quyền lợi của công dân, trong đó có giới tuyển dụng đối với GDĐH, về vai trò của các hội và hiệp hội nghề nghiệp trong việc giám sát hoạt động của các cơ sở giáo dục đại học… Đây là hai chương rất cơ bản không thể thiếu vắng trong mọi Luật Giáo dục Đại học.
Hiệp hội cho rằng, trường hợp chưa thể thay đổi ngay kết cấu của Luật GDĐH mà trước mắt chỉ tập trung bổ sung, sửa đổi nội dung của một số điều của Luật, Hiệp hội xin có một số ý kiến cụ thể như sau:
Bổ sung vào Chương 1 điều về Triết lý giáo dục đại học. Cần thể hiện những quan điểm chính thức của Đảng và Nhà nước về GDĐH để thống nhất định hướng cho phát triển GDĐH Việt Nam, khắc phục dư luận cho rằng GDĐH Việt Nam chưa có triết lý. Cần khẳng định GDĐH Việt Nam đi theo hướng đại chúng. Không nên né tránh điều này trong Luật Giáo dục Đại học. Triết lý này có thể được viết như sau:
Triết lý của giáo dục đại học Việt Nam được thiết lập dựa trên các nguyên tắc: “Dân tộc, sáng tạo và đại chúng”.
Làm rõ khái niệm về giáo dục đại học
Trong bản kiến nghị, Hiệp Hội đề xuất, chỉ nên tập trung vào một số khái niệm lớn của riêng giáo dục đại học như: giáo dục đại học, cơ sở giáo dục đại học, trình độ GDĐH, các Chuẩn quốc gia về GDĐH… Các khái niệm khác nên đưa vào phụ lục từ điển thuật ngữ… Riêng khái niệm Giáo dục đại học nên được định nghĩa theo nghĩa rộng, hàm chứa cả giáo dục nghề nghiệp sau trung học, từ trình độ cao đẳng trở lên, trong đó có đào tạo nghề, như xu hướng thế giới hiện nay, để bảo đảm tính thống nhất của một hệ thống GDĐH phân tầng, phân luồng.
Không nên gộp các khái niệm trường đại học và học viện với nhau; do đó nên bổ sung thêm từ ngữ học viện. Không nên tách rời các khái niệm: đơn vị thành viên, đơn vị trực thuộc, đơn vị thuộc. Cũng tương tự như vậy đối với các khái niệm trường thành viên và trường. Tất cả các từ ngữ trên, thực chất đều chỉ đơn vị trực thuộc trực tiếp của một cơ sở giáo dục đại học độc lập.
Loại hình “đại học”, theo thông lệ quốc tế , là để chỉ những cơ sở GDĐH đa lĩnh vực, đẳng cấp (cả về đào tạo lẫn nghiên cứu), cho phép giải quyết các thách thức chiến lược tầm cỡ của đất nước nếu biết phát huy được “sức mạnh tổng hợp”nhờ khả năng “đánh hợp đồng binh chủng” của mình.
Theo Hiệp hội, 5 đại học của ta, tuy được thành lập từ đầu những năm 90, nhưng do nhiều nguyên nhân, nên đã không trở thành những đại học đa lĩnh vực “đích thực” mà lại phát triển thành các “liên hiệp lỏng lẻo của các trường đại học chuyên ngành”. Do đó vấn đề hiện nay là ở chỗ phải tổ chức lại các “liên hiệp” đó chứ không phải đi giải tán chúng.
Hồng Hạnh
Theo Dân trí
UEH nằm trong top 15 trường ĐH có công bố quốc tế nhiều nhất tại Việt Nam
Trường đại học Kinh tế TP.HCM (UEH) nằm trong top 15 trường đại học (ĐH) công bố quốc tế uy tín nhiều nhất Việt Nam theo tổng hợp vừa công bố của Bộ Giáo dục Đào tạo (Bộ GD-ĐT).
UEH liên tục tổ chức nhiều hội thảo quốc tế có uy tín nhằm hình thành mạng lưới chia sẻ học thuật giữa UEH và các trường ĐH nghiên cứu trên thế giới
Công bố quốc tế - Con đường tất yếu của quốc tế hóa giáo dục ĐH
Phát biểu trên tạp chí Forbes Việt Nam, GS-TS Nguyễn Đông Phong, Hiệu trưởng UEH cho rằng: "Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập sâu với kinh tế khu vực và toàn cầu dẫn tới dù muốn hay không, đổi mới giáo dục ĐH phải theo hướng quốc tế hóa, bao gồm quốc tế hóa đào tạo, nghiên cứu khoa học và quản trị".
Với tầm nhìn chiến lược của lãnh đạo nhà trường, nhằm tiến tới hội nhập giáo dục ĐH toàn cầu, đồng thời nâng cao vị thế của UEH trong khu vực và thế giới, con đường tất yếu là đầu tư cho nghiên cứu khoa học, đẩy mạnh công bố quốc tế. Không chỉ là thước đo năng lực nghiên cứu, khả năng hội nhập của nhà khoa học, giảng viên; công bố quốc tế còn là một trong những tiêu chí đánh giá quan trọng trên các Bảng xếp hạng ĐH uy tín thế giới như QS, Times Higher Education, Webometrics...
