Phải quan tâm đến đặc thù cấp học
Ở tiểu học, giáo viên dạy theo lớp, nên một giáo viên sử dụng cả bộ SGK của một lớp, do được phân công dạy.
Ông Đặng Tự Ân, Giám đốc Quỹ Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông Việt Nam (VIGEF), nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GDĐT), cho rằng: Lựa chọn sách giáo khoa (SGK) là công đoạn quan trọng trong lộ trình triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới từ năm học 2020-2021. Cần xác định đặc thù của từng cấp học để đưa ra quyết định lựa chọn SGK phù hợp.
Ông Đặng Tự Ân.
Theo đó, việc lựa chọn SGK ở tiểu học sẽ khác lựa chọn SGK ở THCS và THPT. Nhấn mạnh điều này, Giám đốc Quỹ VIGEF làm rõ: Ở tiểu học, giáo viên dạy theo lớp, nên một giáo viên sử dụng cả bộ SGK của một lớp, do được phân công dạy.
Ngược lại, ở THCS và THPT, giáo viên phân công dạy theo môn, nên một giáo viên chủ yếu sử dụng nhiều SGK của cùng một môn và nhiều lớp khác nhau. Giáo viên các cấp học có hình thức tác nghiệp khác nhau nên khác nhau về cách lựa chọn công cụ tác nghiệp, ở đây chính là SGK.
Theo Luật Giáo dục 2019, UBND tỉnh, thành phố quyết định lựa chọn SGK. Tuy nhiên, ông Đặng Tự Ân cho rằng, nên hiểu cấp có thẩm quyền ra quyết định là UBND tỉnh, thành phố; còn trong quá trình lựa chọn SGK để trình UBND quyết định, phải dựa trên cơ sở các trường, giáo viên được trực tiếp thực hiện các khâu trong quá trình lựa chọn. Nghĩa là chỉ thay đổi cấp ra quyết định còn quy trình và cách làm là giống nhau.
Video đang HOT
Từ quan điểm trên, ông Đặng Tự Ân cho rằng, phạm vi điều chỉnh của Thông tư cần ghi rõ là hướng dẫn việc lựa chọn SGK lớp 1 bậc tiểu học. Về nguyên tắc lựa chọn SGK (Điều 2), nên quy định lựa chọn một SGK chủ đạo (chính). Các bộ SGK trong danh mục Bộ GDĐT duyệt cho lưu hành là bình đẳng và giáo viên vẫn cần các SGK khác để hiểu biết đầy đủ cách tiếp cận của từng SGK, qua đó xây dựng kế hoạch lên lớp có chất lượng hơn, sát đối tượng.
Mặt khác, sẽ hạn chế giáo viên chỉ quan tâm tới SGK được chọn mà bỏ qua các SGK khác. “Quy định mỗi trường (trong thư viện) có đầy đủ các bộ SGK đã được Bộ GDĐT phê duyệt. Điều này giúp giáo viên có điều kiện nghiên cứu tìm hiểu các cách tiếp cận bài học từ nhiều SGK khác nhau”, ông Đặng Tự Ân nhấn mạnh.
Liên quan đến vấn đề biên soạn các bộ SGK mới tiếp theo đây, ông Ân phân tích: Hãy nhìn nhận một cách nghiêm túc về bộ SGK lớp 1 và tổ chức cho các cấp giáo dục đánh giá qua một học kỳ thay SGK mới. SGK mới, quả thực quá “lùm xùm”, nhiều chê bai thời gian qua. Người ta nói “Thất bại nhiều lần là lý do của thành công”.
Bộ GDĐT mới đây công bố 72 đầu sách của lớp 2 và lớp 6. Đây là cơ hội tốt để các địa phương sớm tiếp cận và tham giai góp ý, giúp Bộ sớm có quyết định ban hành bộ SGK chính thức, trước 5 tháng so với ngày khai giảng năm học mới 2021-2022. Ngoài Hội đồng Thẩm định của nhà nước, Bộ GDĐT còn tiến hành mời các chuyên gia giáo dục, chuyên gia đầu ngành ở nhiều lĩnh vực để đọc thẩm định, phản biện độc lập SGK.
Đặc biệt, Bộ trưởng Bộ GDĐT có nhắc lại: “Không buông lỏng, mà hãy giám sát chặt chẽ hơn quá trình làm SGK trong cơ chế thị trường” là những tín hiệu rất đáng mừng, chờ đợi cho sự ra đời những bộ sách có chất lượng tiếp theo.
SGK lớp 3,7 “tựa tựa” như SGK lớp 2, 6, vì cùng thuộc giai đoạn giáo dục cơ bản. Tuy nhiên SGK lớp 10 lại khác cơ bản. Đây là bộ SGK đầu tiên của giai đoạn giáo dục nghề ở phổ thông. Mong muốn của những người tâm huyết với giáo dục nước nhà, sớm có bản thảo thô SGK lớp 3,7,10 để có thể dạy thực nghiệm 8 tháng, chí ít nhất là được một học kỳ của năm học 2021-2022.
Chương trình SGK lớp 2 và lớp 6 mới: Nhà trường chủ động nhập cuộc
Với mục tiêu tạo chuyển biến căn bản, toàn diện theo hướng phát triển cả phẩm chất và năng lực HS, nhiều trường học tại Hải Phòng đã dành mọi điều kiện tốt nhất để thực hiện Chương trình GDPT mới.
