Phải đáp ứng những yêu cầu gì?
Nhiều trường ĐH – hầu hết là các trường top đã xây dựng kế hoạch dự kiến tuyển sinh năm 2021, trong đó có việc sử dụng phương thức tổ chức thi đánh giá năng lực (ĐGNL). Vậy kỳ thi này năm nay có những điểm gì thay đổi?
Có thể có nhiều đợt thi
TS Nguyễn Quốc Chính- GĐ Trung tâm Khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo – ĐH Quốc gia TP HCM cho biết, trường đã có cuộc họp cho phương án dự kiến năm 2021. Theo đó, kỳ thi ĐGNL sẽ tiếp tục được ĐH Quốc gia TP HCM tổ chức 2 đợt vào năm 2021. Cụ thể, đợt 1 dự kiến vào ngày 28-3 và đợt 2 khoảng sau từ 7 – 10 ngày diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT, dự kiến vào ngày 4-7.
TS Nguyễn Quốc Chính chia sẻ thêm: Việc tổ chức kỳ thi trên tinh thần giữ ổn định như các năm trước, kể cả cách thức tổ chức thi, hình thức làm bài và cấu trúc đề thi. Những điều chỉnh nhỏ hướng đến việc tạo điều kiện thuận lợi hơn cho thí sinh khi tham dự kỳ thi này.
Cụ thể, sự thay đổi kỹ thuật nếu có là việc có thể mở rộng thêm địa điểm thi ở khu vực Tây Nguyên và thêm một cụm thi khác ở miền Trung để thí sinh dễ dàng hơn trong việc di chuyển.
Thông tin mới nhất từ ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết, năm 2021 ĐH Quốc gia Hà Nội tiếp tục ổn định và sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển và xét tuyển theo phương thức khác. Trong đó có kỳ thi ĐGNL học sinh THPT.
Năm 2021 dự kiến kỳ thi ĐGNL được tổ chức thi tại Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội với quy mô khoảng 10.000 thí sinh, thi 4-5 đợt, từ tháng 5 đến tháng 10, mỗi đợt khoảng 1.000-2.000 thí sinh. TS Nguyễn Kim Sơn, GĐ ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết, năm 2021 về cơ bản trường vẫn giữ vững tổng quy mô đào tạo và chỉ tiêu tuyển sinh và phương thức tuyển sinh.
Năm 2020, ĐH Bách Khoa Hà Nội cũng tổ chức một kỳ thi ĐGNL làm một phương thức tuyển sinh song song với các phương thức khác, nhiều khả năng trong năm tới, kỳ thi này vẫn được duy trì.
Video đang HOT
Ngay từ bây giờ, nhiều trường ĐH đã dự kiến sẽ thi ĐGNL để tuyển sinh năm 2021. Ảnh: Khánh Huy
Tuyển sinh riêng phải đảm bảo gọn nhẹ, đáp ứng yêu cầu
Bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ GDĐH – Bộ GD&ĐT cho biết, đến thời điểm này, tuyển sinh của các trường ĐH trên cả nước đã đạt được gần 90%, cao hơn các năm học trước. Tuy nhiên, nhóm ngành đào tạo sư phạm mới đạt 50% chỉ tiêu. Kết quả thi THPT được hầu hết các cơ sở đào tạo sử dụng để tuyển sinh. Dù vậy, các trường cũng cần xem xét việc cân đối chỉ tiêu giữa các phương thức xét tuyển.
Đối với các trường dự định thi, tuyển sinh riêng năm 2021, bà Nguyễn Thị Thu Thủy cho rằng: Các trường tăng cường vai trò tự chủ và với những trường cần yêu cầu năng lực chuyên biệt của thí sinh, Bộ GD&ĐT cũng khuyến cáo kết hợp thành các nhóm để tổ chức thành các bài thi ĐGNL gọn nhẹ dùng chung cho nhiều trường.
Các trường ĐH cần tăng cường áp dụng công nghệ thông tin trong kỳ thi riêng để tuyển sinh. Kỳ thi này nên tổ chức gọn nhẹ, 1-2 môn, hoặc thi năng khiếu, hoặc kết hợp với kết quả thi tốt nghiệp THPT.