UEH "nỗ lực khuyến khích" nghiên cứu hàn lâm và công bố quốc tế
Từ năm 2014, UEH xác định một trong sáu chiến lược khác biệt là Công bố quốc tế đóng góp tri thức toàn cầu. Trường có nhiều chính sách thúc đẩy các nghiên cứu hàn lâm nhằm nỗ lực công bố quốc tế trên các tạp chí khoa học uy tín và có thứ hạng cao với IF> 2 trên thế giới.
UEH chú trọng việc thành lập các nhóm nghiên cứu mạnh theo chủ đề nghiên cứu tiếp cận đa lĩnh vực và liên ngành, gắn kết giữa nội lực đội ngũ học thuật UEH và các học giả từ các trường ĐH danh tiếng trên thế giới. Trường đã hỗ trợ kinh phí và tư vấn kế hoạch nghiên cứu cho các nhóm nghiên cứu với nhiều hoạt động đa dạng, hướng đến công bố quốc tế. Ngoài ra, UEH ưu tiên đầu tư cơ sở dữ liệu toàn cầu phục vụ cho nghiên cứu hàn lâm, bố trí nơi làm việc, tạo điều kiện tốt nhất cho các nhóm nghiên cứu mạnh, đảm bảo tính tương tác sáng tạo cho việc triển khai ý tưởng từ các giảng viên UEH và học giả quốc tế thành các kết quả nghiên cứu hướng đến công bố quốc tế.
Từ việc học hỏi các thông lệ tốt từ các trường ĐH nghiên cứu trên thế giới, UEH tham gia mạnh mẽ vào cộng đồng khoa học toàn cầu bằng các hoạt động học thuật: thường xuyên kết nối và mở rộng mạng lưới các nhà khoa học trong và ngoài nước; tạo điều kiện hỗ trợ đội ngũ nghiên cứu của trường được tiếp cận với các tổ chức, các chuyên gia hàng đầu thế giới, thông qua nhiều hoạt động uy tín và đa dạng tại UEH.
Phòng làm việc dành cho các nhóm nghiên cứu của UEH
Bên cạnh đó, UEH cũng tạo điều kiện cho các "nhà nghiên cứu trẻ" gồm giảng viên trẻ và nghiên cứu sinh (NCS) công bố kết quả nghiên cứu từ luận án tiến sĩ bằng việc tài trợ, khen thưởng cho các NCS có bài công bố trên tạp chí thuộc danh mục ISI, Scopus, hội thảo quốc tế.
Công bố quốc tế được Bộ GD-ĐT khen thưởng
Từ chiến lược khác biệt hóa, từ các chính sách hỗ trợ phù hợp với bối cảnh Việt Nam, và từ việc không ngừng học hỏi các thông lệ tốt từ các ĐH uy tín trên thế giới, hoạt động nghiên cứu khoa học của UEH từng bước tiệm cận chuẩn mực quốc tế và có nhiều kết quả tích cực. Giai đoạn 2013 - 2018, bên cạnh 933 bài báo đăng trên tạp chí trong nước, trường đã công bố 245 bài báo đăng trên tạp chí quốc tế (trong đó có 148 bài được đăng tải trên các tạp chí ISIvà Scopus). Số bài báo quốc tế tăng dần qua từng năm, từ 20 bài năm 2013 lên đến 79 bài năm 2017.
Vừa qua, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã có quyết định khen thưởng 24 bài báo của Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, được công bố trên tạp chí khoa học quốc tế uy tín trong danh mục ISI, SCI, SCIE trong năm 2017. Theo quyết định này, danh sách top 15 các trường ĐH/Viện toàn quốc được Bộ GD-ĐT khen thưởng, đa số là các trường ĐH đa ngành và các trường ĐH khối ngành kỹ thuật, sư phạm; chỉ riêng UEH là trường ĐH đa ngành thuộc lĩnh vực kinh tế.
Kết quả công bố quốc tế trên cho thấy chính sách đẩy mạnh nghiên cứu hàn lâm của UEH là đúng hướng theo xu thế quốc tế hóa giáo dục ĐH, đồng thời thể hiện sự nỗ lực từ lãnh đạo, đội ngũ nghiên cứu, viên chức, giảng viên của UEH, trong điều kiện công bố từ lĩnh vực khoa học kinh tế, xã hội nhân văn trên các tạp chí quốc tế là một thách thức lớn và cạnh tranh cao khi Việt Nam từng bước hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới.
Theo thanhnien
Phân định quyền tự chủ theo nguồn tài sản, tài chính cho các trường đại học Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học đã chỉnh lý theo hướng phân định quyền tự chủ theo nguồn tài sản, tài chính. Ảnh minh họa/internet Tiếp thu ý kiến đề nghị giữ lại thuật ngữ học phí; cân nhắc quy định giao cho Chính phủ quy định chi tiết tỉ lệ tài sản...