Phải cung cấp mống mắt khi làm thẻ căn cước, liệu có lộ, lọt?
Kể từ 1.7, khi làm thủ tục cấp thẻ căn cước, công dân sẽ bắt buộc phải cung cấp thông tin về mống mắt.
Nhiều người băn khoăn rằng, dữ liệu có bị rò rỉ, lộ, lọt hay không?
Kể từ ngày 1.7 tới đây, luật Căn cước chính thức có hiệu lực, thay thế cho luật Căn cước công dân. Một trong những điểm mới của luật là khi làm thủ tục cấp thẻ căn cước, người dân sẽ phải cung cấp thông tin về mống mắt.
Mẫu thẻ căn cước thay thế cho thẻ căn cước công dân, theo đề xuất của Bộ Công an. Ảnh BCA
Bắt buộc thu nhận mống mắt
Theo quy định tại luật Căn cước, cơ sở dữ liệu căn cước bao gồm thông tin về nhân thân, nhân dạng, sinh trắc học và nghề nghiệp của công dân. Trong đó, thông tin sinh trắc học gồm: ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt, ADN và giọng nói.
Đối với ADN và giọng nói, cơ quan quản lý căn cước chỉ thu nhận khi người dân tự nguyện cung cấp; hoặc được chia sẻ dữ liệu từ cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, cơ quan quản lý người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
Ngược lại, mống mắt là thông tin người dân sẽ phải bắt buộc cung cấp khi làm thủ tục cấp thẻ căn cước, giống như vân tay và ảnh khuôn mặt bấy lâu nay. Việc thu nhận mống mắt được thực hiện bởi cơ quan công an, bằng các thiết bị chuyên dụng.
Phải cung cấp mống mắt khi làm thẻ căn cước, liệu có lộ, lọt?
Vì sao mống mắt lại được bổ sung vào cơ sở dữ liệu căn cước? Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho hay, khoa học hiện nay đã chứng minh rằng mống mắt của một người có cấu trúc đường vân phức tạp và duy nhất, không thay đổi nhiều theo thời gian, tương đồng với vân tay.
Công nghệ nhận diện mống mắt có độ chính xác cao, đơn giản, dễ sử dụng, không cần thao tác phức tạp; hiện đã được nhiều quốc gia áp dụng để phục vụ nhận diện công dân, xác thực hộ chiếu, điền thông tin xác thực qua website…
Do đó, bên cạnh việc thu thập vân tay, luật Căn cước đã bổ sung quy định thu thập thông tin về mống mắt trong cơ sở dữ liệu căn cước để làm cơ sở đối soát và xác thực thông tin cá nhân; hỗ trợ trong những trường hợp không thu nhận được vân tay (người khuyết tật, vân tay bị biến dạng…).
Kể từ 1.7, khi làm thủ tục cấp thẻ căn cước, người dân sẽ phải cung cấp thông tin về mống mắt. Ảnh TUYẾN PHAN
Liệu có lộ, lọt thông tin?
Với việc bắt buộc cung cấp thông tin về mống mắt khi làm thẻ căn cước, nhiều người băn khoăn rằng liệu có xảy ra nguy cơ lộ, lọt dữ liệu?
Trả lời Thanh Niên về công tác triển khai luật Căn cước, đại tá Vũ Văn Tấn, Phó cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06, Bộ Công an), cho biết Bộ Công an đang chuẩn bị về mặt hạ tầng, kỹ thuật để việc thu nhận dữ liệu ADN, mống mắt, giọng nói tương đồng với quy chuẩn quốc tế; vừa tiết kiệm kho lưu trữ, vừa chính xác khi đối sánh; đồng thời bảo mật tuyệt đối, không để lộ lọt thông tin.
Cũng liên quan đến vấn đề này, trả lời kiến nghị của cử tri mới đây, Bộ Công an cho biết, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được thiết kế theo yêu cầu an toàn thông tin cấp độ 4, với hệ thống giám sát, bảo vệ nhiều tầng nấc, 24/24 giờ.