Theo Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2020, các cơ sở giáo dục ĐH muốn tổ chức thi hay kiểm tra riêng cần phải đáp ứng một số điều kiện như sau: Phải có một bộ phận độc lập chuyên trách thực hiện chức năng tổ chức thi tuyển sinh.
Nhà trường cũng phải đảm bảo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu tổ chức thực hiện tuyển sinh riêng, từ năng lực quản lý tới năng lực chuyên môn, bao gồm các nhân sự lãnh đạo bộ phận chuyên trách đến cán bộ chuyên môn kỹ thuật. Các trường cũng phải có ngân hàng câu hỏi thi, ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa hoặc là tự luận phải đủ lớn để xây dựng đề thi đáp ứng cho mỗi lần thi.
Nhà trường cũng phải ban hành quy chế thi tuyển sinh của trường, gồm quy trình tổ chức và các quy định liên quan, đề án tổ chức thi tuyển sinh để công khai, minh bạch; cơ sở vật chất phải phải đáp ứng cả về số lượng về chất lượng, quy mô và hình thức tổ chức thi.
Với những quy định như trên, các cơ sở đào tạo có kinh nghiệm tổ chức thi ĐGNL hay thi văn hóa, năng khiếu trước đây đã chuẩn bị sẵn sàng cho việc tuyển sinh riêng trong năm nay và hoàn toàn có thể đáp ứng được.
ĐHQG TP HCM có giữ kỳ thi đánh giá năng lực?
Liên tục năm thứ 3 ĐHQG TP HCM tổ chức thi đánh giá năng lực nhưng kết quả tuyển sinh lại không đạt như kế hoạch đề ra khiến những người trong cuộc đặt câu hỏi có cần thiết duy trì kỳ thi này?
Năm 2020, ĐHQG TP HCM tổ chức 2 đợt thi đánh giá năng lực vào các ngày 30-8 và 20-9. Kỳ thi được tổ chức tại nhiều điểm thi nhưng chỉ có 25.000 thí sinh dự thi trong tổng số gần 60.000 thí sinh đăng ký. Số lượng thí sinh dự thi ít được cho là do ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến kỳ thi bị dời ngày tổ chức dẫn đến hiệu quả về tuyển sinh của các trường không cao như kỳ vọng.
Kết quả tuyển sinh thấp
Năm 2020, có 67 trường ĐH, CĐ (bao gồm cả các trường, khoa thuộc ĐHQG TP HCM) sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực để xét tuyển với một tỉ lệ tuyển sinh nhất định. Tuy nhiên, do kết quả tuyển sinh từ phương thức này không đạt chỉ tiêu như đề ra nên nhiều trường đã điều chỉnh tăng chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển từ kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT, đồng thời giảm tỉ lệ chỉ tiêu từ phương thức xét kết quả thi đánh giá năng lực.
Tại Trường ĐH KHXH-NV (ĐHQG TP HCM), phương thức xét tuyển từ kết quả thi đánh giá năng lực theo kế hoạch đề ra là chiếm từ 35%-45% tổng chỉ tiêu. Tuy nhiên, kết quả tuyển sinh không đạt được nên mới đây trường đã điều chỉnh tăng chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển từ kết quả thi tốt nghiệp THPT. Số liệu của trường cho biết tổng chỉ tiêu năm 2020 là 3.339 thì còn tới 2.855 cho phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT. Nghĩa là phương thức xét tuyển từ kết quả thi đánh giá năng lực cùng với 3 phương thức khác mới tuyển được 484.
Tương tự, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQG TP HCM) có kế hoạch dành 40% tổng chỉ tiêu để xét từ kết quả thi đánh giá năng lực nhưng kết quả không đạt, mới đây trường cũng phải tăng chỉ tiêu xét tuyển từ kết quả thi tốt nghiệp THPT từ 40% lên 85%. Ở nhiều trường ĐH khác trong và ngoài ĐHQG TP HCM, kết quả xét tuyển từ kỳ thi đánh giá năng lực đều không đạt chỉ tiêu đề ra.
