“Phải nói Không với dạy thêm mang tính cưỡng bức”
Đó là một trong những yêu cầu của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân trong buổi làm việc với Bộ GD-ĐT sáng 16/2 về kết quả học kỳ I năm học 2010-2011 và kế hoạch công tác năm 2011.
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân trong buổi làm việc với Bộ GD-ĐT sáng 16/2.
Chậm nhất tháng 8/2011, các trường phải công bố chuẩn đầu ra
Tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đánh giá cao những kết quả mà ngành giáo dục đạt được trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng đã yêu cầu ngành giáo dục phải có những hành động cụ thể và quyết liệt hơn nữa với một số vấn đề trọng tâm như: Triển khai chính sách học phí mới đổi mới quản lý giáo dục ĐH chương trình phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi đề án đổi mới giảng dạy ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân đề án kiên cố hóa trường lớp học, nhà công vụ bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục vấn đề phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục dự kiến xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới vấn đề dạy thêm, học thêm, thu tiền thêm trong nhà trường…
Đối với Đề án trường chuyên, Phó Thủ tướng giao Bộ GD-ĐT khẩn trương triển khai thực hiện Đề án trường chuyên trên phạm vi toàn quốc, mục tiêu cao nhất của Đề án đó là phải hoàn thành xong trước năm 2020 để thu hút các học sinh giỏi tại các địa phương.
Video đang HOT
Về giáo dục đại học, Phó Thủ tướng cũng yêu cầu, chậm nhất tháng 8/2011, các trường phải công bố chuẩn đầu ra bao gồm kiến thức, kỹ năng, vị trí công việc mà sinh viên có thể thực hiện sau khi tốt nghiệp đại học, cao đẳng và phê duyệt chiến lược phát triển của từng nhà trường.
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, cả nước hiện nay có 149 trường đại học. Số sinh viên đại học: 1.358.861 (tăng 116.083 sinh viên). Số giảng viên: 45.961 (tăng 4.954 giảng viên) Hệ cao đẳng có 227 trường. Tổng số sinh viên: 576.878 (tăng 100.157 sinh viên). Tổng số giảng viên: 24.597 (tăng 4.414 giảng viên) Hệ TCCN có 282, học sinh 685.163 (tăng 59.393 học sinh), giảng viên 17.488 (tăng 1.274 giảng viên).
Đến nay có 215 trường ĐH, CĐ xây dựng và công bố chuẩn đầu ra của ngành đào tạo (tỷ lệ 52,82%) 246 trường (tỷ lệ 60,45%) công bố cam kết chất lượng đào tạo có 303 trường (đạt tỷ lệ 74,5%) tổ chức xây dựng, rà soát, bổ sung các chỉ số trong chiến lược phát triển nhà trương giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020.
Chấn chỉnh tình trạng ép học sinh học thêm dưới danh nghĩa tự nguyện
Về công tác thi cử, Phó Thủ tướng đề nghị ngành GD-ĐT tiếp tục tăng cường, duy trì và giữ vững kỷ cương, nề nếp trong thi cử, đề cao việc học thật, thi thật, chất lượng thật, chấn chỉnh tình trạng ép buộc học sinh học thêm dưới danh nghĩa tự nguyện ở một vài nơi vẫn chưa được khắc phục.
Đối với vấn đề dạy thêm, học thêm, thu tiền thêm, Phó Thủ tướng đặc biệt lưu ý trên quan điểm, chủ trương không cấm nhưng phải dựa trên việc đáp ứng nhu cầu người học, đồng thời khẳng định, đã đến lúc phải nói không với dạy thêm mang tính cưỡng bức.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển phát biểu: “Ngành giáo dục sẽ tích cực làm nhưng chưa dám chắc thời gian chấm dứt được tình trạng này”.
Đối với việc thu thêm, Thứ trưởng Hiển cho hay, ngành giáo dục vẫn phải làm vì đó không chỉ là nhu cầu của nhà trường mà còn là nhu cầu của cả người dân, có điều việc thu phải trên nguyên tắc tự nguyện. Bên cạnh đó, hình thức tổ chức các kỳ thi cơ bản vẫn ổn định như trước.
