Phải biết quý trọng thời gian và biết vươn lên trong mọi hoàn cảnh
Tôi sinh ra và lớn lên tại ấp Trung Bình, xã Tuân Tức, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng. Người dân quê tôi sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp. Địa hình ở đây phù hợp cho việc sản xuất nông nghiệp là chính, trồng lúa, chăn nuôi và thủy sản nước ngọt.
Trong cuộc sống có những bạn sinh ra trong gia đình giàu có, có những bạn sinh ra đã nghèo. Bản thân tôi sinh ra chưa được 3 tháng thì không may cha mẹ mất sớm. Tôi được dì nhận về nuôi và dành tình thương yêu, đùm bọc, che chở cho tôi đến ngày hôm nay.
Tôi sinh năm 1992, tại sao tôi lại đi học muộn như vậy? Bởi vì tôi học lớp 3 tới hai năm. Khi tôi học xong cấp hai ở dưới quê, tôi không nghĩ đến việc học tiếp bởi nếu học tiếp chẳng có tiền để học vì nhà không có điều kiện, nhưng dì động viên tôi dù đi làm thuê mướn cũng lo cho tôi ăn học đầy đủ.
Chính vì sự an ủi và động viên đó, tôi đã quyết định lật trang mới cho mình: Trực tiếp đến trường DTNT Huỳnh Cương, tỉnh Sóc Trăng mua hồ sơ và tự ôn tập ở nhà. May mắn tôi thi đỗ và được học tập tại ngôi trường đa số là những người dân tộc Khmer. Ở đây mỗi người mỗi hoàn cảnh khác nhau. Học tập tại đây được nhà nước chăm lo đặc biệt (sinh hoạt tập thể và giờ giấc, quy tắc rõ ràng).
Sau khi tốt nghiệp THPT năm 2012, tôi đã không thi vào Đại học mà theo những bạn cùng lứa lên Sài Gòn tìm việc kiếm tiền gửi về phụ giúp dì. Đi làm được một năm tôi quyết định trở về quê làm hồ sơ và miệt mài ôn thi Đại học. Tôi đã chọn ngành Sư phạm, trường Đại học Cần Thơ. Ngành Sư phạm được miễn học phí, với mình thì không có điều kiện chọn ngành khác để học. Gia đình khó khăn vất vả đủ đường, mình cố gắng không phụ lòng dì, phải quyết tâm thi đỗ Đại học.
Khi vào Đại học Cần Thơ, từ học kì 2 của năm nhất, tôi dành thời gian mỗi khi rảnh rỗi đi làm thêm các công việc: Chạy tiệc cưới; tiệc thôi nôi; tiệc sinh nhật tại các nhà hàng ở TP Cần Thơ trong suốt 3 năm. Sang năm 4, tôi không thể đi làm thêm được nữa vì thời gian ít nên cần phải chăm cho viêc học, kiến tập, thực tập và luận văn.
Việc đi làm thêm vừa là trải nghiệm giúp tôi học hỏi kinh nghiệm vừa là để có thêm tiền mua sách vở, tài liệu,… phục vụ cho việc học tập.
Video đang HOT
Khi thi đỗ vào trường Đại học Cần Thơ, tôi thật sự rất vui mừng và dì tôi cũng cảm động đến nỗi cười ra nước mắt. Quá trình học suốt 4 năm đó là khoảng thời gian dài cho tôi học tập được nhiều kiến thức từ thầy cô và các bạn.
Năm tôi tốt nghiệp Đại học Cần Thơ (vào tháng 9 năm 2019) tôi có mời dì và những người thân thiết đến dự lễ tốt nghiệp, chụp ảnh lưu niệm. Tôi không thể nào kiềm chế được cảm xúc đã bật khóc trước mặt dì và mọi người.
Tôi thành tâm cảm ơn người dì đã luôn an ủi, động viên chăm sóc và lo cho tôi suốt thời gian qua, ơn nghĩa đó cả đời này tôi không thể trả hết.
Tên khai sinh: Lý Hằng
Nghệ danh: Lee Hool
Năm sinh: 1992
Nơi sinh: Sóc Trăng
Dân tộc: Khmer
Sinh sống và làm việc: TP Cần Thơ
Tốt nghiệp: tháng 9 năm 2019
Học khoa: Sư phạm, Đại học Cần Thơ
Cảm động với nghị lực của nữ sinh nhiễm chất độc da cam
Nhí chia sẻ rằng: "Em muốn lan tỏa với các bạn sinh viên là nếu gặp khó khăn trước mắt đừng vội bỏ cuộc mà cố gắng kiên trì thì sẽ thành công. Bởi vì không thành công nào mà không trải qua gian khó, thậm chí không ít lần thất bại".
