Phải sớm có giáo viên chuyên trách tâm lý học đường
Nhà trường cần có giáo viên chuyên trách tư vấn tâm lý để hỗ trợ học sinh.
Trong tuần qua, bài viết “Gấp rút có giáo viên chuyên trách tham vấn tâm lý học đường” đăng trên Pháp Luật TP.HCM đã nhận được nhiều sự quan tâm của bạn đọc.
Nhiều bạn đọc nêu ý kiến ủng hộ đề xuất mỗi trường nên có một giáo viên chuyên trách về công tác tham vấn tâm lý học đường tại các trường ở TP.HCM.
Trước sự tác động của môi trường mạng xã hội hiện nay các em ít nhiều sẽ ảnh hưởng bởi lối sống, cách suy nghĩ tiêu cực. Để kịp thời nắm bắt và định hướng hỗ trợ phát triển tâm sinh lý cho học sinh (HS) thì rất cần người làm công tác tâm lý chuyên nghiệp trong nhà trường.
Học sinh cần được hỗ trợ về tâm lý
Ông Phạm Đăng Khoa, Trưởng phòng GD&ĐT quận 3, cho biết sau đại dịch COVID-19, có nhiều trẻ em khó khăn, rơi vào cảnh mồ côi cha mẹ. Các em bị rơi vào sang chấn tâm lý nhưng hiện nay ở các trường chưa có biên chế nhân viên tâm lý học đường. Điều này khiến các trường gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận, phát hiện và hỗ trợ cho các em.
Ông Khoa kiến nghị TP cần tính toán cấp biên chế, đào tạo giáo viên tâm lý chuyên nghiệp để có nguồn lực, hỗ trợ kịp thời cho HS trong quá trình theo học.
Học sinh Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, quận 12 trong một hoạt động ngoại khóa ở trường. Ảnh: PHẠM ANH
Lãnh đạo một trường THCS tại TP Thủ Đức cũng bày tỏ cần thiết phải có giáo viên tâm lý chuyên trách ở trường học cấp tiểu học và THCS. Trong đó cấp THCS là cấp thiết nhất vì đây là lứa tuổi các em bước vào giai đoạn dậy thì, phát triển tâm sinh lý, xa rời dần vòng tay cha mẹ.
Thực tế đã có nhiều vụ bạo lực học đường hay tự tử, tự hành hạ bản thân… chủ yếu rơi vào lứa tuổi 14-15. Việc học ở giai đoạn này cũng bắt đầu áp lực vì những kỳ thi cuối cấp, trong khi cha mẹ bận rộn với công việc và đặt những kỳ vọng lên con cái khiến các em bị áp lực, ít được vui chơi, sinh hoạt ngoại khóa.
Theo vị này, qua thời gian dịch bệnh phải học online, nhiều HS có tâm lý bị ảnh hưởng, học thiếu tập trung và sống nội tâm hơn.
Video đang HOT
Vì vậy, việc sớm phát hiện biến đổi tâm lý ở các em là cần thiết nên rất cần bổ sung chuyên viên tâm lý. Chuyên viên này sẽ có chuyên môn để nhận biết cũng như tiếp cận chứ trông chờ giáo viên chủ nhiệm là rất khó vì khối lượng công việc nhiều và thiếu nghiệp vụ tiếp cận. Thế nhưng TP hiện nay không có biên chế này, trường nào muốn có cũng tuyển dụng rất khó vì nguồn tuyển ít, chế độ lương và đãi ngộ hạn chế.
“Tôi nghĩ cần có chính sách phù hợp và đặt hàng nguồn đào tạo lực lượng này. Nếu sức khỏe tâm thần của HS không được hỗ trợ kịp thời sẽ ảnh hưởng nhiều vấn đề khác” – vị này chia sẻ.
Cần người có chuyên môn
ThS tâm lý Lê Minh Huân phân tích: Giáo viên chuyên trách tâm lý ở trường học đóng vai trò quan trọng, họ vừa là nhà tư vấn tâm lý vừa là nhà giáo dục, có kỹ năng tiếp cận HS, giải quyết vấn đề tốt.
Họ còn có thể là trợ thủ đắc lực cho ban giám hiệu nhà trường lên kế hoạch dã ngoại giúp cho HS tiếp cận, trải nghiệm giáo dục thông qua thực tế; hỗ trợ cho phụ huynh giải quyết những mâu thuẫn có liên quan đến nhà trường…
“Vai trò của giáo viên chuyên trách tâm lý gắn bó mật thiết với ba lực lượng là gia đình, nhà trường và xã hội. Trong đó, HS là trung tâm” – ThS Huân ý kiến.