TS Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo - ĐHQG TP HCM, cho rằng tỉ lệ tuyển sinh từ kết quả thi đánh giá năng lực của các trường ĐH thuộc ĐHQG TP HCM không đạt như kỳ vọng vì lý do khách quan, cụ thể là dịch Covid-19 khiến lịch thi phải thay đổi thường xuyên. Tuy kết quả tuyển sinh của các trường không đạt như kế hoạch đề ra nhưng lại tốt hơn năm 2019, hiệu quả của kỳ thi không chỉ là kết quả tuyển sinh mà còn thể hiện ở nhiều phương diện khác, đặc biệt là cách đánh giá và tính ổn định...
Thí sinh dự kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG TP HCM năm 2020
Sẽ thi nhiều đợt trong năm
Ông Chính cho biết năm 2021 ĐHQG TP HCM vẫn chỉ tổ chức 2 đợt thi nhưng định hướng trong thời gian tiếp theo là tổ chức nhiều hơn 2 đợt/năm trên nguyên tắc thí sinh dự thi phải bảo đảm một lượng lớn kiến thức bậc THPT.
PGS-TS Nguyễn Hội Nghĩa, nguyên Phó Giám đốc ĐHQG TP HCM, cho biết để tổ chức thi đánh giá năng lực, ĐHQG TP HCM đã có sự chuẩn bị lâu dài ở mọi mặt, hiệu quả trong công tác đánh giá được khẳng định là có chất lượng, vì thế không nên bỏ. Hơn nữa, lâu nay các trường tuyển sinh chủ yếu dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT mà việc này không nên duy trì mãi vì tuyển sinh ĐH cần những cách đánh giá riêng, đặc biệt là tuyển sinh vào những ngành đặc thù như sư phạm, sức khỏe...
PGS-TS Hội Nghĩa khẳng định thi đánh giá năng lực để tuyển sinh là xu hướng nên kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG TP HCM sẽ không dừng lại ở 1 hay 2 đợt thi trong năm mà là nhiều đợt/năm, ví dụ như mỗi quý 1 đợt thi. Tổ chức như thế để tạo thuận lợi cho thí sinh bởi cứ dồn vào thời điểm giữa và cuối học kỳ II năm lớp 12 thì thời điểm hiện nay, thí sinh rất áp lực vì phải lo thi kết thúc năm học, thi tốt nghiệp THPT rồi lại tham gia thi đánh giá năng lực...; đồng thời việc tổ chức nhiều đợt thi trong năm cũng thuận lợi cho các trường tuyển sinh quanh năm. Tuy nhiên, trước khi đưa ra quyết định tổ chức nhiều hơn 2 đợt/năm cần có sự đánh giá toàn diện.
Nên bảo lưu kết quả 2 năm
PGS-TS Nguyễn Hội Nghĩa cho biết kết quả kỳ thi hiện nay vẫn chỉ có giá trị trong năm nhưng có thể sắp tới, ĐHQG cần nghiên cứu, đánh giá xem có thể bảo lưu kết quả trong 2 năm hay không. Hiện nay, nhiều học sinh lớp 11 vẫn tham gia thi đánh giá năng lực, tất nhiên là thi thử để cho biết; hay là thí sinh lớp 12 thi nhưng vì lý do nào đó mà chưa dùng kết quả để học ĐH..., nếu được bảo lưu thì sức hút của kỳ thi tốt hơn.
Bị "tố" đề mẫu thi đánh giá năng lực sai sót, ĐH Quốc gia TPHCM nói gì? Mới đây, có ý kiến giảng viên cho rằng đề thi mẫu bài thi đánh giá năng lực 2020 mà ĐH Quốc gia TPHCM công bố có một số sai sót không đáng có. Đại diện đơn vị phụ trách kỳ thi này cũng đã lên tiếng. Thí sinh thi Đánh giá năng lực năm trước. Ông Nguyễn Văn Thuật - giảng viên...