Sáng 26/12, tại buổi tuyên dương "Sinh viên Cần Thơ - những câu chuyện đẹp" do Hội Sinh viên Việt Nam TP Cần Thơ tổ chức, hình ảnh người mẹ lam lũ bế con lên sân khấu khiến nhiều người xúc động và cảm phục trước nghị lực của cô nữ sinh bị nhiễm chất độc da cam, đang theo học tại trường Cao đẳng Cần Thơ.
Ông Dương Tấn Hiển, Phó chủ tịch UBND TP Cần Thơ động viên em Phạm Thị Nhí. Ảnh: - Hòa Hội
Sáng sớm, hai mẹ con của em Phạm Thị Nhí, 19 tuổi, sinh viên năm nhất ngành Hệ thống thông tin, trường Cao đẳng Cần Thơ đã có mặt tại trường Đại học Nam Cần Thơ để dự lễ tuyên dương "Sinh viên Cần Thơ - những câu chuyện đẹp". Anh trai của Nhí chạy xe gắn máy chở mẹ và cô đến trường rồi quay trở lại trường ĐH Cần Thơ học.
Từ sân trường, bà Thị Ly (dân tộc Khmer, mẹ của Nhí) bế cô trên tay rồi bước vào hội trường. Đến khi MC xướng tên Phạm Thị Nhí lên sân khấu để được tuyên dương thì người phụ nữ dáng người lam lũ, tảo tần bế con từ dưới bước lên khiến cả hội trường bất ngờ và cảm động; đồng thời khi nghe câu chuyện về hành trình đến được với giảng đường của Nhí khiến nhiều người nể phục nghị lực của cô.
Nhí chia sẻ rằng: "Em muốn lan tỏa với các bạn sinh viên là nếu gặp khó khăn trước mắt đừng vội bỏ cuộc mà cố gắng kiên trì thì sẽ thành công. Bởi vì không thành công nào mà không trải qua gian khó, thậm chí không ít lần thất bại".
Nhí được mẹ bế lên sân khấu
Ngoại hình của Nhí nhỏ nhắn như đứa trẻ, tay chân co quắp lại, ngồi 1 chỗ, mọi việc đi lại đều do mẹ giúp đỡ. "Mẹ là đôi chân của em, giúp em mọi việc từ đi đứng đến sinh hoạt, vì thế em sẽ cố gắng học để không phụ lòng mẹ", Nhí xúc động nói.
Chị Lư Thị Ngọc Anh, Phó Bí thư Thành đoàn Cần Thơ động viên Nhí
Nhí là em út trong gia đình 4 chị em, 2 chị lớn học hết cấp 3 rồi nghỉ, có gia đình, còn anh trai đang học đại học năm cuối tại trường Đại học Cần Thơ. Quê ở xã Vị Thủy (Vị Thủy, Hậu Giang), cha ở nhà làm ruộng (0,4 ha) và làm thuê thêm để gửi tiền lên Cần Thơ lo cho mẹ con cô.
Do ảnh hưởng chất độc da cam nên từ sinh ra cô bị tật bẩm sinh, tay chân co quắp lại, người như 'thớ thịt' không đi lại được, mọi việc đều do người thân, bạn bè giúp đỡ. Mẹ của Nhí cho biết: mặc dù ngồi một chỗ nhưng Nhí rất ham học, ở quê thấy trẻ em trong xóm đi học là đòi cho bằng được. Chiều lòng con nên vợ chồng bà thay nhau đưa đón Nhí đến trường từ bé đến giờ.
Năm nay lên Cần Thơ học xa nhà nên mẹ em đi theo, bế Nhí mọi lúc mọi nơi. Sáng từ ký túc xá đến lớp rồi từ giảng đường này sang giảng đường khác, cuối buổi bế cô về. Nhí cho biết, hiện tại, mẹ con ở trong ký túc xá của trường và được nhà trường miễn tiền thuê, còn tiền học phí được các thầy cô trong khoa đóng góp giúp đỡ.
"Em không muốn là gánh nặng mãi cho gia đình nên cố gắng học để sau này ra trường có việc làm ổn định và thực hiện ước mơ cháy bỏng trở thành lập trình viên giỏi", Nhí bộc bạch.
Thước đo chất lượng giáo dục đại học Xu thế toàn cầu hóa và tự chủ đại học đòi hỏi các cơ sở giáo dục đại học phải tự xác lập vị thế học thuật và chất lượng người được đào tạo qua đánh giá của thị trường lao động. Kiểm định chất lượng giáo dục (KĐCLGD) là một trong những công cụ hữu hiệu để các trường thực hiện các...