Xem nhanh 20h ngày 29.2: Mống mắt trên thẻ căn cước là gì?
Chưa kể, quá trình thu thập định danh của người dân thực hiện theo một quy trình khép kín. Dữ liệu được thu thập tại các địa điểm do công an địa phương bố trí, trên các thiết bị đã được các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an kiểm tra. Việc chuyển dữ liệu định danh thực hiện qua đường truyền riêng biệt của Bộ Công an, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, giải pháp của Ban Cơ yếu…
Thông tin thêm, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho hay, thẻ căn cước được chế tạo bằng công nghệ tiên tiến, có khả năng bảo mật cao. Chip điện tử trên thẻ căn cước có công nghệ xác thực thông qua đối sánh vân tay hoặc khuôn mặt nhằm xác thực chính xác chủ thẻ.
Một người muốn sử dụng thiết bị đọc thông tin lưu trữ trong chip điện tử thì phải được sự đồng ý của chủ thẻ thông qua phương thức xác thực vân tay, khuôn mặt để được quyền truy cập vào ứng dụng đọc, truy xuất dữ liệu. Nếu không có thao tác này, không ai có thể truy cập để lấy thông tin trong thẻ căn cước.
Dồn lực chuẩn bị đổi thẻ căn cước
Luật Căn cước sẽ có hiệu lực thi hành từ 1.7, thay thế luật Căn cước công dân.
Từ thời điểm này, thẻ căn cước công dân cũng chính thức có tên gọi mới là thẻ căn cước, với nhiều thay đổi cả về nội dung lẫn hình thức.
Đại tá Vũ Văn Tấn, Phó cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06 - Bộ Công an), cho biết Bộ Công an đang dồn nhân lực để "chuẩn bị mọi thứ" trước khi luật Căn cước được áp dụng.
Từ 1.7, Bộ Công an tiến hành cấp, đổi thẻ căn cước cho người dân. Ảnh Nhật Thịnh
Thẻ căn cước khác gì thẻ CCCD?
Nhằm triển khai luật Căn cước, Bộ Công an đang xây dựng thông tư quy định về mẫu thẻ căn cước. Không chỉ thay đổi về tên gọi, mẫu thẻ mới được đề xuất rất nhiều điểm khác biệt so với thẻ căn cước công dân (CCCD).
Trong đó, mục "quê quán" đổi thành "nơi đăng ký khai sinh", "nơi thường trú" đổi thành "nơi cư trú", đồng thời di chuyển sang mặt sau của thẻ thay vì mặt trước như hiện nay. Chữ ký của cơ quan cấp thẻ đổi từ "Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội" thành "Bộ Công an".
Trên mặt thẻ căn cước sẽ không còn các thông tin về đặc điểm nhân dạng, vân tay ngón trỏ trái và ngón trỏ phải - vốn là những thông tin quen thuộc thể hiện trên chứng minh nhân dân (CMND) và CCCD hàng chục năm qua.
Thẻ căn cước khác gì thẻ CCCD?
Theo Bộ Công an, việc lược bỏ vân tay, đặc điểm nhân dạng trên mẫu thẻ mới nhằm bảo đảm tính riêng tư cho công dân trong quá trình sử dụng thẻ. Tuy không còn thể hiện trên mặt thẻ nhưng những thông tin này vẫn sẽ được quản lý thông qua bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa của thẻ (chip điện tử). Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có thể khai thác thông tin bằng các phương tiện nghiệp vụ, không phát sinh vướng mắc.
Tương tự, mã QR code trên thẻ căn cước cũng được đề xuất chuyển sang mặt sau, thay vì mặt trước như hiện hành. Thông tin trong mã QR code bao gồm: họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân của chủ hộ, cha, mẹ, vợ, chồng, con; số CMND 9 số (nếu có); số định danh cá nhân đã hủy (nếu có).