ThS Huân nêu: Thực tế Bộ GD&ĐT đã ra Thông tư 31/2017 về việc hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý trong trường phổ thông.
Theo thông tư thì người làm tư vấn tâm lý học đường trong trường tốt nhất vẫn là người có chuyên ngành tâm lý, tư vấn học đường.
Trường hợp nhà trường không đủ lực lượng chuyên trách thì có thể tổ chức cho các giáo viên được lựa chọn tham gia lớp bồi dưỡng. Những giáo viên được lựa chọn sẽ được bồi dưỡng, đào tạo thông qua một khóa học tại trường đại học. Sau khi được đào tạo, giáo viên sẽ làm việc một cách bài bản hơn.
“Trên thực tế, có một số trường không có giáo viên chuyên trách tư vấn tâm lý mà chỉ là một giáo viên bộ môn kiêm nhiệm. Dù nhà trường có sự quan tâm, giáo viên bộ môn có lòng nhiệt tình nhưng người làm tư vấn học đường mà không có chuyên môn thì có thể để lại hậu quả không tốt cho người được tư vấn tâm lý” – ThS Huân ý kiến.
Phụ huynh cần sự hỗ trợ từ giáo viên tham vấn tâm lý
Từ bài viết “Gấp rút có giáo viên chuyên trách tham vấn tâm lý học đường”, nhiều bạn đọc đã quan tâm bình luận:
- “Con tôi đang là học sinh cấp II. Ở nhà cháu vẫn sinh hoạt bình thường nhưng kết quả học tập lại sa sút, chỉ nói rằng không thích học nữa. Tôi hỏi thăm cô chủ nhiệm cũng không tìm ra được nguyên nhân. Nếu như có giáo viên tâm lý trong trường học tốt biết mấy” – bạn đọc Thanh Hà.
- “Đọc mấy vụ HS bị trầm cảm rồi tự tử trong thời gian gần đây, tôi thấy lo quá. Thời của tôi không bị ảnh hưởng bởi mạng xã hội nên cách suy nghĩ về cuộc sống cũng rất đơn giản. Giờ suy nghĩ bọn trẻ không thể đoán được nên bên cạnh gia đình thì cần sự quan tâm của giáo viên tâm lý, vì thời gian các con ở trường hết hai buổi/ngày rồi” – bạn đọc Trần Khoa.
Tư vấn tâm lý học đường: Thử thách thực sự với người trong cuộc
Tư vấn tâm lý học đường mang lại nhiều giá trị to lớn về mặt tinh thần, giúp học trò biết cách cân bằng cảm xúc, bảo đảm sức khỏe tâm thần.
Mỗi học sinh đều cần có nơi tư vấn để giải tỏa.
Tham vấn tâm lý học đường đang được chú trọng hơn để phòng tránh nguy cơ và các vấn đề tâm lý vốn ngày càng gia tăng ở học sinh.
Hành động và thiết thực
Bên cạnh các lý thuyết mà sách vở đem lại, đây là những gì tôi rút ra trong chặng đường 5 năm qua, khi đồng hành với các chuyên gia tâm lý giáo dục và những ngôi trường mà tôi được tiếp cận và chia sẻ.
Đầu tiên là thử thách nhận thức: Mong ngóng ra đời của chính sách nhưng có rồi thì hành động sẽ ra sao!? Thông tư 31/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ra đời đã tháo gỡ cơ bản về chính sách, khá nhiều trường học, địa phương đã vận dụng tốt, nên chỉ trong 3 năm, đã có nhiều trường có vị trí/chức danh: Tư vấn tâm lý học đường. Nhưng số nhiều đó là rất ít so với yêu cầu thực tiễn. Có chăng sự lúng túng, chậm trễ triển khai vì còn ngại thay đổi mô hình, ngại học tập, thích nghi... của chính đội ngũ quản lí và giáo viên, phụ huynh...
Một số nhà trường đang cử người đi học "chuyên môn tâm lý học đường" theo lối "lấp khoảng trống", đó là những ai trong trường học đang "ít việc", hoặc kiêm nhiệm "y tế, thư viện"... Trong trường hợp này, chúng ta chưa nhận thức được "tư vấn tâm lý học đường" là một chuyên môn không dễ, đòi hỏi chuyên nghiệp và đặc biệt là kỹ năng tham vấn, phối hợp các lực lượng giáo dục.