Tại buổi gặp mặt, lãnh đạo Bộ GD-ĐT đã đề nghị Chính phủ cần có chính sách đầu tư để tăng nhanh số lượng trường, quy mô học sinh học nghề và TCCN nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tăng nguồn đầu tư ngân sách nhà nước và huy động có hiệu quả các nguồn lực xã hội cho giáo dục và đào tạo, đồng thời tăng cường vai trò, vị trí, trách nhiệm của địa phương với giáo dục. Tiếp tục tích cực chỉ đạo để các Bộ, Ngành hữu quan phối hợp với Bộ GD-ĐT trong việc banh hành các văn bản quy phạm pháp luật.
Tính đến hết học kỳ 1 (năm học 2010-2011), tổng số trường phổ thông cả nước là 28.559 (tăng 121 trường), tổng số lớp 504.231 (tăng 19.524 lớp), tổng số học sinh 14.856.933 (giảm 143.519 em, chủ yếu giảm ở cấp THCS). Tổng số giáo viên trực tiếp dạy 820.843 (tăng 15.331).
Hồng Hạnh
Theo Dân Trí
Khó ngăn học sinh bỏ học dịp Tết
Theo thống kê hằng năm, tỉ lệ học sinh bỏ học vào khoảng thời gian sơ kết học kỳ 1 cùng với dịp nghỉ Tết Nguyên đán thường chiếm khoảng 30% tổng số học sinh bỏ học của cả năm.
Số liệu công bố tại hội nghị giao ban lần thứ nhất năm học 2010 - 2011 các sở GD-ĐT thuộc ĐBSCL, ngày 11-12-2010, cho biết năm học 2010 - 2011, tỉ lệ học sinh (HS) bỏ học ở các tỉnh ĐBSCL là 0,34% ở bậc tiểu học; 2,28% ở bậc THCS; 3,53% ở bậc THPT. Năm tỉnh có tỉ lệ HS bỏ học cao nhất là Long An, An Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng và Bạc Liêu.
Sẽ còn tăng?
Chỉ trong vòng mấy tháng của năm học 2010 - 2011 (từ tháng 9 đến tháng 11), tỉ lệ HS bỏ học đã cao như vậy thì con số này chắc chắn sẽ còn cao hơn vào dịp sơ kết học kỳ 1 cùng với dịp nghỉ Tết Nguyên đán Tân Mão.
Sở dĩ có nhận định như vậy vì theo thống kê hằng năm, tỉ lệ HS bỏ học vào khoảng thời gian sơ kết học kỳ 1 cùng với dịp nghỉ Tết Nguyên đán thường chiếm khoảng 30% tổng số HS bỏ học trong cả năm học.
Chẳng hạn, hết học kỳ 1 năm học 2009 - 2010, tỉnh Vĩnh Long đã có hàng loạt trường có tỉ lệ HS bỏ học cao, như Trường cấp 2, 3 Trưng Vương: 14,6%; Trường THPT Tam Bình: 8,37%, Trường THPT Vĩnh Long: 6,7%; Trường THPT Vũng Liêm: 6,5%.
Giữ được sĩ số lớp học đông đủ như thế này là chuyện không dễ dàng ở nhiều trường, nhất là sau dịp Tết Nguyên đán.
Ở tỉnh Thanh Hóa, các huyện Thường Xuân, Mường Lát, Quan Hóa, hết học kỳ 1 năm 2009 - 2010 có hàng trăm HS bỏ học và tiếp tục gia tăng sau Tết Nguyên đán.
Một số doanh nghiệp ngoài tỉnh, chủ yếu là ở các tỉnh phía Nam, đã đưa ô tô về tận bản làng để huy động lao động trẻ. Được dịp, những HS học lực yếu kém, kinh tế gia đình còn khó khăn đã bỏ học rủ nhau đi làm.
Cuối học kỳ 1 năm học 2010 - 2011 này, thiên tai nặng nề, lũ chồng lên lũ đối với các tỉnh miền Trung khiến nhiều gia đình lâm vào cảnh nghèo đói. Nguy cơ HS bỏ học ở khu vực này sẽ tăng lên là điều khó tránh khỏi.