Một quy định mới quan trọng nữa tại luật Căn cước so với luật CCCD, đó là người dưới 14 tuổi cũng sẽ được cấp thẻ căn cước (theo nhu cầu chứ không bắt buộc).
Để triển khai việc này, Bộ Công an đề xuất 2 mẫu thẻ dành cho người từ 6 tuổi trở lên và người từ 0 - 6 tuổi.
Với người từ 6 tuổi trở lên, mẫu thẻ căn cước theo quy chuẩn chung, như đã đề cập ở trên. Với người từ 0 - 6 tuổi, mặt trước của thẻ căn cước sẽ không có ảnh của người được cấp thẻ.
Không nên đổ xô đi đổi thẻ căn cước
Tính đến cuối năm 2023, Bộ Công an đã cấp hơn 83 triệu thẻ CCCD gắn chip cho người dân trên toàn quốc.
Đại tá Vũ Văn Tấn cho hay, khi luật Căn cước có hiệu lực, thẻ CCCD vẫn có giá trị sử dụng hết thời hạn ghi trên thẻ, vì thế người dân không bắt buộc phải cấp đổi. Việc cấp thẻ căn cước sẽ thực hiện từ ngày 1.7, và áp dụng với các trường hợp sau: thẻ CCCD hết hạn, công dân đến tuổi cấp lần đầu, người có nhu cầu đổi từ thẻ CCCD sang thẻ căn cước hoặc có thay đổi thông tin liên quan đến cá nhân.
Cũng từ 1.7, khi làm thủ tục cấp thẻ căn cước, cơ quan quản lý sẽ thu thập mống mắt của công dân, bên cạnh việc lấy vân tay. Ảnh Trần Cường
Đặc biệt, với thẻ CCCD hết hạn từ nay đến trước ngày 1.7, người dân không cần phải đi làm thủ tục cấp lại thẻ, "cứ dùng và đợi làm luôn thẻ căn cước mới".
Phó cục trưởng C06 cũng khuyến cáo, người dân không nên đổ xô đi đổi thẻ căn cước, bởi thẻ CCCD cũ vẫn có thể sử dụng đến khi hết thời hạn in trên bề mặt. Tuy vậy, trong trường hợp xảy ra việc người làm thủ tục cấp thẻ căn cước tăng đột biến, Bộ Công an sẽ đáp ứng được, vì đã chủ động xây dựng kế hoạch cả về nhân lực và vật lực, đến tận công an cấp xã, để phục vụ nhu cầu của người dân.
Thu thập mống mắt, ADN, giọng nói như thế nào?
Vẫn theo quy định tại luật Căn cước, kể từ 1.7, khi làm thủ tục cấp thẻ căn cước, cơ quan quản lý căn cước sẽ thu thập thông tin về mống mắt của người dân để cập nhật vào cơ sở dữ liệu căn cước. Việc thu thập được thực hiện bằng thiết bị chuyên dụng.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, cùng với vân tay, mống mắt của một người có cấu trúc đường vân phức tạp và là duy nhất, không thay đổi nhiều theo thời gian. Hiện nay, nhiều quốc gia đã áp dụng công nghệ nhận diện mống mắt để phục vụ nhận diện công dân, xác thực hộ chiếu, điền thông tin xác thực qua website... Tại VN, việc thu thập mống mắt sẽ giúp đối soát và xác thực thông tin của mỗi cá nhân, hỗ trợ trong những trường hợp không thu nhận được vân tay (người khuyết tật, vân tay bị biến dạng...).
Luật Căn cước còn quy định thu thập cả ADN và giọng nói vào cơ sở dữ liệu căn cước. Tuy nhiên, khác với mống mắt (bắt buộc thu thập), thông tin sinh trắc học về ADN và giọng nói sẽ có 2 hình thức thu thập. Một là khi người dân tự nguyện cung cấp. Hai là cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, cơ quan quản lý người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong quá trình giải quyết vụ việc có thực hiện trưng cầu giám định hoặc thu thập được thông tin sinh trắc học về ADN, giọng nói của người dân, thì chia sẻ cho cơ quan quản lý căn cước để cập nhật, điều chỉnh vào cơ sở dữ liệu căn cước.