Thứ hai, đó là thử thách về hành động đúng. Điều này là có thật, khi rất nhiều trường học có hành động triển khai chưa phù hợp. Chẳng hạn, nhầm giữa dạy kĩ năng mềm cho người học với tư vấn cho học sinh. Hai điều này không thể là một. Mặc dù, có giả thuyết cho rằng khi kĩ năng mềm tốt thì có thể giảm những sang trấn tâm lý! Thế nên, nghiệp vụ của tư vấn tâm lý cần được coi trọng, để người thực thi có chuyên môn, chuyên nghiệp. Ít nhất là sự chủ động trong tổ chức hành động trong trường học chứ không chờ đợi "có ca thì sẽ làm" dẫn đến nhiều phòng tâm lý học đường dựng lên cho có và thường xuyên "cửa đóng, then cài", trong khi người học đang bế tắc, đang cần được hỗ trợ.
Thứ ba, là thử thách thích nghi với biến động xã hội, cần công cụ mới, chủ động và hòa vào mộ#t hệ sinh thái vì người học. Lúc này đây, vì cả người dạy nữa, vì dịch bệnh, giãn cách xã hội, khoảng cách tiếp cận giáo dục giữa các học sinh, giữa sự hội nhập và thiếu an toàn trên nhiều mặt trận/ bối cảnh sống, bối cảnh xã hội... Điều này đã được thể hiện rõ trong bối cảnh tác động của dịch Covid-19; của mạng xã hội... đến các trường học.
Tôi vẫn tin tưởng, nhận ra tư vấn tâm lý như là "công cụ" để xây dựng trường học an toàn, hạnh phúc là yêu cầu cấp thiết đối với mỗi trường học, để từ đó chúng ta có hành động ráo riết hơn, hiệu quả hơn.
Tư vấn tâm lý cho học sinh phải sát với nhu cầu thực tiễn của các em. Ảnh minh họa
Với học sinh yếu thế
Thời điểm này, khi Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức các hội thảo tham vấn, và nhiều nhà nghiên cứu lên tiếng, thì chúng ta càng nhận ra rõ ràng "bản chất" của bất bình đẳng, scandal, bạo lực và của nhiều vấn đề khác nữa của học sinh... bắt đầu từ nhận thức, từ hành động của người lớn. Chúng ta cứ nghĩ rằng: Học sinh yếu thế có số lượng ít, ít hơn những học sinh bình thường. Những tôi không cho là thế!
Học sinh yếu thế - tôi muốn nói đến trong lúc này, không chỉ có những em có hoàn cảnh khó khăn, những em gặp những vấn đề về trí tuệ, thể chất... khiến các em thiệt thòi trong khi hòa nhập vào môi trường học tập. Tôi muốn nói đến tất cả những học trò đang không có cơ hội để trở thành trung tâm của quá trình giáo dục.
Có một sự thật rằng, trong các tiết học, cả trực tiếp lẫn lớp học trực tuyến, hơn 70% lời nói vẫn từ giáo viên, học sinh vẫn chủ yếu trả lời câu hỏi. Có quá ít học sinh được nêu vấn đề, càng ít hơn những học sinh được bày tỏ chính kiến, được học theo cách mà các em thể hiện được bản thân, được phát triển năng lực của mình.
Có một sự thật nữa, đó là kĩ năng lắng nghe của người lớn xung quanh các em còn thấp, đến nỗi, nó khiến cho các em không được rèn luyện, thực hành để biết lắng nghe, biết tự chủ, biết độc lập. Thế nên, khi lớn lên, các em bị động trở thành người "yếu thế" trong tương lai.
Có nhiều điều nữa, chẳng hạn khi đầu tư tiền, cơ sở vật chất, chương trình, nội dung... cho các em, nhưng ý kiến của các em, sự phù hợp với các em vẫn bị xem nhẹ.
Yếu thế bắt đầu từ khi nào? Từ khi chúng ta nghĩ rằng "con trẻ vẫn là trẻ con, biết gì mà nói!", rồi chúng ta áp đặt.
Khi chúng ta chưa "lấy học sinh làm trung tâm" cho các hành động, cho xây dựng chính sách, đầu tư... Khi chúng ta áp đặt nhận thức hạn chế của chúng ta, cách làm cũ kĩ của chúng ta thì phải chăng chúng ta đang làm cho học sinh yếu thế.
Dâng tặng hoa hồng cho những người lớn biết gạt đi những gì cản trở, để chú tâm vào từng đứa trẻ, để chúng lớn lên tự chủ, tự lập, để tự quyết định mình sẽ không phải là người có thế yếu trong cuộc đời...
F0 tràn ngập trường học: Cô giáo bật khóc vì lớp chỉ có 3 học sinh "Tôi không nghĩ lại có ngày, một giáo viên chỉ đứng lớp với 3 em, trong khi sĩ số lớp khi đông đủ lên tới con số 45-46, đa phần giáo viên chúng tôi đều buồn và rệu rã". Đó là chia sẻ của cô giáo T.D. trường THCS trên địa bàn quận Lê Chân, Hải Phòng với PV Dân trí. Học sinh...