Cô Lương Thị Lâm An - GV Trường THCS Trần Phú trong tiết dạy Toán bằng tiếng Anh.
Đội ngũ vững vàng
Với tinh thần chủ động, ngành GD-ĐT quận Kiến An tổ chức rà soát, xác định nhu cầu cán bộ quản lý, GV, nhân viên ở từng cấp học. Trên cơ sở đó, ngành GD xây dựng kế hoạch sử dụng đội ngũ hiệu quả, đồng thời tham mưu các cấp ngành tuyển dụng, bổ sung.
Phòng GD&ĐT quận Kiến An đã chọn cử cán bộ quản lý, GV cốt cán làm nòng cốt trong công tác bồi dưỡng GV và thực hiện chương trình mới. Theo kế hoạch, quận Kiến An triển khai tập huấn, bồi dưỡng đại trà tại các nhà trường theo hình thức tập trung, kết hợp trực tuyến, bảo đảm 100% GV dạy lớp 2 và lớp 6 hoàn thành chương trình bồi dưỡng trước tháng 7.
Cô Vũ Thị Mai Khanh - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trần Quốc Toản, phường Tràng Minh, quận Kiến An cho hay: Thực hiện Chương trình, SGK lớp 2, nhà trường có nhiều thuận lợi về mặt đội ngũ. 100% GV của trường đạt trình độ đại học, có chuyên môn, nghiệp vụ và kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm. Khi HS nghỉ học phòng dịch, GV được nghiên cứu kỹ về chương trình. Khi có bản mềm SGK bộ Cánh diều, các cô có thời gian chủ động nghiên cứu, đưa ra đánh giá về sách.
Điểm thuận lợi với đội ngũ GV Trường Tiểu học Trần Quốc Toản là nhà trường được chọn là đơn vị nghiên cứu, đóng góp ý kiến môn Đạo đức lớp 2 của bộ sách Cánh diều và bộ Kết nối tri thức với cuộc sống.
"Qua quá trình triển khai SGK lớp 1, nhà trường đã có kinh nghiệm. Ngoài ra, với đội ngũ chuẩn trình độ chuyên môn, giàu kinh nghiệm đứng lớp cùng những chỉ đạo, hướng dẫn của ngành là kim chỉ nam để nhà trường thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ được giao", cô Khanh chia sẻ.
Theo thầy Phạm Văn Xình - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lê Hồng Phong, quận Kiến An, đội ngũ dạy chương trình mới được nhà trường "chọn mặt gửi vàng". Bên cạnh lựa chọn đội ngũ, cử cán bộ cốt cán đi học, trường bồi dưỡng đại trà cho GV theo các mô-đun mà Bộ GD&ĐT triển khai. Trường Tiểu học Lê Hồng Phong tăng cường tổ chức các hoạt động, sinh hoạt chuyên môn theo tổ, khối, trường, cụm để các thầy cô được chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm khi giảng dạy chương trình mới.
Trường THCS Đồng Hòa, quận Kiến An.
Rà soát, bổ sung cơ sở vật chất
Phòng GD&ĐT quận Kiến An đã triển khai, hoàn thiện quy hoạch mạng lưới trường, lớp. Các trường rà soát, sắp xếp, sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và đầu tư, mua mới nhiều thiết bị mới. Mỗi lớp có phòng học riêng biệt để học 2 buổi/ngày; bảo đảm đủ phòng học bộ môn như Tin học, Công nghệ... Bên cạnh đó, phòng GD&ĐT yêu cầu các trường rà soát, nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất, thiết bị công nghệ thông tin tại phòng học tin, thư viện nhằm phục vụ tốt nhất việc đào tạo, bồi dưỡng GV qua mạng Internet của Bộ GD&ĐT.
Qua rà soát, phòng GD&ĐT quận Kiến An bổ sung 18 phòng học, 2 phòng âm nhạc, 1 phòng tin, 2 phòng đa năng. Theo lộ trình đến tháng 12, các điều kiện cơ sở vật chất được hoàn thiện, bổ sung.
Thầy Đỗ Đức Thiện - Hiệu trưởng Trường THCS Đồng Hòa, quận Kiến An cho hay, đón chương trình mới, nhà trường được nâng cấp, sửa chữa 18/19 phòng học. Để đáp ứng đầy đủ điều kiện dạy và học nhà trường cần thêm 5 phòng học và đã làm tờ trình gửi lãnh đạo cấp trên.
Còn theo cô Nguyễn Thị Tuyết Lan - Hiệu trưởng Trường THCS Trần Phú, quận Kiến An, nhà trường nằm trên địa bàn dân cư đông, số lớp nhiều trong khi phòng học có giới hạn. Theo đánh giá thực tế, nhà trường chưa đủ điều kiện đáp ứng mỗi lớp 1 phòng. Tuy nhiên, bên cạnh việc đề xuất, kiến nghị cấp trên để nâng cấp, bổ sung phòng học, nhà trường lên kế hoạch dồn lực cho lớp 6 một cách tốt nhất.
Giáo viên tham gia đề xuất lựa chọn sách giáo khoa như thế nào? Tất cả giáo viên tham gia đề xuất lựa chọn sách giáo khoa bằng hình thức bỏ phiếu kín là một trong những yêu cầu các trường THCS thực hiện. Phụ huynh tìm sách giáo khoa tại nhà sách - B.THANH Các trường THCS tổ chức lựa chọn sách lớp 6 Ngày 3.3, Sở GD-ĐT TP.HCM hướng dẫn các trường THCS một số...