Thu thập mống mắt, ADN, giọng nói làm thẻ căn cước
Theo đại tá Vũ Văn Tấn, Bộ Công an đang gấp rút chuẩn bị về mặt hạ tầng kỹ thuật để việc thu thập dữ liệu ADN, mống mắt, giọng nói tương đồng với quy chuẩn quốc tế; vừa tiết kiệm kho lưu trữ, vừa chính xác khi đối sánh; đồng thời bảo mật tuyệt đối.
Cũng theo đại tá Tấn, dù không bắt buộc phải đổi thẻ CCCD sang thẻ căn cước nhưng người dân nên đi bổ sung dữ liệu sinh trắc học về ADN, mống mắt và giọng nói. Việc này mang lại rất nhiều lợi ích, ví dụ như liên quan đến sức khỏe hoặc bị giả mạo thì dữ liệu sinh trắc học sẽ giúp xử lý chính xác và nhanh hơn.
Việc cấp thẻ căn cước sẽ thực hiện từ ngày 1.7, và áp dụng với các trường hợp sau: thẻ CCCD hết hạn, công dân đến tuổi cấp lần đầu, người có nhu cầu đổi từ thẻ CCCD sang thẻ căn cước hoặc có thay đổi thông tin liên quan đến cá nhân.
Đầu tư thiết bị, hệ thống lưu trữ để thu nhận mống mắt
Thủ tướng vừa ký quyết định ban hành kế hoạch triển khai thi hành luật Căn cước.
Theo quyết định, các nội dung sẽ được thực hiện gồm: tuyên truyền pháp luật về căn cước; tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ lãnh đạo cơ quan, tổ chức và người trực tiếp làm công tác quản lý căn cước; biên soạn tài liệu phổ biến luật Căn cước và các văn bản hướng dẫn thi hành; rà soát văn bản quy phạm pháp luật liên quan, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật quy định các nội dung được giao trong luật Căn cước...
Theo kế hoạch, Bộ Công an có nhiệm vụ phối hợp các bộ, ngành liên quan tiếp tục đẩy mạnh kết nối, chia sẻ thông tin giữa cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu căn cước với cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ sở dữ liệu khác theo quy định của luật Căn cước; gắn với các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành có liên quan; bảo đảm an ninh, an toàn thông tin và bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Đồng thời, chủ trì đề xuất các giải pháp về công nghệ, đầu tư trang thiết bị, nâng cấp hệ thống lưu trữ, xử lý để triển khai thu nhận mống mắt; tích hợp thông tin vào thẻ căn cước, căn cước điện tử và sử dụng, khai thác thông tin được tích hợp.
Thủ tướng cũng yêu cầu thu thập, khai thác, sử dụng thông tin sinh trắc học về mống mắt, ADN, giọng nói theo quy định của luật; mở rộng việc kết nối, chia sẻ thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu căn cước.
Kinh phí bảo đảm thực hiện kế hoạch trên được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước hằng năm của các bộ, cơ quan, đơn vị, địa phương theo luật Ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Từ 1/7/2024, triển khai thu thập ADN, giọng nói để làm thẻ căn cước Thủ tướng mới ban hành Quyết định 175/QĐ-TTg về Kế hoạch triển khai thi hành Luật Căn cước. Công an phường Văn Chương, quận Đống Đa, TP Hà Nội đến tận nhà người dân để cấp CCCD. (Nguồn ảnh: Công an phường Văn Chương cung cấp) Cụ thể, Quyết định 175/QĐ-TTg nêu rõ, mục đích của Kế hoạch triển khai thi hành Luật...