Dân số tăng, học sinh giảm? Theo các chuyên gia về giáo dục, việc mấy năm qua Bộ GD-ĐT luôn lấy số liệu học kỳ 1 của các năm học để so sánh và công bố tỉ lệ HS bỏ học giảm là không phản ánh đúng thực trạng vì số HS bỏ học trong học kỳ 1 hằng năm là rất nhỏ nhưng sau Tết Nguyên đán và kỳ nghỉ hè thì tỉ lệ này luôn tăng cao và đó mới là tỉ lệ HS bỏ học chính thức trong một năm học. Một nghịch lý thấy rất rõ là trong khi dân số nước ta những năm qua tăng bình quân 1 triệu người/năm thì số liệu thống kê chính thức của Bộ GD-ĐT lại cho thấy số lượng HS ở bậc THCS giảm liên tục. Năm học 2004 - 2005: 6.792.000 HS; năm học 2005 - 2006: 6.445.000 HS; năm học 2006 - 2007: 6.218.457 HS; năm học 2007 - 2008: 5.858.484 HS; năm học 2008 - 2009: 5.515.123 HS; năm học 2009 - 2010: khoảng 5,3 triệu HS. Chỉ trong 5 năm qua, số lượng HS ở bậc THCS đã giảm đi khoảng 1,5 triệu?
Chủ động ngăn chặn
Ông Liêu Thành Công, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Vĩnh Long, cho biết các khối lớp 9, 10, 11 có tỉ lệ HS bỏ học cao hơn các khối khác. Có thể có những nguyên nhân mới dẫn đến tình trạng HS bỏ học, như hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn nhưng một số HS THPT lại có nhu cầu khá lớn về vật chất tiêu dùng cá nhân; phần còn do tác động từ người thân, bạn bè rủ rê đi làm ở các KCN dễ có tiền may quần áo mới, sắm điện thoại di động, xe máy nên các em bỏ học đi làm. Mặt khác, sau Tết, nhiều xí nghiệp thiếu lao động phổ thông nên tuyển cả lao động là HS chưa qua THPT, chưa được đào tạo nghề.
Để ngăn chặn tình trạng HS bỏ học trong dịp Tết Nguyên đán, kinh nghiệm cho thấy các trường và các cấp quản lý giáo dục phải căn cứ vào đặc điểm hoàn cảnh của từng địa phương, từng trường để chủ động đề ra giải pháp cụ thể, sát hợp.
Mỗi giáo viên phải nhận thức được sâu sắc trách nhiệm của mình. Quan tâm hơn đến tuyên truyền và tìm biện pháp giúp đỡ khi kết quả học tập của HS còn yếu (chẳng hạn cho HS có điểm dưới trung bình ở học kỳ 1 được nợ điểm, treo điểm để có cơ hội phấn đấu tiếp trong học kỳ 2 và đến cuối năm có thể hoàn thành được yêu cầu).
Giáo viên chủ nhiệm phải nắm bắt và báo cáo kịp thời diễn biến hoàn cảnh của HS để nhà trường, địa phương giúp các em có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế (như trợ giúp học phí, tiền mua sách giáo khoa và các khoản đóng góp khác hoặc trợ cấp thiếu ăn cho các em HS nhà nghèo có nguy cơ bỏ học...).
Các cấp chính quyền cần có những chỉ đạo sát sao và cụ thể đối với việc ngăn chặn HS bỏ học, thu hút HS bỏ học vào học nghề hoặc được tiếp tục học tập ở các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng, tránh tình trạng để HS bỏ học chơi bời lêu lổng, sa ngã vào tệ nạn xã hội.
(Theo Người lao động)
Tin thêm vụ tự sinh ném con ra mương nước CQĐT đánh giá, đây là vụ giết con mới đẻ do Bùi Thị Lan thực hiện với lỗi cố ý gián tiếp do bị ảnh hưởng tư tưởng lạc hậu và trong hoàn cảnh đơn chiếc, sợ dư luận và bế tắc. Ngày 9/12, Công an quận 9 (TP HCM) cho biết không khởi tố vụ án hình sự đối với Bùi Thị...